Hôm nay,  

Nuôi Cá La Hán

18/08/200700:00:00(Xem: 7079)

Bạn,
Theo báo quốc nội, gần một thập niên qua, kể từ khi cá La Hán du nhập vào Việt Nam đã có không biết bao lời đồn đại tốt xấu xoay quanh loài cá "thần tiên" này. Sự gia tăng đột biến số lượng người nuôi cá  La Hán, mà đa số là do tính hiếu kỳ, đã tạo ra cơ hội làm ăn cho nhiều người. Riêng tại thành phố Biên Hòa, trên một số các con đường nội ô  ngày càng có nhiều cửa hiệu bán cá La Hán cùng những dụng phẩm liên quan đua nhau mọc lên như nấm. Báo Đồng Nai ghi nhận về phong trào nuôi cá La Hán tại thành phố này  như sau.

Theo nhận định mang tính trải nghiệm của hầu hết các nghệ nhân chơi cá kiểng, nuôi cá La Hán tuy dễ mà khó. Theo dân chơi cá kiểng chuyên nghiệp, để có được một con cá đẹp, đủ tiêu chuẩn đã hình thành trên thị trường quả là một kỳ công, bởi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố... Ngoài các "đại gia" chỉ việc nhẹ nhàng mở hầu bao chi vài ngàn đô-la "sắm" ngay cho mình một con cá ưng ý (chưa hẳn đã đẹp) thì những người chơi cá La Hán  tầm trung phải tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tìm tòi học hỏi, nuôi tuyển chọn. Do ảnh hưởng từ tâm linh, nên ngoài cách ứng dụng phong thủy vào việc nuôi cá kiểng trong nhà, người chơi cá La Hán còn chú trọng đến vấn đề "giải mã" các đốm hoa văn (chữ) trên mình cá, qua đó giá trị đích thực của mỗi con cá  La Hán mới được "công nhận". Tất nhiên, cái đầu gù vẫn là tiêu điểm nhất thiết, nhưng nếu may mắn trên mình cá hiển thị các "chữ" chung quy điều tốt lành như: tài, lộc, thọ, đại phát... thì chủ nhân sẽ vui mừng vô kể.

Chẳng nghi ngờ gì nữa, vẻ đẹp bề ngoài đầy hấp dẫn của cá La Hán như cơn lốc đem lại đam mê đến mọi nhà. Tại vài xóm lao động, nhiều em nhỏ cũng lăng xăng... hít hà, ráng dành dụm tiền để sở hữu cho bằng được một con cá La Hán ước mơ. Sự "tò mò khổ ải" ấy của các em hầu như không bị phụ huynh phản đối. Nhiều người còn cho rằng, nhờ "ma lực" cá La Hán quyến rũ đã giữ chân các con của họ bớt đi long nhong ngoài đường. Tuy nhiên, cũng có trường hợp gia đình bị xào xáo mà tác nhân chính là con cá "quái quỷ" này gây ra. Có khi đó là chuyện các em lơ đãng học hành hoặc có thể vì sợ nguy hiểm bị điện giật bởi bơm tuần hoàn nước ngâm trực tiếp trong hồ cá... Nhưng có lẽ rắc rối hay gặp nhất là các cuộc tranh cãi từ những suy luận mê tín, khi bỗng dưng từ đâu con mình "rước" về nhà một vài con cá La Hán của ai đó đang làm ăn thất bại  hoặc chuyện xui rủi tống khứ cho. Đoạn kết của tấn bi hài kịch này vẫn thường là đem cá thả ra sông.

