Hôm nay,  

Vi Diệu Pháp

21/11/201400:05:00(Xem: 14091)

VI DIỆU PHÁP

       Phan Minh Hành

          Khóa tu kéo dài 9 ngày bắt đầu từ 11-11 đến tối thứ tư hôm nay 19-11 của sư cô Tâm Tâm về bài "Vi Diệu Pháp" ở Thiền đường Mây Từ, đã kết thúc hoàn toàn mỹ mãn và tốt đẹp. Ngoại trừ ngày chủ nhật khóa tu bắt đầu từ 3 giờ đến 6 giờ chiều, còn thì khóa tu khởi giảng từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối. Với thời khóa như thế đã gây nhiều bất tiện trong công việc thường nhật của hàng phật tử trong vùng Bolsa, nhưng trong suốt 9 ngày qua thiền đường chật cứng người đến tham dự, đến không còn lối đi và ghế ngồi! Sư cô Tâm Tâm đã giảng về Vi Diệu Pháp vài lần trong quá khứ và được tán thán khen ngợi rất nhiều, nên đó là lý do chính lôi cuốn hàng phật tử tại vùng nam Cali về tham dự đông đảo khóa tu, bất chấp giờ giấc không thuận tiện cho việc đi làm hằng ngày. Nếu sư cô không nói ra khó ai có thể đoán được sư cô đã đến tuổi thất tuần, bởi trông sư cô Tâm Tâm vẫn còn khỏe mạnh rất nhiều.

blank

          Nhìn lại lịch sử Phật Giáo Vi Diệu Pháp đã được Đức Phật thuyết giảng vào hạ thứ bảy tại cung trời Đạo Lợi, nhằm mục đích độ thân mẫu của Ngài. Vi Diệu Pháp được dịch ra bởi Phạn ngữ Abhidhamma, gồm có hai phần. Abhi là sự thù thắng, uyên thâm, sâu xa; Dhamma là giáo pháp, lời dạy của đấng giác ngộ. Do đó Vi Diệu Pháp có nghĩa là những giáo lý cao siêu, vi diệu, thù thắng, vượt trên tất cả. Đây là giáo lý tinh hoa và nòng cốt của Phật Giáo về cả hai phương diện triết học và đạo đức học.

          Ngày đầu tiên của khóa tu mỗi thính chúng được sư cô Tâm Tâm phát cho một đồ hình về ABHIDHAMMA. Khởi đầu bài giảng sư cô Tâm Tâm nói đến lợi ích về sự hiểu biết Vi Diệu Pháp. Theo sư cô thấu hiểu Vi Diệu Pháp giúp chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức bằng giảm dần sự phát triển của tâm ô nhiễm. Nhưng sư cô nhấn mạnh sự ô nhiễm vẫn còn trong tâm thức. Vì vậy chúng ta phải tập hành thiền Vipassana, thì mới loại trừ tận gốc sự ô nhiễm trong tâm. Sau đó sư cô Tâm Tâm trình bày tiếp rằng khi nói về Vi Diệu Pháp ắt phải đề cập đến pháp chân đế và pháp tục đế. Pháp chân đế gồm có hai phần:

          - Pháp vô vi: tức là Niết bàn.

          - Pháp hữu vi: gồm có tâm, sở hữu tâm và sắc pháp, mà trong đó                   tâm và sở hữu tâm là phần danh pháp.

     Một cách khái lược sư cô Tâm Tâm trình bày Vi Diệu Pháp trên đồ hình ABHIDHAMMA, có tất cả 121 tâm, được phân chia ra như sau:

     Trong phần tâm sở( CETASIKA) có:

          - Phần danh pháp( gồm có tâm và sở hữu tâm ) có 52 tâm.

          - Phần sắc pháp có 28 tâm

          - Phần niết bàn có 1 tâm.

     Trong phần tâm vương(CITTA) có:

          - Ở cõi dục giới: có 54 tâm.

          - Ở cõi sắc giới: có 15 tâm.

          - Ở cõi vô sắc giới: có 12 tâm.

     Trong 81 tâm trên được xem là tâm thế, hay là tâm thế gian, nên còn luân hồi trong ba cõi dục, sắc và vô sắc giới.

