Hôm nay,  

Máu Dê

18/12/201400:00:00(Xem: 6388)

“Mặc dù bạn xấu xí thế nào đi nữa, vẫn luôn luôn có người yêu bạn, muốn kết hôn với bạn.”

(No matter how ugly you are, there is always someone falls in love with you; someone wants to marry you). - David Letterman – CBSs “Late Night Talk Show” host

*

blank
Chàng dê...

Ai cũng biết rồi. “Dê” là một động vật mà con đực rất mạnh giỏi trong công việc “giao lưu” với Dê cái… Thường thường, một chuồng nuôi Dê có 10 Dê cái chỉ cần một anh Dê đực là đủ phục vụ ngày đêm rất tươm tất; không có Dê cái nào than van thiếu thốn, hay đòi hỏi thêm gì cả. Dê chẳng cần dùng đến “Minh Mạng hoàng đế thang”; phải nấu sắc củi lửa rất lỉnh kỉnh. Dê (đực), qua thành tích luôn luôn vượt chỉ tiêu và được công nhận khắp nơi như vậy, trở thành biểu tượng của tình dục. Có lẽ vì thế mà hai chữ “Máu Dê” phát xuất từ đó.

Tính “Dê” (không phài con Dê) không hẳn là chuyện xấu. Dê là bản năng tự nhiên của con người. Không có gì lạ. Nếu không Dê, không đề xướng được, không chuyển đạt được một sự ưa chuộng, ham muốn, tình cảm, lưu luyến của mình đến một người khác giới tính với mình thì sống cũng như chết mà biết thở thôi: không có hôn nhân, không có sinh sản, nhân loại có lẽ đi đến tuyệt chủng cũng chẳng mấy chốc.

Các nhà tâm lý học còn cho là Dê là nền tảng của văn minh nhân loại mà chúng ta đang sống. Họ lý luận rằng con người vì có bộ óc lớn (so với trong lượng cơ thể) cho nên sự thông minh, và khả năng linh động uyển chuyển của ngôn ngữ qua mặt tất cả muôn thú vể phương diện “Dê gái (?)” Con công mặc dù có sẵn cái đuôi đẹp, đầy mầu sắc lộng lẫy thì cũng chỉ biết xòe cho rộng ra rồi kêu “ục ục” vài tiếng nghe rất nản; rồi đi qua đi lại lờn vờn trước mặt con công cái là hết chiêu! Đứng trước mặt gái đẹp mà chỉ biết dương cờ ra rồi kêu “ục ục” thì dễ bị phạng guốc bể trán.

Dê không hẳn là xấu nếu biết cách Dê theo “quy trình:” Dê vào lúc nào, Dê ai và Dê trong hoàn cảnh nào! Các anh thường chỉ thả Dê theo bản năng: nói (lạng quạng) và hành động (quờ quạng) chỉ làm mất lòng thay vì được lòng người đẹp mình chiếu cố; đôi khi Dê còn ăn nhằm cỏ độc xùi bọt mép… Không phải vì các anh này đần độn hay ngớ ngẩn, chỉ vì quá lệ thuộc vào bản năng, có nghĩa là mỗi khi nhìn người đẹp là thấy có bóng dáng cái giường ở phía sau lưng cô nàng. Đôi khi, nhiều anh chàng còn có thói quen rơi vào hoàn cảnh hiểu nhầm rất đáng tiếc: người đẹp chỉ có ý thân thiện chứ không (chưa) phải là đã có dấu hiệu yêu mến hay thương yêu gì mình cả. Những anh chàng loại thiếu bản lĩnh này làm cho “Dê” trở thành một động từ có nghĩa xấu; cử chỉ và ngôn ngữ ngờ nghệch làm cho đối tượng gài số de ngay từ phút đầu; làm mất cả các cơ hội để Dê thiệt tình trong các lần gặp sắp tới…. Phải nên biết về vấn đề nhận định hoàn cảnh giao tế xã hội, ngoại trừ vài con nhạn cái là đà còn mơ ngủ, phần lớn phụ nữ tinh tường và mạch lạc hơn đàn ông. Họ chỉ quan sát cử chỉ của các anh là có thể có thể đọc ra ngay các ý định gian ác của các anh… Đừng tưởng bở!

