Hôm nay,  

Ngày Du Ca Và Những Câu Chuyện Kể

02/05/201500:00:00(Xem: 3805)
Tháng tư năm nay, tháng tư của 2015, bỗng dưng nổi bật lên, chói hơn, buốt hơn, riết róng hơn những tháng tư của những năm vừa qua. Bởi vì người Việt đã dùng nó làm thước đo thời gian để nhìn lại ký ức 40 năm xưa, một ngày tháng tư 1975, bóng đêm đã đổ xuống, ngọn lửa dữ màu đỏ đã bùng lên lan toả khắp miền nam đất nước thân yêu hình chữ S của chúng tôi. Ngày của những giọt nước mắt bắt đầu khơi nguồn, tiếng kinh cầu câm bắt đầu vang lên thì thầm trong đêm tối, trong khi những cái miệng bị bịt lại, không còn tiếng nói. Có những hơi thở chợt nghẹn, những bước đi bỗng dưng thất thểu, hoang mang và những bóng người cũng héo đi, gầyhơn, xanh xao trong cơn sốt vô sản, chạy vạy miếng cơm manh áo. Và rồi những cái chân người(kể cả cái cột đèn, nếu nó có chân) bắt đầu những cuộc hành hương về hướng biển nơi có màu xanh, có hy vọng, tự do.

Những câu chuyện về cuộc hành trình của người Việt trong 40 năm qua bắt đầu được kể trong “Ngày du ca”.

Chúng tôi những đoàn viên du ca của miền nam California, Hoa Kỳ, đã tụ họp ở phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào một ngày tháng tư, 2015, để gặp gỡ, hát và chia sẻ nỗi niềm cùng những tâm hồn yêu tiếng hát và mến phong trào du ca.

Chiều Bolsa trở lạnh, mưa và gió lộng càng khiến bao tâm hồn xa xứ se thắt thêm nỗi buồn và nỗi nhớ. Quá khứ cứ ập về khơi gợi một hồi ức tháng tư.

Mới 6 giờ mà khán giả đã lục tục đến với chúng tôi dù giờ bắt đầu là 7 giờ. Tất cả mọi người tham dự đều được dán huy hiệu du ca lên ngực áo như các du ca viên vì tinh thần du ca không phân biệt, vì chúng ta đều là anh chị em một nhà. Nhìn một cụ già ngồi xe lăn được con cái đưa tới dự, có những em bé và thanh thiếu niên trẻ đi theo cha mẹ đến xem, khiến tôi thấy nức lòng và cảm động. Chưa tới 7 giờ mà đã hết chỗ, chúng tôi phải kê ghế ra ngoài văn phòng cho những người đến sau. Sau, hết cả ghế, có nhiều người không những đứng mà còn phải ngồi bệt xuống đất xem suốt 3 tiếng đồng hồ không về.

blank
Du ca Nam cali, Hàng ngàn cánh tay đưa lên.

Người điều khiển chương trình hôm nay là Trưởng đoàn Thiên Hương và anh Nguyễn Bá Thành. Cả hai dẫn dắt mọi người về quá khứ trong cuộc hành trình bằng những bước khởi đầu của người du ca. Phong trào du ca đã ra đời vào năm 1966, ngày miền nam đang trong cơn dầu sôi lửa bỏng, cuộc chiến Nam Bắc đã gây cảnh huynh đệ tương tàn, đất nước đang còn nhiều vết thương cần hàn gắn. Những người thanh, thiếu niên ngoài việc cắp sách đến trường đã làm thêm những công tác xã hội. Họ phần lớn xuất thân từ Hướng Đạo và trong khi làm những việc xã hội, họ cần hát để tinh thần phấn chấn hơn trong một lý tưởng phục vụ tha thân. Du là đi khắp nơi, ca là ca diễn. Du Ca là đi khắp nơi để ca diễn nhằm mục đích phổ biến tinh thần cộng đồng. Bài hát “Đoàn ta ra đi” của Trưởng Nguyễn Đức Quang đã vang lên như một lời thệ nguyền.

“Đoàn chúng tôi, băng rừng sâu suối xanh qua nương đồi......Đoàn chúng tôi, đem tình thương đến gieo cho muôn người...quyết chí ra đi mưa nắng không nề chi...”

