Hôm nay,  

Nhạc Trần Văn Lương: Con Bướm Già Cô Độc

27/02/201500:00:00(Xem: 5098)

Điều không vui cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong lãnh vực âm nhạc, là từ biến chuyển đổi đời 1975 cho đến nay, 40 năm sau khi người Việt đã tái định cư tại hải ngoại, rất hiếm có những tác phẩm, những bản nhạc được viết tại hải ngoại mà có sức sống như những bản nhạc được sáng tác trước Tháng Tư năm ấy, trừ một số bài mang tính chiến đấu viết bởi Nam Lộc, Việt Dzũng, và Nhật Ngân. Các bản nhạc mới đang được trình diễn tại các trung tâm băng nhạc hiện nay rất ít tạo được những rung động như những bản nhạc cũ. Người nghe qua rồi quên ngay. Cho nên các băng nhạc Video, CD đang phát hành đều phải chen lẫn một số bài hát trước 75, nếu không thì không thể tiêu thụ được. Ngay cả những băng nhạc làm từ trong nước, cũng phải bắt buộc có những “bản nhạc vàng”, loại nhạc mà thập niên 75-85, nhà cầm quyền Cộng Sản còn lên án là đồi trụy, mang tính phản động, và tiêu cực, mặc dù trong bóng tối, chính bộ đội, công an đều say sưa nghe lén “nhạc vàng” qua những máy móc và băng cát xét cướp được của dân miền Nam.

Còn nhớ một lần, cá nhân người viết, được anh em bầu làm Trưởng Ban Văn Nghệ, đã lợi dụng vai trò của mình để tổ chức hát nhạc vàng tại trại tù Cà Tum, với những ca sĩ, nhạc sĩ đa tài của quân đội Cộng Hòa. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, một chiếc bàn đan bằng tre thấp lùn được kê ngay trước cửa của lán ngoài cùng trông ra sân rộng, nơi cả vài trăm anh em bạn tù ngồi dưới đất, lắng nghe. Để tránh bị bắt về tội phổ biến “nhạc đồi trụy”, người viết đã nhờ hai bạn đứng gác gần cổng trại, nếu thấy vệ binh vào thì báo động cho anh em để đổi “tông”, hát nhạc cách mạng thay vào. Ám hiệu cho ban nhạc và ca sĩ là nếu thấy người viết đá đá vào cạnh bàn “cạch, cạch” hai tiếng, thì lập tức đổi sang hát bài “bác đang cùng chúng cháu hành quân”! Và thế là chương trình bắt đầu với các tiếng hát truyền cảm của các ca sĩ (Ngô Phước Cương và một vài anh bạn khác), tiếng đàn ghi ta tuyệt diệu của Trung Úy Tuấn, nhạc sĩ Hải Quân, tiếng banjo của Ngô Phước An… Đang đứng cạnh chiếc bàn, vừa mê say nghe nhạc vừa trông chừng tình hình, chợt thấy có tiếng thở phò phè bên tai, người viết giật mình nhìn lại thì… muốn đứng tim, vì người bên cạnh chính là tên chính ủy trung đoàn! Hắn đã vào từ lúc nào, không ai hay, vì tất cả đang mải mê nghe hát. Người viết vội đá đá “cạch, cạch” vào chân bàn, anh em biết ngay và lập tức chuyển sang “bác đang cùng chúng cháu…” rồi tiếp theo là “vì nhân dân quên mình..” Tên chính ủy đứng nghe một lúc nữa, rồi chợt bất ngờ buông tiếng thở dài: “Tưởng gì! Hát nhạc loại này chán bỏ mẹ!” Rồi bỏ đi. Anh em cũng cụt hứng, tan hàng.

Ngày hôm sau, tên Chính Ủy gọi anh Mừng, gốc Quân Cảnh, trưởng khối lên điều tra: “Thằng nào tổ chức nhạc vàng đó!” Anh Mừng phải trả lời: “Anh Tiến, Trưởng Ban Văn Nghệ!”. Tên Chính Ủy gầm gừ: “Bảo thằng Tiến nó dẹp cái trò đó đi! Làm lần nữa, tao bắn bỏ mẹ!”

Lời răn đe này quá nhẹ, nhất định vì những bản nhạc cũ mà anh em hát đã gây ấn tượng mạnh trong tâm não của tên Cộng sản này khiến hắn không thể xuống tay đánh đập, hoặc cùm xà lim, như các trường hợp hát nhạc vàng khác.

Trở lại vấn đề âm nhạc hải ngoại. Trong suốt những năm vừa qua, đã tưởng dòng nhạc lãng mạn, sâu lắng của thời trước 75 không còn xuất hiện nữa, thì bất ngờ, một ngày trước Tết, người bạn già, Tiến Sĩ Trần Văn Lương, đồng môn Quốc Gia Hành Chánh, tặng một cuốn nhạc và một CD những bản nhạc mà anh sáng tác. Từng biết anh viết nhạc và hát trong các lần sinh hoạt Quốc Gia Hành Chánh, người viết đã tin rằng các bản nhạc anh viết rất có hồn, nhưng đến khi nghe đi nghe lại cái CD mới làm, người viết mới bàng hoàng vì dòng nhạc anh thật sự đã đem lại sức sống cho nền âm nhạc hải ngoại.

