Hôm nay,  

Trang Sử Việt: Lê Thánh Tông: Lê Tư Thành

24/03/201500:00:00(Xem: 4682)

VUA LÊ THÁNH TÔNG: LÊ TƯ THÀNH (1442 - 1497)

Lê Tư Thành lên ngôi năm 1460 (18 tuổi), đế hiệu Lê Thánh Tông. Vua là một minh quân, thương dân và luôn lo chủ quyền đất nước. Vua nói: “Một thước núi, một tấc sông của ta, có lẽ nào tự nhiên vứt bỏ đi được, nếu người nào dám đem một tấc đất của Lê Thái Tổ làm mồi cho giặc, người đó sẽ bị trừng phạt nặng”. Nên biên giới phía bắc (Tàu), nam (Chiêm Thành) luôn được phòng ngự rất nghiêm ngặt. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua cho vẽ lại bản đồ nước ta, đổi tên 12 đạo, ra làm 12 Thừa Tuyên. Mỗi Thừa Tuyên có số phủ huyện như sau:

1- Thanh Hóa, có 12 phủ, 16 huyện, 4 châu.

2- Nghệ An, có 8 phủ, 18 huyện, 2 châu.

3- Thuận Hóa, có 2 phủ, 7 huyện, 4 châu.

4- Nam Sách đổi ra Hải Dương, có 4 phủ, 18 huyện.

5- Thiên Trường đổi ra Sơn Nam, có 14 phủ, 42 huyện.

6- Quốc Oai đổi ra Sơn Tây, có 6 phủ, 24 huyện.

7- Bắc Giang đổi ra Kinh Bắc, có 4 phủ, 19 huyện.

8- An Bang, có 1 phủ, 3 huyện, 4 châu.

9- Thái Nguyên đổi ra Ninh Sóc, có 3 phủ, 8 huyện, 7 châu.

10- Lạng Sơn, có 1 huyện, 7 châu.

11- Hưng Hóa, có 3 phủ, 4 huyện, 17 châu.

12- Trung Đô đổi là phủ Phụng Thiên, có 2 huyện.

Năm 1471, vua Chiêm Thành là Trà Toàn, đem quân đánh phá Hoá Châu. Vua Lê Thánh Tông thân chinh, tiến quân đánh tới Đồ Bàn, bắt được Trà Toàn. Tướng Chiêm là Bồ Trì chạy đến đất Phan Lung, sai sứ nạp cống và xưng thần. Thánh Tông chấp thuận và muốn làm cho nước Chiêm Thành yếu đi, nên đem chia thành 3 tiểu quốc: Chiêm Thành, Nam Hoa (nay Phú Yên) và Phan Lung (nay Phan Rang). Còn đất Đồ Bàn, Đại Chiêm và Cổ Luỹ, vua lấy để lập thêm đạo Quảng Nam, gồm có 3 phủ, 9 huyện, rồi đặt quan cai trị.

Khi đạo quân nhà vua đuổi quân Chiêm đến Thạch Bi Sơn (núi Đá Bia, Phú Yên), Ngài cho khắc bia vào hòn đá to vuông vức trên đỉnh núi cao 706m: “Dĩ nam Chiêm Thành, dĩ bắc Đại Việt” để phân định lãnh thổ Việt-Chiêm, đứng xa vài trăm dặm đều trông thấy Đá Bia rõ ràng. Nhớ công đức của Lê Thánh Tông, dân Phú Yên đã lập đền thờ Ngài ở thôn Long Uyên thuộc huyện Tuy An, Phú Yên với câu đối:

“Giang san khai thác hà niên, phụ lão tương truyền Hồng Đức sự,
Trở đậu hình hương thử địa, thanh linh trường đối Thạch Bi cao.”

Nghĩa: Khai sáng sông núi, bô lão thiết tha thời Hồng Đức,
Cung kính dâng hương, đất linh huyền diệu Đá Bia cao.

