Hôm nay,  

Tìm Hiểu Thơ Ca Việt Nam

23/11/201416:59:00(Xem: 3133)
TÌM HIỂU THƠ CA VIỆT NAM

(Lời tâm tình: Bài viết về “Đất Việt” khoảng một năm qua đã đăng tất cả 53 tỉnh thành của VN liên tục hằng tuần trên Việt Báo, nên không còn nữa. Nay “Trang Đất Việt” xin được gởi đến Bạn đọc về “Nếp Sống Việt” là một phần trong “Đất Việt”. Bài viết chỉ khái quát, không đi sâu từng chi tiết của đề tài. Cuối mỗi bài viết, phần “Thiết nghĩ” nếu có chỉ là góp ý của tác giả, không ngoài mục đích làm sáng tỏ thêm về nội dung đã biên soạn. Trang Đất Việt” được đăng hằng tuần, luôn mong mỏi nhúm nhen tình tự dân tộc, niềm yêu thương quê hương và giữ gìn Việt ngữ cùng văn hóa Việt.)
________________


Có lẽ sáng tác hay cảm tác một bài Thơ, thường do người có năng khiếu về thơ phú. Cảm tác một bài thơ, không phải là một sự ghép chữ, ghép vần, mà muốn cảm tác bài thơ được phong phú, thi nhân phải biểu lộ trọn vẹn sự cảm xúc của tâm hồn, trang trải hình ảnh nghệ thuật của nhịp điệu và âm điệu sao cho nhẹ nhàng, uyển chuyển và hàm súc.
Khái quát qua các thể thơ thường dùng ở Việt Nam:
Việt Nam có nhiều thể thơ. Soạn giả chỉ trình bày khái niệm một vài thể loại thông dụng. Thơ phú thường ở thể loại vần, nên bài thơ làm dù ở thể loại nào, đều cần phải có “vần”, Bài thơ không có vần sẽ trở thành một bài văn xuôi!
Vần và đối:
A- Vần: - Vần chính là vần có âm đọc một thanh như:
Vần bằng: An, tan, than.
Vần trắc: Át, bát, cát.
- Vần thông là hai âm có giọng tương tự nhau như:
Vần bằng: Cành, thành, hành (vần chính) sẽ thông vận với: Thanh, mình, chinh. Coi sẽ thông vận với: bồi, đời...
Vần trắc: Có, gió, nó (vần chính) sẽ thông vận với: C, đ, c, ch, gi. ánh, tánh sẽ thông vận với: cảnh, định...
- Hạn vận, phóng vận:
Hạn vận là vần thơ chỉ giới hạn một vần “độc vận”. Phóng vận là người làm thơ muốn làm vần gì thì tùy ý.
B- Đối trong thơ: Đối có đối âm và đối tự loại: Đối âm là Bằng (B) đối với Trắc (T), như sông đối với núi. Đối tự loại là danh tự đối với danh tự, tĩnh từ đối tĩnh từ... Ví dụ: Trời đối đất hay vội vàng đối với chậm chạp. Khi đối cả âm và tự loại là đối cân, nếu chỉ có đối âm, hoặc chỉ có tự loại, là đối lệch.
Tiểu đối là trong một câu có 2 đoạn đối nhau như:
Khi gió mát, (đối với) lúc trăng thanh (Kiều)
Bình đối là câu trên đối với câu dưới như:
Chiếc ngựa trắng đi về góc bể (đối với câu dưới)
Đàn chó xanh trở lại chân trời (Tác giả: Cao Bá Nhạ)
- Yêu vận và cước vận: Yêu vận (y.v.) là gieo vần câu thơ ở giữa câu và cước vận (c.v.) là gieo vần câu thơ ở cuối câu,
ví dụ: Nửa quả địa cầu nhớ nhung cố quốc(c.v.)
          Sống xa em đơn độc(y.v.) tháng ngày(c.v.)
          Muốn vui mượn rượu giải khuây(c.v.)
          Sầu thêm chất chứa lại đầy(y.v.) không vơi! (NLY)
I- Thơ lục bát: Thơ lục bát là thể thơ câu trên 6 chữ và câu dưới 8 chữ, thể thơ này bắt nguồn từ ca dao, phương ngôn... của Việt Nam, về luật bằng (b) và trắc (t) của lục bát:
b b t t b b
b b t t b b t b
Chữ viết đậm và có gạch dưới (b, t) là chữ vần của câu thơ. Những chữ ở số lẻ (1, 3, 5, 7) không cần theo luật bằng trắc, chữ ở số chẵn (2, 4, 6, 8) phải theo luật bình trắc, tuy nhiên chữ thứ hai câu lục, có thể đổi bằng ra trắc, ví dụ chữ đớn câu dưới:
     “Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng lời chung” (Kiều)
Lưu ý: Chữ thứ 6 và thứ 8 trong câu bát phải khác dấu, một chữ là không dấu (Đoản bình thanh) và một chữ là dấu huyền (Tràng bình thanh). Xem chữ (Tràng bình thanh) và chữ chung (Đoản bình thanh) câu thơ Kiều ở trên.
 
