Hôm nay,  

Báo Chí Trào Phúng Pháp: Một Vũ Khí Thừa Hưởng Từ Cách Mạng 1789

31/01/201500:00:00(Xem: 4877)
Tuần báo Charlie phát hành 60 000 bản nhưng chỉ bán được có 30 000 bản trong thời gian trước khi xảy ra vụ hồi giáo thảm sát các nhà báo ở Tòa soạn, mà người biểu tình hôm 11/01/2015 trên khắp nước Pháp có tới 4 triêu để lên án hành động giết người hun bạo của những người hồi giáo. Như vậy biểu tình không chỉ để bảo vệ quyền tự do báo chí, quyền tự do phát biểu, mà chính là để bảo vệ quyền sống trọn vẹn của con người.

Trào phúng, biếm họa là cách nói của những người muốn nói tiếng nói của mình và đồng thời nói dùm cho nhiều người khác nữa.

Cách nói này không phải mới đây mà có từ thời Cách mạng pháp. Nó là một thứ vũ khí chiến đấu cho “quyền nói” của người dân.

Sau hiện tượng gần như khắp thế giới “Tôi là Charlie”, xuất hiện “Tôi không là Charlie”, không phải của người hồi giáo vì khẫu hiệu của họ là “Tôi yêu Mahomet”. Tại sai sao “Tôi là Charlie”? Hảng tin pháp AFP (Agence France - Presse) đưa ra bản văn xác định giá trị quyền tự do báo chí của nước Pháp và đồng thời bày tỏ tinh thần ủng hộ Charlie. AFP viết “Báo chí trào phúng pháp, không kiêng cử khi phải chế nhạo, chấm biếm chánh quyền hay giáo hội tôn giáo, vốn là truyền thống bắt nguồn từ Cách mạng pháp. Báo trào phúng “Le Canard enchaỵné” (Con Vịt bị cột) hay Hara-Kiri (Mổ bụng tự sát), tiền thân của Charlie Hebdo, cũng phát xuất từ truyền thống ấy”.

Nhà nghiên cứu báo trào phúng, châm biếm, Ông Guillaume Doisy, trả lời AFP: “Đó là một thứ đặc thù của Pháp. Người ta dùng biếm họa là một cách tranh đấu chống lại, tố cáo, xóa bỏ rào cảng của thói tục”.

Sử gia Christian Delporte nhấn mạnh “Ở ngoại quốc, không có tờ báo nào giống như Charlie Hebdo. Cái đặc tính của tuần báo này không phải chỉ châm biếm giới chánh trị, mà cả đời sống xã hội, môi trường, kinh tế và tài chánh”.

Thật ra ở nước ngoài cũng có báo chọc cười nhưng không nhằm vào chánh trị trong lúc đó chánh trị chính là chủ đề chánh của Charlie Hebdo.

Diểu cợt, châm biếm, hai tuần báo Charlie và Le Canard enchaỵné thể hiện trường kỳ truyền thống phóng túng và chống lại giới tăng lữ, cao điểm của truyền thống này là vào thế kỷ XIX hằng trăm ấn bản khác nhau xuất hiện.

Sử gia Chhristian Delporte nhận xét “Báo trào phúng, châm biếm này không biết e dè điều cấm kỵ nào hết”. Tuy nhiền, trong Con vịt cột, người ta thấy có vài giới hạn như không nói tới “cái chết và sex” trong lúc đó, Charlie Hebdo đụng tới hết, vẻ phơi bày ra hết!

Chủ trương báo trào phúng, châm biếm không phải là đặc quyền của riêng cánh tả, mà cả của cánh hữu nữa. Những nhà báo trào phúng của năm 1930, cũng tài năng, cũng cay độc với chánh trị, với giới tăng lữ, với những thói tục xã hội, lại là những người của xu hướng chánh trị cánh hữu và cực hữu của Pháp.

Trước đây một thế kỷ, trong lúc xuất hiện tư tưởng cách mạng và những nhà tư tưởng tranh đấu cho quyền tự do phát biểu thì biếm họa, hí họa đã bắt đầu phổ biến và lan rộng.

Ông Guillaume Doisy nêu lên nét đặc thù của Pháp “Cách mạng và sự tách thiên chúa giáo ra khỏi đời sống xã hôi đã làm cho nước Pháp khác hẳn với nhiều nước khác. Vua Louis XVI và Hoàng hậu Marie-Antoinette là mục tiêu ưu tiên cho những bức biếm họa. Trong hình vẻ, nhà Vua trở thành con heo, Hoàng hậu trở thành con rắn.

Cũng theo Ông Guillaume Doisy, ở Anh, báo châm biếm, trái lại, tránh đụng chạm tới tôn giáo. Tuy nhiên có “cù lét” hoàng gia. Còn ở Huê kỳ thì chưa xuất hiện báo chấm biếm nhằm vào Nhà thờ.

