Hôm nay,  

Dán Hình Xe Gắn Máy

13/04/200800:00:00(Xem: 5200)

Bạn,

Theo báo Thanh Niên, trên địa bàn nội  ô của thành phố Đà Nẵng,  khắp vỉa hè của đường  Hoàng Diệu, Hùng Vương... , đâu đâu cũng thấy những hàng quán, điểm dán hình họa tiết, hoa văn  lên xe gắn máy, lên máy  điện thoại. Những người kiếm sống bằng  nghề này mở hàng từ khá sớm và kết thúc công việc khi không còn nhìn rõ những góc cạnh của chiếc điện thoại để phủ lên những lớp giấy dán bóng nhoáng.  Báo Thanh Niên ghi nhận về cuộc mưu sinh khốn khó của  những người  làm nghề này  như sau.

Phóng viên tạt vào điểm dán xe mang tên Đen. Anh thanh niên nhanh miệng tiếp thị: "Ở đây tụi em có nhiều kiểu lắm. Đảm bảo đẹp hết ý. Em chỉ lấy cả con xe này 300 ngàn đồng thôi". Rồi tiếp tục trấn an khách: "Giá chung rồi. Con xe này, tụi em phải mất 4 tiếng chăm sóc đó!".  Tùy theo mẫu mã mà có nhiều mức giá khác nhau. Đắt nhất vẫn là những họa tiết mô phỏng da hổ, da cá sấu. Một hoa văn hình con rồng, con dơi dán lên điện thoại có giá từ 5 ngàn - 20 ngàn đồng. Giá dán xe cũng dao động 80 ngàn - 400 ngàn đồng/xe, tùy từng loại và mẫu. Mỗi ngày một điểm dán chừng chục điện thoại và 5 chiếc xe không phải là khó. Đó là chưa kể việc dán mũ bảo hiểm, các vật dụng gia đình... Trừ phí giấy dán (không đáng kể), mức thu nhập của giới hành nghề dán xếp vào hạng "đại gia" của vỉa hè!

Nhiều người làm nghề này không chỉ vì dễ học, dễ làm mà còn vì... thất nghiệp. "Loanh quanh mãi chẳng biết làm gì, mấy đứa bạn rủ đi dán xe. Học tụi nó một thời gian ngắn rồi ra làm riêng", Hạnh (18 tuổi, Thanh Khê, Đà Nẵng) kể như thế. Tuấn ,đồng nghiệp của Hạnh trên đường Hùng Vương - đồng tình: "Nếu có việc ổn định thì đã chẳng ra đứng phơi nắng vỉa hè thế này".

Theo lời giới thiệu của Tuấn,  phóng viên tìm đến quán dán xe tên An (162 Hoàng Diệu, Đà Nẵng) để học nghề. Chị chủ quán chỉ mặn mà với những trường hợp thất nghiệp. Bởi theo chị: "Chưa có việc thì anh chị dạy miễn phí cho. Vừa phụ vừa học việc. Sau 2-3 tháng thành thạo nếu thích thì ở lại dán cho chị, trả lương hậu hĩnh đàng hoàng, không thì ra làm ngoài. Nhưng quan trọng phải là người nhàn rỗi vì công việc này đòi hỏi làm suốt ngày".