Bài “Việt Nam,Việt Nam” của Phạm Duy đã được hát tiếp nối bằng tiếng đồng ca của mọi người vang dội khắp hội trường. Hai màn ảnh lớn có chữ được gắn ở hội trường đã giúp cho tất cả chúng tôi cùng hát. Hơn hai trăm tiếng hát đã được cất lên, hàng trăm tấm lòng đã được trải ra trong một không khí yêu thương đầy tình người ấm cúng.

Khúc phim lịch sử đã được quay lại bằng hai cuộc di tản lớn. Bài hát “Một ngày 54..một ngày 75” đã kể lại câu chuyện lên đường này. Một ngày 54 cha bỏ quê cha, một ngày 75 đến phiên con bỏ nước mà đi. Hai cuộc chạy trốn cộng sản đã trả lời cho câu hỏi ai đã là thủ phạm gây ra những cuộc Exodus đầy máu lệ và nước mắt chỉ trong vòng 21 năm. Bài “Sài Gòn ơi, vĩnh biệt” và “Đêm nhớ trăng Sài Gòn” đã được hát lên như một tưởng tiếc cho một thành phố, một quê hương đã mất.

blank
Du ca Nam cali, Hàng ngàn cánh tay đưa lên.

Trong hội trường, tất cả chúng ta cùng hát.

Trong trí nhớ mỗi người dân miền nam đều hằn sâu một ký ức ngày 30 tháng tư. Thiên Hương đã chia sẻ câu chuyện của cô. Ngày đó cô ở Sài Gòn. Ngoài đường có những người lính đi lang thang trong hoang mang. Người dân sợ hãi đóng chặt cửa, đâu đó tiếng súng nổ lách tách. Người tìm đường ra phi trường, kẻ phóng xe xuống bến Bạch Đằng kiếm tàu vượt thoát. Cảnh hôi của, người khuân vác đồ đạc, chạy lung tung trên đường phố tạo nên một Sài Gòn hỗn loạn không thể tả. Chuyện mà cô không bao giờ quên đó là hình ảnh của bố cô. Trưa hôm ấy, bố cô từ sở làm trở về nhà trong bộ quân phục. Bước khỏi xe Jeep, ông ngước nhìn các con và lắc đầu nói “Hết rồi”. Nói xong, ông đi thẳng vào phòng mình và đóng cửa lại. Sáng hôm sau, khi ông bước ra, cô đã chứng kiến bằng mắt mình hình ảnh “Một đêm, bạc đầu” của ông. Mọi người ai cũng sững sờ, sau một đêm, mái tóc ông đã từ đen đổi ra bạc trắng, dù ông mới 50 tuổi. Không ai tin có một chuyện như vậy, cô tưởng nó chỉ xảy ra trong phim ảnh hay tiểu thuyết Kim Dung, của một Dương Quá nhớ thương Tiểu Long Nữ đến bạc trắng mái đầu. Thế mới biết, biến cố 30 tháng 4 đã đảo lộn số phận của biết bao người dân Việt Nam. Bao nhiêu gia đình ly tán, bao con người trải qua các cuộc hoá thân thành con người khác và đổi đời.

Khi cộng sản vào miền nam, sự áp đặt chính sách “Bần cùng hoá nhân dân” và mấy lần đổi tiền, đã khiến cuộc sống người dân trở nên thiếu thốn và khổ sở. Trại tù cải tạo được lập nên trên toàn quốc. Làn sóng vượt biên dấy lên đưa con người vào những cuộc đi tìm tự do vô định. Những cái chết, những nấm mồ là miệng cá giữa đại dương, những thân phận phụ nữ tủi nhục đớn đau trong tay hải tặc đã là nhân chứng cho trang sử vượt biển kinh hoàng nhất của nhân loại. Nam Trân đã nức nở trong tác phẩm “Nhân Chứng” làm bao nhiêu người rơi nước mắt.

Những bài hát như “Đêm chôn dầu vượt biển”, “Một chút quà cho quê hương”, “Ai trở về xứ việt” quen thuộc được lần lượt hát lên như một minh hoạ cho hoàn cảnh bi thương thời thế. Người ở lại trong hoang mang, đói khát. Người ra đi tương lai mù mịt, bỏ thân nơi biển lạ, rừng sâu. Kiếm được tiền thì chắt bót gởi về làm quà cho gia đình nơi quê nhà xa tít tắp. Người đi và kẻ ở đều khát khao được gặp lại nhau.