II- Thơ song thất lục bát: Thơ song thất lục bát, có: Hai câu (thất) bảy chữ, một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Hai câu bảy chữ có đối hay không cũng được. Nên lưu ý trong 2 câu thất, các chữ ở số thứ tự thứ 3, thứ 5 và thứ 7, thường phải đúng bình trắc. Âm luật và cách gieo vần như sau:
1. b t t b b t t           (Hai câu bảy chữ, của hàng số một và số
2. t b b t t b b          hai, các chữ ở số: 3, 5, 7 không thay đổi).
3. b b t t b b            (Hai câu sáu và tám, luật bình trắc và gieo
4. b b t t b b t b        vần như thơ lục bát đã nói ở trên).
Gieo vần: Chữ thứ bảy (t) của câu 1 vần với chữ thứ năm (t) của câu 2. Chữ thứ bảy (b) của câu 2 vần với chữ thứ sáu (b) của câu 3. Chữ thứ sáu (b) của câu 3 vần với chữ sáu (b) của câu 4, và chữ thứ tám (b) của câu 4 sẽ vần với chữ thứ năm (b) của câu 1 (đoạn kế tiếp). Chú ý chữ thứ ba của câu 1 là trắc có thể đổi ra bình. Nhưng chữ thứ ba của câu 2 là bình, mà đổi ra trắc thì nghe chói tai. Ví dụ:
“Tình cách biệt, thủy chung son sắt
Sống chia ly héo hắt tâm can
Chim muông rẽ bạn ríu ran
Nhớ em quay quắt, mơ màng dáng em!” (NLY)
III- Thơ ngũ ngôn thơ thất ngôn (tám câu năm vần):
Thơ Ngũ ngôn và Thất ngôn bát cú, là loại thơ ảnh hưởng từ thơ Đường luật xuất hiện từ thời nhà Đường (Tàu). Bài thơ luật bằng là chữ thứ nhì của câu đầu có vần bằng (b) và bài thơ luật trắc là chữ thứ nhì của câu đầu có vần trắc (t).
Sau đây là một số âm luật thường dùng:

A- Ngũ Ngôn (tám câu năm Vần):
Luật Bằng
1.   b b t t B
2.   t t t b B
3.  t t b b t
4.  b b t t B
5.  b b b t t
6.  t t t b B
7.  t t b b t
8.  b b t t B
Luật Trắct
1.  t t t b B
2.  b b t t B
3.  b b b t t
4.  t t t b B
5.  t t b b t
6.  b b t t B
7.  b b b t t
8.  t t t b B
B- Thất Ngôn Bát Cú (tám câu năm Vần):
Luật Bằng
1.   b b t t t b B
2.   t t b b t t B
3.   t t b b b t t
4.   b b t t t b B
5.   b b t t b b t
6.   t t b b t t B
7.   t t b b b t t
8.   b b t t t b B
         
Luật Trắc
1.  t t b b t t B
2.  b b t t t b B
3.  b b t t b b t
4.  t t b b t t B
5.  t t b b b t t
6.  b b t t t b B
7.  b b t t b b t
8.  t t b b t t B

