Hôm nay,  

Câu Chuyện Thầy Lang: Món Cá Quê Hương

28/03/201400:00:00(Xem: 6682)
blank
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả tình tự con người với quê hương qua những vần thơ thật rung động, thắm thiết như:

Quê hương là gì hả Mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…

Hoặc:

Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím dậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi

Nhạc phẩm Tình Hoài Hương của Phạm Duy thời tiền chiến nói về tình tự quê hương như sau:

“Quê hương ơi! Tóc sương mẹ già yêu dấu
Tiếng ru nỗi niềm thơ ấu
Cánh tay êm tựa mái đầu
Ôi bóng hình từ bao lâu còn ghi mãi sắc mầu”!

Sao mà nhiều tình cảm đậm nét Việt Nam.

Trong lãnh vực ẩm thực dinh dưỡng, nhiều món ăn quê hương cũng gây thương nhớ trong lòng người xa quê, trong đó có món ăn nấu với những con Cá sinh ra và lớn lên từ dòng sông, con suối, đầm ao Việt Nam.

Ngày xưa, những món cá quê hương lưới bắt bắt được từ đầm, ao, sông lạch của quê hương ta rất nhiều mà cũng rất hấp dẫn.

Cá kho nhừ trong nồi đất, chả cá Lã Vọng, Sơn Hải, cá nấu giấm, nấu canh chua, lẩu cá, gỏi cá lá mơ, cá lẩu, cá rút xương, canh chua, cá kho tộ...là những món ăn đặc biệt ngon lành, bổ dưỡng, dễ tiêu mà giá cả phải chăng. Hiếm hoi hơn còn có các món cá chình, cá anh vũ, cá song, cá măng, bông lau, cá vượt...

Ngày nay, người ta còn chế ra nhiều món ăn từ cá rất hấp dẫn, nhưng đôi khi chỉ hợp khẩu vị một số người...

“Có cá đổ vạ cho cơm”, các cụ ta vẫn thường nói vậy vì với món cá ngon, cơm ăn bao nhiêu cũng hết, nhất là với gạo tám xoan Hải Hậu thơm phức hoặc gạo ba giăng tháng 10 mềm dẻo.

Miền Nam có cá lóc chà bông, cá chạch kho nghệ, cá chẽm chưng tương hột hoặc chiên giòn, cá chốt kho, cá bống sao kho sả ớt, cá bống dừa Gò Công kho tiêu...

Miệt sông rạch Gò Công, Tiền Giang có loại cá bống dừa, sống trong rừng dừa nước, to bằng cổ tay, thịt dẻo và ngọt. Cá này mà kho sả ớt, kho tiêu, nấu canh với lá bồ ngót, mướp hương thì ăn một lần cầm chắc khó quên.

Cũng họ cá bống, còn cá bống mú, bống vượng, bống cát, bống trứng, bống xèo, bống nhẩy cũng đều rất ngon. Món bún cá lóc đồng Kiên Giang rất nổi tiếng.

Món ăn đặc biệt của miền Trung như cá sứt mũi sông Chu Bái Thượng nấu với dưa cải sen núi Mục hoặc canh chua thập cẩm với cúc tần, cần trắng, cà chua, khế, tiêu; cá chép gói lá chuối lùi trấu nóng; cá chép nấu hoa cúc đại; cá ngứa chiên giòn; cá vượt nấu canh chua...

Cố đô Huế còn nổi tiếng với năm món canh cá: thác lác nấu hành lá, rau mùi; cá thệ nấu dứa; cá ngạnh nấu măng chua; cá tràu nấu với mít và cá lúi nấu khế; cá sứt mũi sông Chu nấu canh chua với dưa cải sen núi Mục của miền Trung.

Miền Bắc cũng có nhiều món cá như hai miền đất nước kia nhưng nổi tiếng là cá rô Đầm Sét ở ngoại thành Hà Nội rán chìm trong mỡ; cá chắm đen kho ngũ vị, gừng ở Nam Định; cháo cá quả Hà Nội.

Cá rô Đầm Sét đã đi vào văn hóa dân gian với câu: “ Vải Quang, Húng Láng, Ngổ Đầm; cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”.

Ngoài ra còn có “cá rô làng Cháy, cá gáy làng Chờ” cũng được văn học dân gian ghi nhận.

Cá rô mùa gặt lúa mà mang vùi chín trong đống lửa trấu hay rán mỡ sôi trăm độ rồi ăn với cơm gạo mới thì bao nhiêu cơm cũng thiếu!

Nhà văn Văn Quang đã tả món cháo ám gia truyền với cá lóc, cá quả mà chỉ nghe thôi đã thấy thèm thèm. Tiết trời lành lạnh Hà Nội mà ăn bát bún cá quả nấu với rau cần tháng Giêng thì chẳng ai chịu ngưng ở một bát.


Cũng không quên những con cá được ướp khô để dành từ mùa này sang mùa khác. Vào một tối mùa Đông, ngoài trời gió lạnh, quây quần bên bếp lửa than hồng mà nướng những con khô mực, khô ổi, khô kèo… nhâm nhi với nước mắm me thêm vài nhánh tỏi, lát ớt thì tưởng như chuyện xưa kể mãi không chán.

Cá đi vào văn học dân gian.