Trong khi đó người du ca vẫn hát, hát ngay trong những lúc khốn cùng tăm tối của cuộc đời, của dân tộc. Họ hát vì đó là lẽ sống của họ và để thắp sáng niềm tin. Các bài hát của du ca vang lên như một nhịp sống song song, mang hy vọng cho con người “Tiếng hát vang lên trong đêm tối”, “Anh em tôi”, “Thề không phản bội quê hương”, “Vẫn còn đây, các con của mẹ”, “Bài ca tuổi trẻ”, “Đuốc hồng tuổi trẻ”, “Về với mẹ cha”.

blank
Du ca Nam cali, Hàng ngàn cánh tay đưa lên.

Tốp ca Hướng Đạo-Liên đoàn Hướng Việt.

Nhạc sĩ Trúc Hồ hiện diện chiều nay cũng lên sân khấu chia sẻ câu chuyện chưa bao giờ kể của mình trong lúc sáng tác bài “Bên em đang có ta”, khi bài hát này được mọi người cùng hát. Bài “Việt Nam ơi” của ông cũng vang lên như một lời hỗ trợ, nhắc nhở, gởi gấm đến người dân trong nước rằng ngọn lửa đấu tranh cho quê hương tự do đang bùng lên và sẽ còn mãi. Nhạc sĩ Trần Chí Phúc cũng góp mặt bằng những bài hát của ông sáng tác như “Sài Gòn một thoáng 40 năm”.

Tiếng vỗ tay theo nhịp, những bài hát ngắn vui vui của Hướng Đạo thỉnh thoảng chen vào làm bầu không khí của hội trường sinh động hẳn lên “Hoan hô anh này một cái...hoan hô anh này”. Các em thuộc liên đoàn Huớng Đạo Hướng Việt cũng lên sân khấu trong hai ca khúc “Con tim Việt Nam” và “Cái nhà của ta” làm các bậc cha mẹ, ông bà cảm động mà muốn rưng rưng nước mắt. Khóc trong lòng vì vui, vì thấy con cháu mình ngoan hiền giỏi, lại hát được tiếng Việt và không quên cội nguồn lạc Việt. Tiếng hát của hai em Hiếu Nguyễn và Mê Linh với bài hát “Anh là ai” và “Hello Việt Nam” đã làm ấm lòng mọi người hiện diện. Ba thế hệ chúng tôi ở đây hôm nay và cùng hát.

Gần cuối chương trình, Trưởng Hoàng Ngọc Tuệ đã xin mọi người để ra một phút mặc niệm và cầu nguyện cho những anh linh tiền nhân, những anh hùng, chiến sĩ vô danh hy sinh vì tổ quốc, những linh hồn oan khuất đã chết trên đường tìm tự do và cho quê hương Việt Nam sớm có tự do dân chủ. Bài hát “Tháng tư đen” được mọi người cùng hát như những lời mặc niệm.

Thay cho lời kết hai bài “Đường Việt Nam” và “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ” đã được hát lên để nung nấu tâm hồn, trái tim Việt Nam và tinh thần du ca. Đoạn phim ghi lại những người lính Việt Nam Cộng Hoà còn mặc quân phục trong ngày 30 tháng tư trước khi rã quân đã cùng đồng ca bài “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ” được chiếu trên màn ảnh, đã khiến mọi người ngậm ngùi và xúc động. Toàn hội trường đã “Ta như nước dâng, dâng tràn có bao giờ tàn” để “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người, Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam..., Hỡi những ai gục xuống ngồi dậy hùng cường đi lên”

Ngày du ca và những câu chuyện kể đã kết thúc với lời hứa hẹn cùng giữ ngọn lửa đấu tranh để sẵn sàng bùng lên hỗ trợ cho các đồng bào đấu tranh trong nước.

Trịnh Thanh Thủy

Ý kiến bạn đọc
06/05/201507:22:31
Khách
chuong trinh qua hay. Toi da xem lai 2 lan va foward cho nhieu nguoi xem.
Xin cac anh chi tiep tuc lam cac chuong trinh nay va co dip thi di den nhung vung co dong nguoi Viet de nhom lua Du ca cac noi.
02/05/201515:33:00
Khách
Hay và cãm động lắm . Nhựng diễn tiến cũa ngày 30 tháng 4 không ai quên được dù đá 40 năm ; nhớ lại đễ tiếc thương cho một Việt Nam
không còn tự do ; đã bị cộng sãn kềm kẹt .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.