Hôm nay,  

Lấy Bằng Tiến Sĩ

29/10/201300:00:00(Xem: 7042)
Tiến Sĩ là học vị cao nhất tại Việt Nam (và có lẽ, cũng của thế giới, vì hình như chưa thấy học vị nào cao hơn). Do vậy, người xưa gọi là bác học, nghĩa là học rộng, học thâm sâu, học hơn người.

Và cũng do vậy, khó lấy bằng Tiến sĩ, trên nguyên tắc.

Trong mục từ Tiến Sĩ trên Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia, mình thấy giải thích thế này:

“Tiến sĩ (Doctor of Philosophy thường được viết tắt là PhD). Tại một số quốc gia ở Mỹ và Châu Âu, tiến sĩ là một học vị do trường đại học cấp cho nghiên cứu sinh sau đại học, công nhận luận án nghiên cứu của họ đã đáp ứng tiêu chuẩn bậc tiến sĩ, là hoàn toàn mới chưa từng có ai làm qua. Thời gian để hoàn thành luận án tiến sĩ có thể từ 2 đến 5 năm hay dài hơn, tùy thuộc vào tình hình hay điều kiện khác nhau của từng nghiên cứu sinh, có thể làm bán thời (part-time) hay toàn thời (full-time). Có trường hợp nghiên cứu sinh không thể hoàn thành luận án của mình vì lý do nào đó và xin rút lui.”(ngưng trích)

Nghĩa là, cao siêu lắm. Vì “nghiên cứu hoàn toàn mới, chưa ai làm qua.” Làm sao như thế? Thế mới gọi là khó.

Cũng trong Tự Điển này, nói về Tiêu chuẩn cho học vị Tiến sĩ, có giải thích:

“...nghiên cứu sinh cũng cần phải công bố vài bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế trước khi viết luận án. Công bố quốc tế là một hình thức tốt nhất vì qua đó mà đồng nghiệp khắp thế giới có thể thẩm định chất lượng của công trình nghiên cứu và luận án của nghiên cứu sinh. Công bố quốc tế là một điều gần như tất yếu trong quá trình học tiến sĩ ở các đại học ở châu Âu, Hoa Kỳ và Úc. Tại những nơi này, nghiên cứu sinh được khuyến khích hoặc gần như bắt buộc phải công bố vài bài báo khoa học trước khi viết luận án tiến sĩ. Ở một số nước Bắc Âu, luận án tiến sĩ thực chất là tập hợp một số bài báo khoa học đã công bố trên các tập san quốc tế. Ngày nay, các đại học lớn ở Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,... cũng có qui định tương tự.”(ngưng trích)

Nghĩa là, phải viết vài bài báo khoa học trên các tập san khoa học quốc tế trước khi viết luận án. Nghĩa là, phải giỏi tiếng Anh, hay tiếng Pháp... Thế giới đều theo tiêu chuẩn như thế. Việt Nam theo tiêu chuẩn nào?


Báo Tuổi Trẻ kể chuyện từ Sài Gòn và từ Hà Nội có thể học lấy bằng Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh từ một Đại Học Philippines, mà không cần giỏi tiếng Anh... vì ười phiên dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt...

Báo Tuổi Trẻ kể, Đaị học cấp bằng Tiến sĩ đó là qua chương trình tiến sĩ của ĐH Bulacan State (Philippines), và tuyển sinh từ Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.SG) và Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội).

Báo Tuổi Trẻ kể:

“Nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ với nước ngoài tuyển sinh khá dễ dãi. Không yêu cầu ngoại ngữ đầu vào, thậm chí có người thông dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt trong quá trình học, bảo vệ luận án bằng tiếng Việt.

Trong vai một giảng viên ĐH có nhu cầu học tiến sĩ quản trị kinh doanh, chúng tôi đã liên hệ với Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM) hỏi về chương trình tiến sĩ tại ĐH Bulacan State (Philippines). Nhân viên trung tâm tư vấn giáo dục quốc tế của ĐH này tư vấn: chương trình đã tuyển sinh rất nhiều khóa. Ứng viên theo học chương trình sẽ học tại Hong Kong hay các cơ sở của ĐH Bulacan ở Philippines hay các quốc gia khác. Chương trình giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên trong suốt quá trình giảng dạy sẽ có người phiên dịch từ tiếng Anh qua tiếng Việt. Khóa mới sẽ bắt đầu học vào tháng 11-2013.”(ngưng trích)

Thế rồi làm luận án Tiến sĩ ra sao? Có cần viết tiếng Anh hay tiếng Tây, tiếng Tàu... gì không?

Một viên chức nói rằng nếu học viên kém tiếng Anh, “thì có thể chọn người hướng dẫn là giảng viên người Việt. Khi bảo vệ luận án, có thể nhờ phiên dịch và phải chịu chi phí này!”

Một số trường Đaị học khác của VN cũng có liên kết những chương trình tương tự.

Nghĩa là, Tiến sĩ tại Việt Nam sẽ không giống ai trên thế giới cả.