Bạn,

Cũng theo báo Thanh Niên, không chỉ thu hút chủ yếu giới thanh niên, nghề dán... đủ thứ này còn là công việc của cả gia đình. Báo Thanh Niên nêu ra trường hợp  gia đình một người tên  Tuệ.  Trước đó, vợ chồng cư dân này làm nghề bán bún, phở, thu nhập khá bấp bênh. Đang tính chuyện chuyển nghề thì họ được mấy người quen "mách nước" làm nghề dán. Bỏ ra mấy tháng miệt mài học nghề, vợ chồng anh Tuệ nay không phải vất vả thức khuya, dậy sớm như hồi còn mở quán bán bún mà thu nhập lại  khá hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Họ là những cư dân đang tạm cư tại Sài Gòn, không có giấy tờ tùy thân, không có sổ gia đình (trong nước gọi là "hộ khẩu"). Và mặc nhiên, khi lập gia đình, họ lại sinh ra một thế hệ tiếp tục đứng bên lề xã hội, sống một cuộc đời không tên. Báo SGGP ghi nhận về tình cảnh này như sau.
Hệ thống sông rạch trên địa bàn thành phố Sài Gòn đã bị san lấp, lấn chiếm lung tung. Các cơ quan chức năng quản lý kiểm tra, phát giác vi phạm thì nhiều nhưng xử lý được rất ít. Một số sông rạch đã và đang bị "xoá tên". Báo Người Lao Động trình bày về hiện trạng này như sau.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông dành cho học sinh lớp 12 (tú tài) tại VN đã kết thúc vào thượng tuần tháng 6/2004. Đánh giá về trình độ thí sinh, nhiều giám khảo về môn Văn và Ngoại ngữ nhận xét rằng có nhiều học sinh quá kém. Riêng về môn Văn, các giáo viên chấm thi đã phải than rằng "văn chương của các cô tu,ù cậu tú khiếp quá, đọc lại mà cười, suy ngẫm mà rơi nước mắt.
Trong suốt 3 tuần qua, nhiều cửa hàng cầm đồ trên địa bàn Sài Gòn đã đóng cửa rất muộn. Khách hàng của các cửa hàng này là dân thua cá độ các trận túc cầu Euro, từ vòng loại, tứ kết, bán kết. Tại một số quận, có cả khu phố cầm đồ với hàng loạt cửa hàng hoạt động hết "công suất" để cung ứng kịp thời số tiền vay nóng của khách thuộc nhiều thành phần
Nơi đây không phải là trẻ em nghèo kiếm sống kiểu như bán vé số, bán dạo, hay phụ việc quán ăn, xưởng dệt, lò bánh, như VB đã từng đề cập qua các lá thư trước. Đây là chuyện của các em sinh ra trong các gia đình khá giả, đã biết kiếm tiền bằng những việc làm mà phụ huynh không thể ngờ đến. Báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi lại một số trường hợp như sau.
Sài Gòn có nhiều vùng sông nước giáp ranh với các tỉnh. Do nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ xây dựng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận tăng cao, cát trở thành mặt hàng "nóng". Tận dụng cơ hội này, "sa tặc" nhảy vào khai thác , nạo vét tận thu cát lòng sông. Tình trạng này đã dẫn đến các vụ sạt lở đất dọc theo bờ sông.
Trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, ven quốc lộ 1 A, có 1 trường đá gà liên tỉnh. Tụ điểm cờ bạc này cách thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong 6-7 km ngay cạnh mỏ đá Phong Phú. Nơi đây thu hút dân chơi gà độ từ nhiều tỉnh kéo về. Tụ điểm cờ bạc này diễn ra hơn 1 năm nay, dân chơi quen gọi trường gà này là Phan Rí vì ông chủ tên Thuận
Những phụ nữ được nhắc đến trong lá thư này là nhưnõg người làm nghề đập đá, nung vôi, suốt ngày lam lũ kiếm sống ở các mỏ đá thuộc khu vực núi Cấm, núi Dài ở An Giang hoặc khu vực Hòn Đất-Kiên Giang. Nhiều người chưa có gia đình, không có đất đai canh tác .Báo Người Lao Động ghi nhận về tình cảnh của những phụ nữ này qua đoạn ký sự như sau.
Quán cóc có ảnh hưởng lớn trong đời sống ẩm thực và trở thành một nét văn hoá sinh hoạt bình dân của người Việt. Tự thuở có ông vua si tình đi tìm cô Tấm đã có quán cóc, đã có bà già têm trầu cánh phượng. Rồi phiêu dạt qua miền thời gian Trung đại với hình ảnh những cụ đồ Nho ngồi luận chữ nghĩa "Thiên- Địa- Nhân hợp nhất" trên những chõng tre quán cóc chè xanh đầu ngõ
Giá xăng tăng cao, khiến thị trường xe máy tại TPSG vốn đã ế ẩm trong mấy tháng nay, giờ lại càng ế ẩm hơn. Trong 10 ngày qua, nhiều cửa hàng chưa bán được chiếc xe nào. Trong tình trạng ế ẩm này, mà giá xăng dầu tiếp tục tăng vọt lên 7 ngàn đồng/lít . Nhiều chủ cửa hàng lo ngại rằng dân lao động sẽ không còn mặn mòi đến việc tậu xe nữa vì nghe đâu xăng còn tăng giá nữa.VASC ghi nhận như sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.