Câu 1 gọi là phá, nghĩa là mở ra, giới thiệu đề bài thơ, câu thứ 2 gọi là thừa, mở rộng ý câu phá (không cần đối).
Câu thứ 3 và 4 gọi là thực hay lĩnh, nói ý nghĩa của bài thơ muốn nói (hai câu này đối với nhau). Câu 5 và 6 gọi là luận hay cảnh, bày tỏ tâm tình của thi nhân. Hai câu luận luôn đối với nhau thật chỉnh.
Câu 7 và 8 là câu kết, kết luận ý bài thơ (không cần đối).
Về âm luật thơ ngũ ngôn hay thất ngôn, có “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”, tuy nhiên chữ thứ năm trong câu, không đúng theo luật bằng trắc đôi khi nghe chối tai.
IV- Thơ tứ tuyệt: Dùng 4 câu trong Ngũ ngôn hay Thất ngôn:
- Khi lấy 4 câu đầu (thì hai câu 3 và 4 đối nhau)
- Khi lấy 4 câu cuối (thì hai câu 5 và 6 đối nhau)
- Khi lấy 4 câu giữa (thì câu 3 đối với 4 và 5 đối với 6) - Khi lấy hai câu đầu (1 và 2) và hai câu cuối (7 và 8) bài thơ không cần đối. Ví dụ bài thơ tứ tuyệt “SỬ VIỆT-ĐẤT VIỆT”:
 SỬ truyền lập quốc, bởi Hùng Vương
VIỆT tộc cùng bào, lưu luyến thương
ĐẤT nước ngăn ngừa, Tàu lấn chiếm
VIỆT Nam hùng mạnh, phải lo lường (NLY)
 
V- Thơ yết hậu, là bài thơ mà tiếng sau cùng, dùng như một tiếng kêu! Xem bài “Anh nghiện rượu” của Phạm Huy Hổ:
Sống ở nhân gian đánh chén nè
Thác về âm phủ giắt kè kè
Diên vương phán hỏi mang gì đó?
Be!
VI- Thơ liên hoàn: là loại thơ làm hai hay nhiều bài, mà câu cuối bài trên và câu đầu bài dưới giống nhau.
VII-Thủ vĩ ngâm: là thơ làm câu đầu và câu cuối giống nhau, như bài thơ “Khóc ông phủ Vĩnh Tường” của Hồ Xuân Hương:
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
Cái nợ ba sinh đã trả rồi.
Chôn chặt văn chuơng ba thước đất,
Tung hê hồ thỉ bốn phương trời.
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất,
Miệng túi càn khôn khép lại thôi.
Hăm bảy tháng trời là mấy chốc,
Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!
 
VIII- Thơ Lục Ngôn Thể: Hình thức giống bài thơ thất ngôn, nhưng 2 câu thực và 2 câu luận, mỗi câu chỉ có 6 chữ (không phải mỗi câu đều 7 chữ như thất ngôn bát cú). Như bài thơ “Thế Sự” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
1- Chưa dễ ai là Phật Thích Ca
2- Nỗi niềm nhân nghĩa nhẫn thì qua
3- Lòng vô sự trăng in nước            (câu thực 3&4, 6 chữ)
4- Của thảng lai gió thổi hoa          (câu thực3&4, 6 chữ)
5- Khi khách xuân xanh thuở trẻ     (câu luận 5&6, 6 chữ)
6- Mấy người đầu bạc tuổi già        (câu luận 5&6, 6 chữ)
7- Thanh nhàn ấy ắt là tiên khách
8- Được thú ta, là có thú ta.
IX- Thơ tràng thiên: Khi làm một bài thơ, muốn làm theo lối “thất ngôn”. Nhưng gặp đề mục bao la, bài thơ cần dài mới hết ý, thì phải làm theo lối “thơ tràng thiên”. Thơ tràng thiên thường làm theo lối cổ phong và theo luật.
Sau đây là bài: “Phong Cảnh Kiếp Bạc” của tác giả Phan Kế Bính:
1- Trời Nam riêng một cõi danh bồng
2- Sơn thuỷ thiên nhiên cảnh lạ lùng
3- Bắc đẩu Nam tào chia tả hữu
4- Huyền đăng trăm ngọn đá chông vông
5- Mấy vùng cổ thụ bóng sầm uất
6- Một dãy cao phong thế trập trùng
7- Bãi cỏ se sè hình lưỡi kiếm
8- Nước trong leo lẻo một dòng thông
9- Ráng toả chiều hôm chim ríu rít
10- Mây tuôn ban tối khối mịt mùng
11- Phong cảnh bốn mặt dẹp như vẽ
12- Một toà lâu đài cao sát không
13- Rèm ngọc sáng choang mây núi bắc
14- Gác hoa bóng lộn sóng chiều đông
15- Đại vương khi nhàn rẽ tượng trúc
16- Theo sau một vài đứa tiểu đồng
17- Thủng thỉnh cuộc cờ khi gió mát
18- Thung dung ngâm vịnh lúc trăng trong
19- Nghĩ mình thú hứng vui này sót
20- Ngắm cảnh non sông thoả tấc lòng
21- Tuổi già cảnh thú công danh trọn
22- Than ôi! Đại vương thật anh hùng.
(còn tiếp)
Nguyễn Lộc Yên



.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.