Nhưng bạn thử suy nghĩ xem, có cái gì ở nước mình bây giờ giống ai đâu? Trong khi toàn thế giới vào cuộc Chiến Tranh Lạnh, chia làm 2 khối Cộng Sản và Tự Do, chỉ riêng Việt Nam là xốc tới theo lời “Bác gọi”, phóng đi đầu trên 3 dòng thác cách mạng... còn thì, từ Trung Quốc, tới Cuba, Bắc Hàn... đều ngồi yên để chờ xem. Bây giờ cũng thế, cũng đủ thứ kiểu không giống ai...

Thử bước ra đường xem sao. Ngó đèn, là bị đụng chết liền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong nước hiện nay đầy rẫy những bài nhạc lai, nhạc nhái, nhạc copy, có lẽ vì nhu cầu của đại bộ phận người nghe: từ việc yêu thích giai điệu của các ca khúc nước ngoài, dẫn đến việc thích nghe chúng được trình bày bằng phiên bản lời Việt. Báo Tuổi Trẻ phân tích hiện trạng này như sau.
Thu nhập giáo viên trong nước gồm 2 phần: phần "cứng" là lương theo hệ số, phần "mềm" nhiều khoản co giãn khác nhau tùy quận huyện, tùy trường, tùy bộ mơn và tuỳ thuộc cá nhân từng người. Báo Sài Gịn Tiếp Thị phân tích rằng tuy thu nhập "phong phú" về nguồn như vậy nhưng thực tế, 60% giáo viên phổ thơng ở TP.SG
Gần đây, nhà nước CSVN đã cho nhiều doanh nghiệp tham gia các hội chợ nước ngoài để học tập kinh nghiệm thương trường và tiếp thị hàng hóa. Thế nhưng, qua lời của một số viên chức các tư doanh từng tham dự các hội chợ quốc tế, thì nhiều quan quốc doanh đã xem việc đi dự hội tại nước ngoài là dịp đi du lịch miễn phí. Những quan chức này chỉ có mặr trong ngày khai mạc, sau đó thì dẹp cửa hàng để đi chơi riêng. Báo TT viết như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, gần đây, một số trường tiểu học Sài Gòn được phép sở Giáo dục-Đào tạo TPSG mở các lớp có môn tiếng Anh, ngoài các môn bắt buộc theo chương trình hiện hành. Trong niên khóa 2004-2004, hơn 3 tháng nữa các trường tiểu học mới tuyển lớp 1 có học tiếng Anh, nhưng từ bây giờ nhiều phụ huynh đã cho con đi luyện thi trước.
Đó là ngôi làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Tây). Theo tài liệu lịch sử VN, làng Đường Lâm làø quê hương của 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng.. Trong cuộc hội thảo gần đây nhất do Cục Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp với Cục Tài sản Nhật Bản tổ chức, các nhà khảo cổ đã lên tiếng báo động về số phận những ngôi nhà cổ ở Đường Lâm đã không được bảo tồn. Báo SGGP viết như sau.
Theo SGGP, trong tiến trình chỉnh trang đô thị (sửa sang kênh rạch, xóa nhà ổ chuột...), một bộ phận dân cư sống dọc theo các kênh rạch trên địa bàn TPSG tái định cư trong các chung cư cao tầng, một bộ phận khác dạt ra vùng veni.
Theo báo quốc nội, hiện nay muốn làm 1 bộ phim nhựa, nhà sản xuất phải chi ít nhất 1 tỉ đồng. Mấy năm gần đây, nhiều bộ phim được nhà nước CSVN tài trợ (hoặc đặt hàng) nhiều tỉ đồng, với chương trình đầu tư sản xuất khá quy mô từ kinh phí, kế hoạch, trình duyệt đến thực hiện để chiếu vào những dịp lễ.
Tai Sài Gòn, hai huyện Hóc Môn và Củ Chi có con rạch Tra làm ranh giới, và ở đây từ hai, ba năm nay đã lập ra những phiên chợ cỏ. Dân gọi là chợ cỏ Miền Tây vì do những người tứ cố vô thân từ Đồng bằng Cửu Long lên gây dựng sau cơn lũ năm 2000. Họ vốn là đội quân cắt lúa chạy đồng, sau cơn lũ trở thành người trắng tay, tha hương cầu thực.
Theo báo Kinh Tế SG, trong hoạt động kinh doanh vận tải, để được tham gia vận chuyển đất đá, chủ xe nào cũng phải đóng hụi chết cho công an giao thông và thanh tra giao thông, trừ phi xe đó là của các quan 2ngành kể trên. Hụi chết một số công an giao thông ấn định cho mỗi đầu xe loại có trọng tải dưới 10 tấn là 500 ngàn đồng/tháng. Một số thanh tra giao thông cũng ra mức tương tự. Báo KTSG viết như sau.
Sau thời gian tạm lắng trong năm 2003, thị trường đất đai TP.SG lại có chiều nhộn nhịp. Nhộn nhịp ở một số quận mới và ở một số khu vực có dự án rục rịch khởi công. Tình trạng tự phân nhỏ đất nông nghiệp bán giấy tay của giới đầu cơ và người dân đang gia tăng... Báo Tuổi Trẻ viết như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.