Xã hội Việt Nam vào thời Lê Thánh Tông, nhờ phép quân điền, mọi người dân dù là cùng dân đều có ruộng đất để sinh sống. Công nghệ trong nước phát đạt, nghề khắc gỗ in sách rất thịnh hành nên việc truyền bá tư tưởng học thuật được dễ dàng.

Bộ Quốc triều hình luật thời Lê Thánh Tông gọi là Luật Hồng Đức. Với bộ luật này, Đại Việt đã hình thành cho quốc gia có Pháp quyền căn bản. Luật Hồng Đức là một trong những bộ luật ra đời sớm trên thế giới. Bộ luật Hồng Đức dù thời phong kiến nhưng thể theo truyền thống nhân nghĩa của Đại Việt và lấy dân làm gốc. Bộ luật Hồng Đức đã được lưu truyền đến ngày nay, gồm 13 chương với nội dung căn bản là:

- Kỷ cương, phép nước giữ gìn nghiêm minh, trừ tham nhũng.

- Phát triển nông nghiệp, nông nghiệp là nền tảng kinh tế.

- Khuyến khích thủ công nghiệp, thương nghiệp.

- Bảo vệ sinh mạng và tài sản của dân, chống lạm quyền.

- Bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

- Gìn giữ và khuyến khích thuần phong mỹ tục.

- Phòng thủ cương thổ, không để ngoại bang xâm bờ cõi.

Vua bảo: “Pháp luật là phép tắc chung của quốc gia, trẫm và các quan phải tuân theo, để làm gương cho bá tánh”.

Năm 1479, vua cho hoàn thành bản đồ Đại Việt đầu tiên và Đại Việt sử ký toàn thư. Thời Lê Thánh Tông, khuyến khích việc học tập, thi cử, nên có nhiều vị Tiến sĩ và Trạng nguyên đã đỗ đạt và có danh tiếng hiển hách như: Sử gia Ngô Sĩ Liên, nhà toán học Trạng lường Lương Thế Vinh là tác giả Đại thành toán pháp... Vua lập ra lệ xướng danh các Tiến sĩ và lệ vinh quy, sau khi được đỗ đạt để gây tinh thần hiếu học.


Vua lập ra hội Tao Đàn “Tao Đàn thập nhị bát tú”, vua là “Tao đàn Đô nguyên soái” với 28 vị Đại thần, trong ấy có: Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận... Vua cho ấn hành Thiên nam thi tập, trong đó có thơ của Nguyễn Trãi. Vua minh oan cho Nguyễn Trãi về vụ án Lệ chi viên.

Chuyện kể rằng: Khi Lê Thánh Tông đi tuần thú đến Nam Xương, thuộc tỉnh Hà Nam, thấy có miếu thờ Võ thị, cho gọi dân làng đến hỏi thăm, thì biết một sự oan ức vô cùng oái oăm. Võ Thị Thiết có chồng là Trương Sinh, khi bà có mang thì Trương đi lính thú ở xa. Bà sinh một trai đặt tên là Đản, Đản hỏi mẹ, cha của con đâu? Cha Đản đi lính thú ở xa, bà phải chỉ cái bóng của mình là cha của Đản. Sau đấy, Trương về nhà, Đản không chịu gọi cha, mà nói rằng: “Cha Đản tối mới đến, mẹ Đản đi đâu cha Đản theo đấy, ngồi cùng ngồi, nằm cùng nằm”. Trương cả ghen, mắng nhiếc vợ. Võ thị phân trần mãi, nhưng Trương cũng không tin, nằn nặc rằng vợ ngoại tình và đuổi đi. Võ thị không thể biện bạch được nỗi oan, đến Hoàng Giang trầm mình xuống sông quyên sinh. Lê Thánh Tông cảm khái gọi là “Tiết phụ Nam Xương” và làm một bài thơ điếu:

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương
Miếu ai, như miếu vợ chàng Trương
Ngọn đèn dù tắt, đừng nghe trẻ
Sông nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt
Giải oan chăng lọ mấy đàng tràng
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy
Khá trách chàng Trương khéo phụ phàng!