     Sau cùng còn có 40 tâm được xem là tâm siêu thế, gồm có 20 tâm đạo và 20 tâm quả. Đây là tâm của các bậc thánh, hay của bậc A La Hán và không còn luân hồi trong ba cõi nữa. Tóm lại, có 81 tâm thế gian và 40 tâm tâm siêu thoát, tạo thành ABHIDHAMMA, tức là Vi Diệu Pháp.

          Đứng trước bảng chi pháp sư côTâm Tâm giải thích thêm rằng các hành giả trong cõi tâm sắc giới tu đắc quả từ sơ thiền đến ngũ thiền, thì được sanh lên cõi trời. Còn các hành giả trong cõi tâm vô sắc giới tu đắc quả từ tầng thứ nhất đến tầng thứ tư, thì được sanh lên trong cõi trời phạm vương. Và các hành giả nào ở trong cõi dục giới chứng đắc được quả vị A La Hán, tức là cắt đứt hoàn toàn với sự ô nhiễm để tâm trở thành vô lậu, thì tâm của các A La Hán nầy trở thành tâm duy tác. Tâm duy tác là thứ tâm chỉ còn ánh sáng của trí tuệ và hoàn toàn cắt đứt chủng tử phàm phu. Do đó trong 54 tâm ở trong cõi dục giới phải trừ ra 9 tâm duy tác, đó là tâm của Đức Phật Thích Ca phải xử dụng nhục thân để hóa độ chúng sanh. Vì vậy theo sự chỉ dẫn của sư cô Tâm Tâm, tâm phàm phu của chúng ta chỉ còn lại 45 tâm, gồm có:

          - 12 tâm bất thiên.

          - 17 tâm vô nhân.

          - 8 tâm thiện

          - 8 tâm quả thiện hữu nhân.

     Theo lời sư cô Tâm Tâm vũ trụ dù rộng lớn bao nhiêu cũng không ngoài bốn loại tâm, đó là tâm, sở hữu tâm, sắc pháp và niết bàn. Khi bàn về tâm và tâm sở, Vi Diệu Pháp giúp chúng ta nhận thấy được sự hiện hữu của tâm và sự diễn tiến hoại diệt từng sát na của chúng. Khi nói về sắc pháp, Vi Diệu Pháp giảng giải về những duyên tạo hợp, cũng như những tiến trình sanh diệt từng sát na của sắc. Và khi đề cập về Niết bàn, Vi Diệu Pháp giải thích cặn kẻ về pháp hữu vi sanh diệt, vô thường, hầu giúp chúng ta nhận rõ thế sự thăng trầm của thế gian, đặng tinh tấn tu tập đạt đến đạo quả Niết bàn. Cũng theo sư cô Tâm Tâm, Vi Diệu Pháp chính là nền tảng hiểu biết để thực hành thiền Vipassana đưa đến tuệ giải thoát. Điều tinh túy của Vi Diệu Pháp là sự sâu sắc về bản thể pháp hay pháp chơn đế. Vì vậy, theo sư cô muốn thấu hiểu Vi Diệu Pháp cần nắm vững nghĩa lý của pháp chân đế, khác với tục đế, là sự thật của thế gian. Người con Phật cần phải phân biệt rõ pháp hữu vi với pháp vô vi, để không có sự lầm lẫn, chấp "ngón tay là mặt trăng". Vì vậy các phật tử cần phải hành thiền Vipassana thì mới thấu triệt được tất cả bản chất thật thể của các pháp.

          Trong ngày cuối cùng của khóa tu sư cô Tâm Tâm đã giải đáp thỏa đáng tất cả câu hỏi của thính chúng và tất cả mọi người vô cùng hoan hỉ và biết ơn sư cô đã giảng dạy cho đạo tràng Mây Từ một đề tài Vi Diệu Pháp thực sự hữu ích trên đường trao dồi tu đạo.

