Hôm nay,  

Vẫn Mắc Mưu Thương Lái

25/03/201500:00:00(Xem: 2468)

Từ phương Bắc, vẫn muôn đời là mưu mô hiểm độc.

Báo Thời Việt hôm Thứ Ba 24-3-2015 kể rằng “Thương lái Trung Quốc giở chiêu dìm giá gạo Việt.”

Bản tin TV kể:

“Doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát kho gạo xuất khẩu, chủ động ra điều kiện mua bán với thương lái Trung Quốc để có giá cao, lợi cho nông dân.

Ngay sau khi Chính phủ cấp quota nhập khẩu gạo trở lại, các thương nhân Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam thu mua. Tình hình xuất khẩu gạo nước ta sang thị trường này đang nóng trở lại. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cảnh báo Trung Quốc chủ yếu mua gạo qua đường tiểu ngạch với giá cao hơn sẽ khiến nông dân lẫn doanh nghiệp (DN) Việt Nam mắc lại cái bẫy của những năm trước. Đó là các DN ào ạt bán gạo cho Trung Quốc, đến khi giá gạo thế giới tăng, các thị trường mua vào thì nước ta lại không còn gạo để xuất khẩu.

Các DN chế biến xuất khẩu gạo ở ĐBSCL cho biết mấy tuần nay thương lái Trung Quốc đã bắt đầu hỏi mua gạo với số lượng lớn. Các tàu hàng đã chờ sẵn ở các cảng để chuẩn bị nhận gạo vận chuyển ra cảng Hải Phòng rồi xuất sang Trung Quốc…”(ngưng trích)

Trong khi đó, trang WebTretho, đăng bản tin theo VietQ và Nông Nghiệp VN, cho biết “Trung Quốc quay lưng, giá chuối rớt thảm.”

Trang Webtretho kể:

“Sau Tết khoảng một tháng, giá chuối thu mua tại vườn giờ chỉ khoảng 30.000 – 40.000 đ/chục nải, giảm mạnh 40.000 – 60.000đ/chục nải so với cùng kỳ năm trước khiến người trồng chuối phải bán rẻ như cho.

Khoảng một tháng nay, giá chuối già và chuối xiêm được thu mua tại vườn chỉ vào khoảng 30.000 – 40.000 đ/chục nải, giảm 40.000 – 60.000đ/chục nải so với cùng kỳ năm trước. Hàng năm, thời điểm từ tháng 1 – 5 (âm lịch) là mùa cao điểm để thương lái đi gom hàng, sau đó cung ứng cho các vựa rồi đóng thùng XK. Vì thế chuối vào thời điểm này tăng giá mạnh.

Tuy nhiên, hiện đang vào vụ nhưng các hộ dân trồng chuối chỉ bán được với giá rẻ như cho. Chia sẻ với báo Nông Nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bảy ở ấp 4, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) buồn bã cho biết: “Năm nay không biết thị trường ăn hàng thế nào mà giá chuối quá bèo. Vào thời điểm trước tết, chuối đẹp như thế này mà thương lái chỉ trả 20.000 đ/chục nải, hiện có tăng lên thêm 10.000đ/chục nải nên tôi bán đại cho rồi. Dù giá có tăng nhưng so với thời điểm năm ngoái thấp hơn rất nhiều”…”


Trong khi đó, bản tin Infonet ghi nhận về “Những vụ thu mua "kỳ lạ" của thương lái Trung Quốc.”

Bản tin Infonet viết:

“Nhiều năm qua thương lái Trung Quốc đã có nhiều vụ thu mua những thứ lạ đời. Không ai biết họ mua những thứ đó để làm gì. Chỉ biết sau khi thương lái Trung Quốc bỏ đi thì người nông dân ôm trái đắng.

Việc thương lái thu mua sản phẩm lạ đời đã trở thành một kịch bản được lặp đi lặp lại. Chiêu bài cũ của những thương lái này vẫn là thu mua với giá cao ngất ngưởng, tung tin mua với số lượng lớn và bỗng dưng biến mất làm nông dân điêu đứng.

Thông qua thương lái Việt Nam, họ tạo cung cầu ảo và cuối cùng chính người dân và thương lái nước ta lại mua hàng chính mình đã bán ra trước đó.

Những loại sản phẩm kỳ quặc như đỉa, ốc bươu vàng, móng trâu, rễ tiêu, lá điều khô, mãng cầu xiêm…không xác định được giá trị sử dụng và thị trường tiêu thụ nhưng được giá nên người nông dân vẫn bất chấp.

Thu mua nông sản lạ ai là người được hưởng lợi? Câu hỏi được đặt ra nhiều năm nay nhưng vẫn không có câu trả lời. Chỉ biết sau mỗi lần thu mua thì thiệt hại vẫn là người nông dân phải gánh chịu.”(ngưng trích)

Thí dụ, như độc chiêu mua lá mãng cầu xiêm, mây rừng…

Thế là nông dân Hậu Giang và Tiền Giang mắc mưu, “Lá được thu mua với giá cao chính vì thế mà nhiều hộ dân đã đổ xô thu gom lá mãng cầu. Thậm chí có hộ đốn bỏ cả cây để bán lá. Vì lợi ích trước mắt, người dân đã bất chấp bán lá mà không hề biết mục đích thương lái mua lá để làm gì và tác hại của việc ào ạt hái lá bán đến năng suất cây trồng ra sao…”

Trong khi đó, dân các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông người dân lại bỏ vườn rẫy, ồ ạt vào rừng tìm trái mây rừng để bán cho thương lái Trung Quốc…

Bản tin cũng nhắc chuyện thương lái TQ tìm mua đỉa hồi năm 2012 và 2013, tìm mua lá điều khô hồi năm 2012, hay khi thu mua hạt na giữa năm 2014, thu mua rễ tiêu năm 2014…

Than ôi, bây giờ chỉ sợ là tất cả những chuyện đó chỉ là chuyện nhỏ, vì núi sông, biển bờ cũng cơ nguy bị lăm le bán cho phương Bắc rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.