Ở Pháp vốn là xứ công giáo nhưng Giáo hội Vatican vẫn thường bị tấn công mặc dầu áp lực của Giáo hôi rất mạnh để tránh đở. Riêng từ 30 năm nay, Charlie Hebdo không chừa những tiêu cực của một tôn giáo nào cả.

blank
Biếm họa trên báo Việt.

Một chút về 2 tuần báo Charlie Hebdo và Le Canard enchaỵné.

Tuần báo Charlie Hebdo và Le Canard enchaỵné là loại báo trào phúng, châm biếm của Pháp. Hình minh họa chiếm phần lớn trang báo, nhứt là hình biếm họa chánh trị. Trên báo cũng có những bài điều tra, phóng sự chuyện ở ngoại quốc về những đề tài như “giáo phái”, phái cực tả, công giáo, hồi giáo, hồi giáo quá khích, do thái giáo, chánh trị, văn hóa,…

Charlie Hebdo, ấn bản đang lưu hành ngày nay, sáng lập năm 1970 do ê-kíp của tạp chí Hari-Kiri cùng thể loại vì Hara-Kiri bị đình bản do đăng một bài về cái chết của Tướng De Gaulle với cái tựa quá sống sượng.

Charlie Hebdo nối tiếp Hari-Kiri và xuất bản đều đặng cho tới năm 1982, sau đó đình bản cho tới năm 1992 để cả ê-kíp tăng cường thêm người mới làm lại ấn bản mới cho tới ngày nay.

Charlie Hebdo trước biến cố chết người có 16 trang phát hành vào ngày thứ tư hàng tuần. Khi nào thứ tư nhằm ngày lễ, báo sẽ ra ngày thứ ba. Giá bán mỗi tờ từ 2e, rồi 2, 50e, sau cùng là 3e. In 45 000 tờ nhưng bán chỉ tới 30 000 tờ nên trước khi xảy ra vụ khủng bố, báo đã thiếu tiền cho chi phí, vừa định kêu gọi yểm trợ.

Tuy gặp khó khăn tài chánh vô cùng ngặt nghèo, Charlie vẫn không nhận quang cáo, không nhận tài trợ của Chánh phủ theo điều kiện “báo bán kém, chi phí cao” để không bị ảnh hưởng làm mất đi tính độc lập của tuần báo. Các tờ báo chánh trị của đảng phái như tờ “Nhơn Loại – LHuamanité” của đảng cộng sản pháp sống qua ngày nhờ trợ cấp của Chánh phủ để “đấu tranh giai cấp” và chống Chánh phủ.


Một phần ký giả sống sót sau vụ hồi giáo khủng bố hôm 7/1 làm lại tuần báo Charlie, đặt tên là “Số báo của những người sống sót”, in chỉ 8 trang, số in lên 7 triêu tờ, bán 3e tờ. Mãi tới hôm thứ hai tuần rồi, tức lần in thêm thứ ba 2 triệu tờ nữa, nhiều người ở vùng Paris mới mua được số báo đặc biệt này.

“Le Canard enchaỵné – Con Vịt cột” cũng là tuần báo trào phúng của Pháp. Đây là tờ báo kỳ cựu nhứt của Pháp, sau các báo Le Figaro(1826), La Croix (1880), Le Chasseur français (1885), Les Echos (1904) và LHumanité (1904). Con Vịt cột do Maurice Maréchal, Jeanne Maréchal và Henri-Paul Deyvaux- Gassier sáng lập ngày 5 tháng 9 Năm 1915. Từ năm 1960 Con Vịt cột làm thêm công việc điều tra nêu lên nhiều vụ tiêu cực của các giới chánh trị, kinh doanh, tôn giáo, … ở Pháp.

Khui ra những chuyện bê bối làm cho dư luận xôn xao nhưng nhà báo cứng rắn bảo vệ nguồn thông tin. Chỉ có nhà báo đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp lý, người cho thông tin không bao giờ bị trách nhiệm. Điều quan trọng là thông tin luôn luôn chính xác vì được phối kiểm trước khi loan. Con Vịt cột thường nhận đăng những tin “đụng chạm” mà báo khác gởi tới vì không dám đăng. Nên Con Vịt cột là tờ báo không có tương đương ở ngoại quốc. Ông Gassier nói rỏ về lập trường làm báo “Anh đọc bài của tôi chớ anh đừng mong điều đình với mạng sống của tôi”!

Tên “Con Vịt cột” hàm ý chỉ “Con người tự do” do Georges Clémenceau sáng lập để công khai chỉ trích chánh phủ thời đó. Báo in theo khổ nhựt báo và có 10 trang, phát hành vào ngày thứ tư hằng tuần, giá bán từ năm 1991 tới nay không thay đổi, 8 francs, ngày nay 1, 20e.