Bạn,
Cũng theo báo Đồng Nai, cơn địa chấn cá  La Hán không những đã khuynh đảo vị thế, mặc sức làm mưa làm gió giá cả trên thị trường cá kiểng, mà còn làm "mê hoặc" nhiều người. Và việc chọn giống cá La Hán và nuôi như thế nào để cá lên đầu to tròn, bóng đẹp cân đối, xem ra cho đến nay cũng vẫn còn "lơ mơ".Trong thực tế, hiện tượng phóng sinh cá  La Hán ra sông và đem chiên xù làm mồi nhậu xảy ra không hiếm. Thời gian gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt cá ven sông Đồng Nai vẫn thường "tóm" được loại cá kiểng "vương gia" này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Miền Trung dọc dài 14 tỉnh, đang đối mặt với nạn cổ thụ mất từng ngày. Những vựa cổ thụ ngày đêm rầm rộ tung người đi khai thác từ Thanh Hóa vào Bình Thuận, thu lợi hàng trăm triệu đồng, kiểm lâm biết, nhưng chỉ xử phạt hình thức nên cây vẫn đổ, rừng xanh vẫn mất cổ thụ. Báo SGGP ghi nhận hiện trạng này như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn TPSG, tại nhiều hàng quán chuyên bán món gà, nơi mà chưa đầy 1 tháng trước đây vẫn tấp nập người ra kẻ vào, thì nay đã vắng vẻ đi nhiều. Có nơi trước kia trung bình có khoảng 600 lượt khách/ngày, bây giờ chỉ còn trên dưới 300 lượt/ngày. Dù lượng thực khách giảm, nhưng hầu hết những hàng quán, nhất là nơi có uy tín
Theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 1-2005, học sinh hệ thống bán công ở TP.SG phải đóng học phí với mức mới, cao hơn hẳn so với trước đây, gấp 6 lần mức học phí của các trường công. Trước quy định này, tất nhiên hầu hết phụ huynh, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp, đều tỏ ý không đồng tình với việc tăng học phí.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, những gia đình sống tại các chung cư trên địa bàn thành phố Sài Gòn đang khốn đốn vì giá nước quá cao, gấp ba lần so với những gia đình ở ngoài chung cư. "Giá nước như vầy làm sao chúng tôi chịu nổi!", đó gần như là câu nói cửa miệng của người dân ở hầu hết các chung cư trên địa bàn TPSG từ hàng chục năm qua.
Theo báo quốc nội, trong những này vưà qua, tại những tỉnh bùng phát dịch cúm gia cầm, tất cả những người chăn nuôi gia cầm chưa bị dịch bệnh bắt đầu kêu trời vì gia cầm và các sản phẩm gia cầm không thể tiêu thụ được. Nhiều trại chăn nuôi theo mô hình gia đình đứng trước nguy cơ phá sản khi những khoản tiền vay các ngân hàng nông nghiệp không có khả năng thanh toán.
Tại thị xã tỉnh lỵTrà Vinh, có khoảng 700 cây cổ thụ từ 100 tuổi trở lên, 26 năm qua, công việc mé nhánh và chăm sóc những cây cổ thụ này được giao cho một phụ nữ tên là Nguyễn Thị A. Dù đã có nhiều người thử việc nhưng do công việc quá nguy hiểm, đến nay vẫn chưa có ai thay thế phụ nữ này. Báo Người Lao Động viết về chị Nguyễn Thị A như sau.
Đã từ lâu, tại miền Bắc VN, đào Nhật Tân đã trở thành linh hồn của người dân sống trên mảnh đất này. Cũng không biết từ bao giờ hàng trăm con người đã dựa vào những nhánh đào hồng rực, đỏ ối mà sống, mà mang lại tiếng thơm cho con cháu mai sau. Nhưng giờ thì khác rồi, làng đào Nhật Tân xơ xác, vắng hẳn những nhánh đào khi đất trồng đào đem bán cho dân các nơi đến xây nhà.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, vẫn như năm vưà qua, trong thượng tuần tháng 1/2005, miền Tây Nam phần VN lại trở thành điểm nóng trong đợt dịch cúm gia cầm tái phát lần này, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thịt, trứng gia cầm tăng lên khi Tết Nguyên đán đang tới gần. Báo Lao Động ghi nhận về tình hình dịch cúm tại miền Tây Nam phần như sau.
Theo ghi nhận của báo quốc nội, tháng chạp năm nay, tại phía Nam của miền Trung, nắng và gió vẫn đổ dài, rát bỏng trên nhiều vùng đất ở Ninh Thuận, địa phương được xác định như "tâm hạn" của cực Nam Trung phần.Và khi những ngày giáp Tết Nguyên đán đã cận kề, không chỉ chật vật cho miếng ăn, ngày ngày, người dân tỉnh này còn phải khốn khó lo cho cái uống vì sông suối
Theo báo quốc nội, tại VN, tình trạng sao chép trong lĩnh vực xuất bản và phát hành sách đã ở mức báo động. Phóng viên báo SGGP vưà làm một cuộc khảo sát tại các nhà sách, đã ghi nhận rằng "sách nhái", "sách sao chép" trùng lặp rất nhiều. Nhiều sách tuy có tiêu đề khác nhau nhưng nội dung lại giống nhau, và lại cùng 1 nhà xuất bản. Báo SGGP ghi lại một số trường hợp như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.