Là một thực phẩm phổ thông, ưa thích nên cá đã đi vào thi ca dân gian mình với những câu trữ tình, lãng mạn, mang đậm bản sắc, tình tự quê hương.

Phận làm dâu làm vợ thì:

Chai rượu miếng trầu em hầu Tía, Má
Nấu tô bún cá đặng lấy lòng anh.

Hoặc:

“Đốt than nướng cá cho vàng;
Lấy tiền mua rượu cho chàng nhậu chơi”
.
“Cá chọn nơi sâu, người tìm chỗ tốt ”,

Ý nói trong đời sống ai cũng chọn nơi có điều kiện thuận tiện để sống.

“Cá chuối đắm đuối vì con”

Ý nói cha mẹ chịu nhiều khổ đau, vất vả để gây dựng cho con cái.

“Cá đối bằng đầu”

Nhắc nhở con người phải biết cư xử phân biệt, thích hợp với vai vế trong gia đình, xã hội, phải biết kính trên nhường dưới, đừng “cá mè một lứa”, xem ai cũng như ai.

“Cá nhẩy, ốc cũng nhẩy”,

hay:

“Voi đú, chó đú chuột chù cũng nhẩy”.

Ý nói không nên đua đòi theo kẻ khác mà đi ngược với bản chất hoặc vượt quá khả năng hiện có của mình.

“Cá ngoi mặt nước là trời sắp mưa”

Đây là kinh nghiệm quan sát thời tiết của dân gian, khi sắp mưa khí trời thường oi bức, dưỡng khí trong nước giảm, cá phải ngoi lên để đớp không khí.

“Cá vàng, bụng bọ”

Ý nói bề ngoài hào nhoáng bên trong xấu xa, và không nên đánh giá con người hay sự vật qua vẻ bên ngoài. Khác chi câu nói của một anh sĩ diện hão:

“Ra ngoài bộ mặt vênh vang
Về nhà hỏi vợ cám rang đâu mình”

“Cá vào tay ai nấy bắt”,

Ý nói mối lợi ngẫu nhiên đến với ai thì người đó chiếm giữ.

Cá cháy vàm Trà Ôn đã được ghép chung với hai món ăn ngon quý của người phong lưu:

“Sáng ngày bồ dục chấm chanh,
Trưa gỏi cá Cháy, tối canh cá Chầy”

Và dưới đây là một số câu ca dao về các món cá trong dân gian, hoặc đôi khi mượn hình tượng con cá để truyền lại kinh nghiệm, ví von hay câu răn đời:

“Cá nục nấu với dưa hồng;
Lờ đờ có kẻ mất chồng như chơi”
.
“Canh bún mà nấu cá Rô;
Bà xơi hết thẩy mấy tô hỡi bà”!
.
“Con cá cơm thơm hơn con cá bẹ;
Bởi mê nước mắm Hòn, em bỏ mẹ theo anh”
.
“Chim mía Xuân Phổ; Cá bống Sông Trà”.
.
“Đập con cá lóc nướng trui;
Làm mâm rượu trắng, đãi người phương xa”
.
“Đắt cá còn hơn rẻ thịt”
.
“Đầu chép, mép trôi, môi mè, lườn trắm”
.
“Điên điển mà đem muối dưa;
Ăn cặp cá nướng, đến vua cũng thèm”
.
“Kèo nèo mà lại làm chua;
Ăn với cá rán chẳng thua món nào”
.
“Một con cá trích cắn ngang;
Mắm tôm quệt ngược, tan hoang cửa nhà”
.
“Mùa Hè cá sông, mùa Đông cá ao”
.
“Rau đắng nấu với cá trê;
Ai đi Lục Tỉnh thì mê không về”
.
Ai về Rạch Giá, Kiên Giang
Ăn tô bún cá chứa chan tình người.
.
Ai về nhắn với nậu nguồn
Măng le gửi xuống, cá chuồn gửi lên
Ôi Quê Hương!!! Sao mà nhiều nhung nhớ, thương yêu!!!

Nhưng Quê Hương đó cũng đang còng mình chịu đựng nhiều vết hằn hậu quả tai hại của chiến tranh tàn khốc cũng như của một số người vắng lương tri hiện nay…

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.

www.bsnguyenyduc.com

http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/videos

Ý kiến bạn đọc
30/03/201423:59:32
Khách
If you want to email to Dr. Nguyen Y Duc, just email to me at phantanhai@vietbao.com. I will forward to Dr. Nguyen Y Duc, and he may or may not write you back. Nếu bạn muốn email cho BS Nguyễn Ý Đức, xin email cho phantanhai@vietbao.com, rồi tôi sẽ chuyển cho BS Nguyễn Ý Đức; Tôi không biết là Bác sĩ có thể sẽ trả lời, hay không. Xin chúc lành. Phan Tấn Hải, Chủ bút Việt Báo.
28/03/201420:03:38
Khách
Hello. My dad is a fan of Dr. Nguyen Y Duc and is trying to track down an email address to write to him. He just recently read his book Cam Nang Suc Khoe Cao Nien. I tried to visit the website listed on the back but the page didn't work. I've been looking around but can't find any contact information. This might be due to my poor Vietnamese. If you can provide me an email address for my dad, that'd be great! Thanks.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.