          Theo sự tìm hiểu Sư Cô Thích Nữ Tâm Tâm tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học ở New Delhi, Ấn Độ. Sư cô đã bắt đầu giảng về Vi Diêu Pháp từ năm 2003 và đến nay cũng vẫn còn đang tiếp tục. Hiện sư cô chủ trì Tịnh xá Pháp Huệ tại quận Bình Tân, Sài Gòn. Tịnh xá nầy còn đang trong vòng xây cất ngôi giảng đường Đại Tạng và Thiền Đường Vipassana. Phật tử tại Hải Ngoại muốn cúng dường tịnh tài và tịnh vật, có thể gởi check cho hội từ thiện MilkCare Foundation. Pay to the order of:  MilkCare Foundation. Note: “Gởi Sư Cô Tâm Tâm xây giảng đường”. MilkCare Foundation  P.O. Box 3575  Santa Clara, Califoria 95055-3575. Hoặc

E-mail: info@milkcare.org

          Ngoài ra không thể không kể đến công lao của các tình nguyện viên thường trực ở Thiền đường Mây Từ, như cô Diệu Mỹ, cô Từ Anh, anh Tâm Chánh Đạt vv..vv, và nhất là cô Chân Tịnh Diệu, đã góp bàn tay tác tạo sự thành công viên mãn cho khóa tu. Đặc biệt nhất nhà hàng chay Hương Từ vừa mới khai trương vài tháng qua đã cung ứng vô vị lợi thức ăn tối mỗi ngày cho khóa tu. Không những thế mọi người đến tham dự khóa tu còn được biếu tặng đĩa CD, DVD, sách báo cùng các hình ảnh các vị Phật và Bồ Tát. Thêm nữa tất cả bài giảng về Vi Diệu Pháp của khóa tu 9 ngày ở thiền đường Mây Từ của sư cô Tâm Tâm đã được thu hình vào DVD, và biếu tặng thính chúng ngay sau buổi học. Bởi thế công sức bố thí pháp của các vị tình nguyện viên luôn được mọi người đến tu học ở thiền đường Mây Từ ghi ơn rất nhiều.

 

                                                                                      11/20/2014

                                                                                   Phan Minh Hành

 

 

 

 

    

 


.
,

Ý kiến bạn đọc
02/12/201602:00:47
Khách
Giáo pháp là để giải quyết cái khổ cho chúng sanh. chúng sanh nào tự thấy mình khổ trong cuộc sống này thì tìm đến để học và thoát khổ nhờ vào chánh trí. cón chúng sanh nào tự cho mình quá hạnh phúc trong kiếp sống này thì không cần phải học. nhưng đến lúc khổ thì bế tắt. hậu quả là tà trí. là sân hận. là si mê. là tham vọng. là địa ngục tâm thức. là bất toại nguyện. là vẫn khổ đau.
14/07/201605:30:38
Khách
Bởi vì chỉ có bà mẹ đó mới đủ căn cơ để hiểu được Vi diệu pháp. Còn các bà mẹ khác đã tái sanh về những cõi không thể nghe giảng được. Làm người trở lại khó lắm, làm chư thiên còn khó gấp ngàn lần.
22/11/201413:03:19
Khách
Niết bàn chỉ có một tâm. Tâm đó không có nơi chốn ,không có tướng trạng , cũng không phải không có, cũng không phải không không có. Phủ định toàn bộ như phủ định việc xác lập vô cực trong toán học. Vì khi bạn xác định được vô cực thì vô cực +1 sẽ làm cho vô cực của bạn mất vị trí vô cùng lớn rồi
Niết bạn cũng không thể xác định. Nói rằng phải giác ngộ mới ....xác định được niết bàn là gì cũng không ổn. Vì ngay từ bản chất niết bàn không sinh không diệt,,không từ nơi nào đến ,cũng không đến nơi nào cả,giống hệt như khởi thủy của big bang. Khi đó không có cả vũ trụ lấy đâu sanh diệt hoặc hiên hữu. Đi tu để trở về nơi đó chăng.?
22/11/201412:49:38
Khách
Tất cả chúng sanh rất có thể là cha mẹ của mình trong một kiếp nào đó. Tại sao Đức Phật chỉ có một bà mẹ? Và chỉ độ bà mẹ này? Và chúng ta ở trần gian sao lại có thể biết chuyện ở cung trời đao lợi.
Chẳng hợp lý tí nào. Các vị kể chuyện như thế náy , có tự thấy mình ...mâu thuẩn và thuyết phục không?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.