Cũng như Charlie Hendo là không nhận quảng cáo và tài trợ để giử độc lập tài chánh, Le Canard enchaỵné, theo qui ước nôi bộ, còn không được nhận bất kỳ tưởng thưởng gì của Chánh phủ như bắng khen, huy chương, cả quà biếu có ảnh hưởng, …Nhưng Le Canard enchaỵnè có thu nhập cao hơn. Ngoài chi phí, chi phí rất khiêm tốn tuy lương ký giả và nhơn viên cao hơn tất cả báo khác, Le Canard enchaỵné có một ngân khoản dự trử lớn hơn nhiều lần tiền thu nhập một năm bán báo. Năm 2012, phát hành gần 400 000 tờ. Qua 2 năm sau, số bán giảm từ 16% còn 6% năm rồi.

Con Vịt cột có xu hướng chống quân phiệt nên dư luận cho rằng họ khunh tả. Nhưng họ luôn luôn từ chối là tờ báo của cộng sản. Khi phe xã hôi lên nắm quyền ở Pháp, họ vổ tay nhưng giử thái độ theo dõi và dè dặc. Do đó phe tả của chánh trị pháp rất khó chịu.

Điều không thay đổi ở con Vịt cột là tinh thần phê phán nghiêm khắc, nhứt là nhằm vào giáo hôi công giáo và giử được sự độc lập hoàn tơàn.

Có người cho Con Vịt cột là tờ báo không theo tả, cũng không theo hữu.

blank
Biếm họa trên báo Việt.

Ở Sài gòn trước kia, nhà báo Chu Tử mở mục “Ao thả vịt” để châm biếm, công kích những chuyện tiêu cực trên báo “Sống” của ông. Và trong dân chúng, khi nghe được một thông tin nào còn ngờ vực hoặc đã lộ ra không đúng sự thật, người ta bảo đó là “tin vịt”. Nếu tin không đúng sự thật một cách quá hiển nhiên, người ta sẽ bảo đó là “tin vịt cồ”!

Thật tội nghiệp cho con vịt!
Trào phúng, châm biếm ở Việt nam

Về văn chương trào phúng, châm biếm, Việt nam có nhiều nhà văn, nhà thơ tài hoa từ thế kỷ XIX: Hồ Xuân Hương, Tú Xương,;.. Tới năm 1930, Báo Phong Hóa ra đời là tờ báo đầu tiên trào phúng, châm biếm những thói tục xã hội lỗi thời. Cũng có cả tranh biếm họa xuất hiện trên trang báo.

Cái cười chế diểu, cái châm biếm của Việt nam, mà Việt nam Hà nội thì phải biết. Nó mới thắm thía làm sao ấy!

Hồ Xuân Hương:

“Khi cảnh, khi tiêu, khi chũm chọe
Giọng hi, giọng hỉ, giọng hi ha …
Chày kình tiểu để suông không đấm,
Tràng hạt vãi lần đếm lại đeo …”

Trần Tế Xương:

“Quảng đại từ bi cũng phải tù
Hay là sư cụ vụng đường tu?”

Tranh hí họa, châm biếm ở Việt nam không chắc hẳn bắt chước Pháp. Tranh “Tiến sĩ chuột vinh qui bái tổ” phải ra đời trước khi Pháp tới Việt nam. Và nét vẻ không giống hí họa của Pháp. Nhưng nội dung chắc cũng là vũ khí sắc bén giử gìn truyền thống tốt đẹp dân tộc, châm biếm, chế diễu những tục lệ hủ lậu, những thói hư tật xấu xã hội. Kịp tới lúc Pháp đô hộ, nhiều người chạy theo bắt chước nếp sống mới một cách ló bịch trở thành đề tài công kích của nhà văn, nhà thơ, họa sĩ.

Phải chăng cái cười có ý nghĩa thì ở đâu cũng giống nhau?

Nói đừng chấm biếm hồi giáo thì đâu có xảy ra vụ khủng bố ở tuần báo Charlie vì “đừng làm điều gì người ta không muốn thì …”.

Xin mời nghe lời tuyên bố của Abou Mohammad al-Adnani, phát ngôn viên của tổ chức khủng bố, được phát trên mạng kêu gọi “những người Hồi giáo tại Châu Âu và phương Tây hãy tấn công vào các tín đồ công giáo ở bất kỳ đâu (…), chúng ta cam kết sẽ làm cho những người đó sẽ phải tiếp tục sống trong hỏa ngục, nỗi khiếp hãi và bất an”. Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo còn hoan nghênh các vụ tấn công do những kẻ “thánh chiến” thực hiện trên đất Pháp, Úc và Bỉ thời gian gần đây (AFP).

Nguyễn thị Cỏ May

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.