Hủ tục “Tảo hôn” chỉ còn đọc thấy trong sách sử. Ngày nay, “Dê” còn là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn người phối ngẫu. Dê để có ý định xây dựng lâu dài khác với Dê cho vui qua ngày qua tháng. Thành ra có vấn đề phải lựa chọn đối tượng để Dê chứ không bạ đâu Dê đó có ngày mang đầu máu, tiền mất tật mang…

Muốn Dê cho có kết quả, ngọai trừ vài trường hợp ngoại lệ - không cần phải ra sức Dê nhiều mà vưỡn có bồ đẹp / vợ đẹp, giỏi dang - người viết đề nghị phe ta nên chú ý hai việc cơ bản:

- Đối tương đại khái phải ở củng tần số với mình

Tôn tử đã nói “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” cũng không qua cái quy luật số 1 này… Chưa học hết lớp ba trường làng, đến tuổi cần lấy vợ rồi mà vẫn còn làm lương tối thiểu thì không thể mơ lấy được vợ tốt nghiệp Bác sĩ, đoạt giải Hoa hậu áo dài áo cụt, làm Người mẫu đồ lót… Cứ nhắm cái đám đông phụ nữ cũng làm lương tối thiểu mà Dê thì ăn chắc. Nên biết, có nhiều cô dù làm lương tối thiểu nhưng vẫn có nhan sắc mặn mà, tài quán xuyến gia đình như thường… Ngoài ra, phụ nữ vẫn thường muốn người phối ngẫu dáng dấp cao ráo, học giỏi thông minh, ăn nói hoạt bát hơn mình, thành ra Dê những đối tượng ở tần số thấp hơn mình dù gì cũng “làm việc” đỡ vất vả hơn.

- Không tiếp tục Dê nếu đối tượng (có ý) tỏ ra không màng gì đến mình

Tục ngữ dân gian nói là “Nhất lì, nhì đẹp trai.” Thời buổi này, cái gì cũng phải làm cho mau lẹ mới ăn tiền: Drive through, Fast foods, Fast Cars, Fash Check-out, Fast Check-in, Fast lane… bởi vì thời giờ là tiền bạc. Ngoại trừ xấu trai mà có thật nhiều tiền, còn lại, đại đa số lá bài “Lì” chỉ làm phí thời giờ vô ích chẳng đi đến đâu cả. Thấy đối tượng không quan tâm một vài nghĩa cử đẹp của mình thì tốt nhất tìm xem có cái cửa “exit” ở gần đó để rút êm. Muốn nán lại chút đỉnh để cầu may thì phải thay thế “Lì” bằng “Tự tin” và “có duyên” thì may ra thay được thế cờ. “Tự tin” thì có thể rèn luyện được chứ “có duyên” phải nhờ vào bản chất tự nhiên của mình; không học hay mua món này ở đâu được. Cũng nên để ý là dò thấy đối tượng ở cùng tần số rồi mà không thấy đối tượng tỏ sự thân mật, thì phải xem lại mấy cái “điều kiện ắt có và đủ” mà đương sự đã chính thức hay bán chính liệt kê đâu đó để thi hành, thử lại.


Dê không phải là tự khoe khoang những cái hay cái tốt mình đang có để gây sự chú ý. Mình phải kín đáo làm thế nào để những cái tốt của mình được đối tượng biết đến một cách gián tiếp; từ cô bạn của đối tượng chẳng hạn. Khi giáp mặt đối tượng, có hai vấn đề gây sự chú ý mau chóng là “Lời nói” và “vóc dáng cử chỉ” – Tôi tạm gọi “vóc dáng cử chỉ” là “phong cách” - “Lời nói” phát ra từ miệng; còn “phong cách” biểu hiện từ thân thể. Các nhà tâm lý cho biết khi hai người gặp nhau lần đầu tiên, phái nữ bị lôi cuốn bởi phong cách đến 55%; chỉ có 38% là từ cách nói chuyện; sau cùng chỉ có 7% để ý đến các trự đang nói cái gì… Nói cách khác, ở giây phút gặp gỡ đầu tiên phái nữ để ý đến phong cách nhiều hơn là lời nói.

Để Dê cho hữu hiệu, không thể bỏ qua một yếu tố quan trọng khác nằm trong “tiểu mục” phong cách (Non-verbal / Body language) là con mắt, là cách nhìn. Ánh mắt chất chứa tình cảm và sự diễn đạt. Một cái nhìn đắm đuối (không nên dài hơn một phút đồng hồ) tỏ một tình cảm sâu xa. Có nhiều con dế mèn lạnh cẳng tránh nhìn thẳng vào mắt đối tượng của mình mà chỉ tìm cách nhìn len lén. Uh! “Nhìn” là con dao hai lưỡi bởi vì nhìn lâu hơn hai phút thì lại có vẻ “đầy đe dọa?!” Làm đối tượng sợ! Nếu đối tượng bị Dê tránh cái nhìn của mình – nhìn đi chỗ khác chẳng hạn – thì tạm thời xem đó như dấu hiệu của sự từ chối. Tôi nói “tạm thời” bởi vì có thể đối tượng lúc đầu còn giữ vẻ e dè, thẹn thùng. Mình có thể thử (nhìn) lại trong một cơ hội khác cho rõ hiện trường hơn.

Oái oăm ở chỗ lần đầu lấy được cảm tình của đối tượng phần lớn nhờ phong cách (còn nhớ 55%?) nhưng muốn cho chuyện Dê hoàn toàn thành công trên đường dài (long run) phải nhờ đến lời nói (good conversation). Ăn nói trôi chảy, mạch lạc và duyên dáng thì ăn chắc như bắp. Người thông minh, có kiến thức, thành công trên trường đời thường không có trở ngại gì trong việc ăn nói. Nếu đối tượng đáp lại lời nói của mình bằng những câu dài, chứ không trả lời cộc lốc nhát gừng, thì mình hiểu là Dê đã có kết quả sơ khởi!