Bài thơ này đã khắc vào bia năm 1471, nay vẫn còn ở thôn Vũ Điện, xã Tân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Một truyền thuyết khác: Tại Thăng Long có ngôi chùa Ngọc Hồ (dựng thời nhà Lý) sau đổi thành chùa Tiên Phúc. Một hôm Lê Thánh Tông đi thăm Quốc Tử Giám xong lại viếng chùa, vừa vào cổng thì thấy một cô gái mặc áo nâu sồng, nhưng rất diễm lệ, vua lại chăm chú nhìn cô, cô gái thấy vậy ngâm:

Nơi đây mến cảnh mến người
Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng trần

Ý thơ rõ ràng, cô đang nương nhờ cửa Phật, nhưng lòng còn lưu luyến hồng trần. Khi vua lên đến gác chùa, liền hỏi: “Nghe nàng ngâm thơ thanh thoát, có thể xứng hoạ với trẫm, để kỷ niệm cuộc tao phùng này chăng?”. Cô gái mỉm cười: “Xin bệ hạ lấy hai câu thơ vừa rồi làm đề”. Vua ứng khẩu:

1- Ngẫm sự trần duyên khéo nực cười

2- Tuy vui đạo Phật chưa khuây lòng người!

3- Chày kình mấy khắc tan niềm tục

4- Hồn bướm ba canh lẫn sự đời

5- Bể thẳm muôn tầm mong tát cạn

6- Sông ân ngàn trượng dễ khơi vơi

7- Nào nào cực lạc là đâu tá?!

8- Cực lạc là đây chín rõ mười

Cô gái mỉm cười: “Thơ Bệ hạ lời phong phú, sâu sắc, nhưng tiện thiếp xin phép đổi vài chữ: Hai câu 3 và 4 phải vươn lên cõi Phật, cõi Tiên huyền bí sẽ thâm thuý hơn”:

- Câu 3 xin đổi là: Gió xuân đưa kệ tan niềm tục

- Câu 4 xin đổi là: Hồn bướm mơ tiên lẫn sự đời.

Và hai câu luận (5, 6), chữ “Bể thẳm, Sông ân” xin đổi lại là “Bể khổ, Nguồn ân”. Vua ngẫm nghĩ, rồi ân cần: “Văn thơ của nàng cực kỳ phong phú, mời nàng lên kiệu về cung, nếu nàng nương náu nơi cửa thiền mãi, thì đất nước bị thiệt thòi đấy!” Nàng lên kiệu, khi về đến cửa Đại Hưng. Vén rèm mời nàng xuống kiệu thì không thấy đâu nữa! Vua đang tiếc rẻ, một vị quan đến bẩm: “Chúc mừng bệ hạ đã gặp tiên”. Vua cho xây “Lầu Vọng Tiên” để ghi nhớ sự gặp gỡ Tiên.

Vua để lại nhiều tác phẩm giá trị: Hồng Đức thiện chính thư, Xuân Vân thi tập, Lê Thánh Tông thi tập...

Sử gia Trần Trọng Kim viết: “Vua Lê Thánh Tông, ngài là một đấng anh quân, những việc văn trị và võ công ở nước Nam ta, không có đời nào thịnh hơn đời Hồng Đức”.

Cảm mộ: Lê Thánh Tông

Lỗi lạc minh quân Lê Thánh Tông
Văn thơ, thao lược miệt mài thông!
Rạch ròi, Hồng Đức ban công lý
Thánh thót, Tao Đàn thắm núi sông
Trường trại sửa sang, đồ sộ thấy
Nước non gìn giữ, thiết tha trông
Chan hòa thánh đức, dân yên ổn
Danh tiếng lẫy lừng khắp Á Đông!.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.