Theo kinh nghiệm của những người yêu nhạc, các nhạc sĩ trước 75 thường có khuynh hướng đa phần chuyên về một dòng nhạc, chẳng hạn như đã thường viết những bản nhạc trữ tình Slow, Tango, Rumba, Ballad (Chanson balladée) là loại nhạc phổ thơ, kể chuyện (verse, narrative set of music), nhạc sĩ ít viết mà nếu có viết cũng không xuất sắc lắm, các bản Bolero, mà nhân gian thường gọi là nhạc “Sến”. Ngược lại, những nhạc sĩ chuyên về Bolero, lại khó viết được các bản nhạc Ballad thật hay. Đối với Nhạc Sĩ Trần Văn Lương, anh lại có thể “chơi cả hai tay”, nghĩa là viết đủ loại, từ Tango, Rumba, Slow, Bolero, Tango, đặc biệt là về Ballad, nghĩa là viết nhạc trên thơ thì anh rất xuất sắc. Điều đáng nói hơn nữa, là hầu hết 62 bản nhạc do anh sáng tác đều dựa trên thơ của chính mình, rồi đổi âm điệu (rhythm) tùy theo ý nghĩa của bài thơ.

Giá trị chính của bài nhạc là ở ý nghĩa và ngôn từ mà tác giả sử dụng. Ở đây, không phải “mèo khen mèo dài đuôi” hay “mặc áo thụng vái nhau” mà sự thực không thể dấu là thơ của Trần Văn Lương, mà anh tự ví mình là “con bướm già cô độc”, “con ếch chở gánh sầu qua sông”, rất lạ và trí thức, đồng thời không kém phần lãng mạn của những thi sĩ thời tiền chiến, mặc dù anh lại là một nhà khoa học, Tiến Sĩ Kỹ Sư, làm cho một công ty khổng lồ về phi cơ nhiều thập niên nay.

Xin mời nghe bài “Chút Sầu Chưa Trọn”, điệu Rumba, với những ý tưởng thật lãng đãng:

“Lối trần tơi tả dấu chim rơi. Dòng sông ly biệt miệt mài trôi. Một thoáng đôi nơi, chuyện đã rồi. Năm tháng bóc vơi dần ký ức. Đêm đêm thao thức chực sao trời.”

Trong bài “Chuyện dài mùa thu”, Slow, nhà thơ nhạc sĩ nhớ lại mối tình cũ đã xa, với muôn ngàn tình tứ, nhưng đậm chất thương yêu.. mà đau khổ, không làm chi được cho em:

”Dầu dầu nấm cỏ, thiên đường hoang vu bỏ ngỏ. chùm hoa phượng héo. Gió xám nhẹ đưa. Nỗi buồn vắt vẻo, ơ thờ lấp nẻo đường xưa. Em nơi chốn ấy, dẫm cánh hoa rơi. Có còn nhớ lại, tháng ngày vụng dại rong chơi… mùa thu cạn lá, em chốn xa xăm, thành con sóng lạ, trôi trên biển cả ăn năn”.

Bài “giọt nắng đêm” (moderato), thì tha thiết, buồn bã, bao năm rồi mà vẫn ngơ ngác, đau âm âm:

Mình đã xa nhau, như hai đầu vũ trụ. Lòng đánh lừa giấc ngủ, ngơ ngác tìm hạnh phúc cũ nơi nao. Cơn khát vọng nào đưa em về, làm lao chao biển rộng, môi khô vờn ước mộng, vô tình nuốt trọn niềm đau.”

Về một người thanh niên, vì tổ quốc phải gác bút nghiên ra trận, đành bỏ dở mối tình thơ ngây trong bài “Khúc Tình Ca trên cát”:

“Mộng đời vừa nhú cánh. Giầy chiến binh đã thấm lạnh rừng sâu. Tình ca đầu chưa viết trọn một câu, đành tắt ngấm trong vũng sầu si dại. Nửa kiếp buồn quay lại, người quên người, chợt e ngại nhìn nhau,khúc nhạc tình bỏ dở biết tìm đâu. Dăm cánh dế nương cỏ úa âu sầu. Đêm vô tình nhẩy múa. Nhóm sao mờ nằm chết giữa mây bay. Hoài niệm buồn len lén ướt bàn tay. Men kẽ đá, tuyệt vọng nhánh gai gầy…bầy dã tràng, trong tháng ngày xót xa. Vẫn cặm cụi trên cát viết tình ca…”

Lạ lắm là những bài viết trên thể lục bát, là thể rất dễ bị “đụng hàng”, nghĩa là nhai nhái giống nhau, nhưng với bài “Lá me non”, thơ của tác giả, đã viết môt cách vững vàng, không có chút gì giông giống như những bài nhạc phổ trên thơ lục bát của Phạm Duy:

“Câu ca dao (tim tím) khóc sụt sùi. (Cây) đàn dây sớm dứt, bùi ngùi (đứng) đợi sương. (Hai) tay khuya đan kín (lối) đoạn trường, môi khô (thoa) lời cũ, rượu (xưa) vương góc hồn…(*) Từ khi bỏ phố ra đi. Lòng như giữ mãi chút gì vỡ tan. Mênh mang khói lạnh ngút ngàn. Nào ai đếm được quan san mấy từng..”

Đó, nhạc Trần Văn Lương như thế, chắc không thể tìm thêm lời bàn nào khác, chỉ mong độc giả, khán giả, thức giả tìm nghe các cuốn CD của Trần Văn Lương, “con bướm già cô độc”, và sẽ thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại vẫn còn mênh mông tình tứ.

Chu Tất Tiến, Tết Ất Mùi.

(*) Những chữ trong ngoặc, theo suy đoán của người viết, là những chữ thừa, ghép lại cho thoát khỏi âm điệu của câu lục bát thường dùng và cũng để cho đủ một “measure” (khung nhạc).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.