Với nhiều thành kiến có ý châm biếm, “Máu Dê” còn được dùng để gán cho hình tượng cho sự dâm đãng và thô tục; để chỉ những người đàn ông hay gạ gẫm, lường gạt phụ nữ nhẹ dạ loại con nai vàng ngơ ngác; để chỉ những người không kìm hãm được được sự ham muốn chinh phục người khác giới. Các tên gọi trong dân gian như Dê cụ, Dê xồm là những biểu tượng xấu từ con Dê. Kẻ dâm đãng thấy đàn bà là ngồi không yên, nói be be; hay quờ quạng, nắm níu không xin phép trước; Máu Dê loại này còn được dân gian gọi là “Máu 35” (vì số 35 trong số đề sổ số mang hình con Dê). Chữ “Ba mươi lăm” (“35”) là một đặc trù văn hóa thuần túy Việt Nam. Chỉ Việt Nam mới có và dung con số độc đáo này trong ngôn ngữ giao tế.

Về phần mấy anh chàng “35” thì họ lại nói ngược lại:

“Dê” (máu xấu) cũng một phần do chị em phụ nữ khiêu khích chứ bộ! Bây giờ phụ nữ ăn mặc táo bạo, khiêu gợi quá: Những chỗ “nóng” đều phô ra để khoe hàng cho bằng được.

Mà thiệt! Chẳng riêng gì ca sỡi, người mẫu mới khoe háng (typo?) Mà cả các cô gái choai choai mới lớn hàng họ còn rất khiêm nhường cũng ráng khoe. Rồi đến mấy bà đã có gia đình, thậm chí đứng tuổi xồn xồn sắp đủ điều kiện vào viện dưỡng lão cũng bon chen bày hàng họ ra khoe tứ tung thiên địa. Hàng bé thì đi bơm, thổi, độn, chích to to lên. Hàng “quá đát” thì nâng cấp lại cho mướt hơn. Cứ miễn sao hàng họ đập vào mắt thiên hạ cho thật sexy. Đàn ông có sẵn “Máu Dê” nhìn chịu sao thấu? Mà lỡ có giả vờ không nhìn thì bị nói móc là “có mắt như mù?” hay bị chê là “gay,” “cù lần bỏ mẹ !” mới chết. Miễn được mấy anh “Máu Dê” nhìn thấy sexy, thèm chảy nước miếng là ăn tiền.

Máu Dê sàm sở chút đỉnh còn có thể được bỏ qua; chớ “Dê quá tải” thì có thể bị phụ nữ bạt tai; tệ hơn là vô phước bị anh kép hay anh chồng nóng tính lụi sảng một vài dao thì có đường húp cháo cũng phải vài tuần… Tôi có một anh bạn đồng nghiệp người Mễ về thăm nhà bên đất Mễ. Anh ta đi dự một “party” nhẩy đầm. Vì có ít đô la trong túi, anh ta được một em Mễ nóng bỏng ôm sát, nhẩy rất tình tứ. Anh ta không để ý là em muchacha này có anh chồng loại băng đảng cũng tham gia buổi tiệc nhẩy đầm này. Anh bạn bị anh chồng ghen phập cho vài dao trên lưng, cổ phải vào nằm nhà thương trên đất Mễ hết vài tuần lễ. Khi trở lại Mỹ suýt mất việc vì vắng mặt lâu quá.

Phải cẩn thận. Một khi anh nào đó lỡ bị gắn cho cái nhãn “35” thì kể như con đường tình ái bị chết dí trong ngõ hẹp. Nghe tới tên chàng “35” là phụ nữ chạy dạt như gián bò thục mạng trong bếp tối khi bị bật đèn sáng bất thình lình… Làm sao còn có cơ hội để thả Dê nữa nè trời!

Tóm lại, dù có nói tới nói lui, phải công nhận Dê là cả một nghệ thuật và người có máu Dê phải là một “nghệ sỡi ưu tú.” Đã bỏ công ra Dê thì phải Dê gái đẹp; chứ Dê gái xấu (“đẹp xấu còn tùy người đối diện?) mần chi cho uổng đạn… Đàn ông không có máu Dê bị coi là đàn ông bất bình thường; Không có “Máu Dê” thì không có “đêm tân hôn.” Nhưng mà “Dê xồm” thì lại hỏng hết mọi chuyện: không bị đánh bể mặt thì cũng có ngày vô ấp nằm bóc vài cuốn lịch.

“Khôn cũng chết. Dại thì chết là chuyện dễ hiểu. Chỉ có Biết là sống.”

Trần Văn Giang

Ngày 17 tháng 12 năm 2014

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.