Hôm nay,  

Lá Phiếu Bầu Cử Đầu Tiên Của Tôi

17/11/201400:00:00(Xem: 3898)

(LTS: Thúy Anh là một người trẻ, viết chính là bằng tiếng Anh, bản Việt dịch được hiệu đính từ người thân. Thúy Anh tốt nghhiệp Đại học Ursinus bậc danh dự Cum Laude trong ngành chính là Tin Học, phụ là Kinh Tế. Ra trường, làm ở công ty dược phẩm Merck về tài chánh và thương mại điện tử, sau đó đi nhiều nơi để làm tham vấn ngành dược. Hiện cư ngụ ở Nam California, thỉnh thoảng viết về các đề tài ưa thích.)

* * *

Những suy nghĩ nho nhõ từ một cô gái rất ít hiểu biết về chính trị, nhưng rất tự hào vì đã lần đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua, và cô vẫn còn rất nhiều đễ tìm hiểu và học hỏi thêm.

Mỗi năm hai lần, như nhiều người dân khác tôi cũng được động viên tham gia bỏ phiếu vào cuộc bầu cử. Các cuộc bầu cử đến và đi, tôi đều tránh né và không tham dự. Quyền công dân cơ bản này tôi đã không màng tới. Trong những năm tuổi 20s vô tư, khuynh hướng của tôi bao gồm học hành, kiếm việc, bè bạn, hẹn hò, v. v, và chính trị không hề tồn tại trong giới quan tâm của cô gái này. Khi gần đến tuổi 30s, chút gì vị kỷ trong tôi dường như đã dần dần trầm xuống và nhượng bộ cho những lưu tâm về cộng đồng chung quanh chứ không chỉ những gì về cá nhân tôi. Bản thân tôi bỗng nhiên từ từ chú ý đến các ứng cử viên và các cuộc vận động bầu cử. Tuy nhiên tôi cảm thấy lạc lõng trong môi trường mới này vì tôi không tin tưởng và phân biệt được sự kiện thật giả từ những bài phát biểu và các vận động chiến dịch quảng cáo chính trị của họ. Các thông tin quảng cáo qua đài truyền thông, các thư từ nhằm mục tiêu tấn công và phê bình phe đối lập gởi tới ngập thùng thư làm cho tôi rất rối rắm khi chọn người ứng cử viên. Trong khi sự thiếu hiểu biết về nọi dung các dự luật làm cho tôi phân vân không biết nên ủng hộ hay bác bỏ nó. Như người thường nói, nếu tôi không bỏ phiếu bầu cử thì tôi không có quyền than van về kết quả của cuộc bầu cử. Tôi không vui lắm khi nghe ai nói vậy vì tôi cũng là người không bỏ phiếu, nhưng tôi cũng không có gì bất mãn về điều đó. Nói cho đúng, lý lẽ của câu nói đó rất công bằng. Thêm vào, tôi cũng đã chưa nhận thấy được sự ảnh hưỡng hay tác động kết quả của cuộc bầu cử có trong đời sống hằng ngày của tôi và cộng đồng. Nhưng quan điểm khờ khạo này của tôi đã bắt đầu thay đổi sau lần đầu tôi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua.

Những tuần gần đây, với tên Janet Nguyễn trưng bày xung quanh các đường phố và những cuộc trò chuyện đề cập đến cái tên này tôi thỉnh thoảng chợt nghe trong cộng đồng chúng ta, tôi quyết định làm một chút gì để mở mang trí thức. Nhưng tôi biết tôi không hiểu biết và thông minh về chính trị, nên tôi đóng góp thời gian và công việc hơn là mở miệng nông cạn của mình. Tôi tham gia làm nhân viên phòng phiếu và mong phục vụ cộng đồng. Chứng kiến các cử tri trong ngày bầu cử lắp đi một phần nào thiếu sót về tri thức chính trị của tôi và đã giúp tôi đủ lòng tin để bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên của mình. Bổn phận của một nhân viên phòng phiếu bắt đầu từ giai đoạn huấn luyện thực tập. Trong lớp học, tôi rất hãnh diện khi thấy nhiều cử tri Việt tình nguyện tham gia giúp bầu cử và hăng hái thực tập. Kỹ năng song ngữ Anh-Việt của chúng tôi sẽ có ích cho cử tri cần sự giúp đỡ trong phòng phiếu ngày bầu cử.

Tôi được phân phối tới khu vực bỏ phiếu bao gồm ít người Á Đông. Tuy nhiên, đi một đường học một sàng khôn, chứng kiến những người dân ở đây thực hiện quyền bỏ phiếu của họ, hành động của mỗi người cho tôi chút gì tri thức và giúp tôi hiểu biết hơn về môi trường mới mẻ này.

Một người đàn ông trung niên bước vào phòng bỏ phiếu của chúng tôi và hỏi mượn quyển Cẩm Nang Hướng Dẫn Về Bầu cử, nói rằng ông còn một dự luật phải tham khảo lại trước khi bỏ phiếu. Hiếu kỳ về yêu cầu của ông, tôi cũng bắt chước mở quyển tập sách. Trang từng trang lật qua và lại, tôi cố đè nén sự ngạc nhiên và cảm giác vui mừng khôn xiết của mình. Những thông tin cần thiết mà tôi muốn biết về các dự luật đã được trình bày trong quyển tập sách, từ những tóm lược, những ước tính tác động tài khóa, đề nghị về cách sử dụng ngân quỹ, những phân tích và biện luận, tới những giải thích về ý nghĩa của lá phiếu bầu ủng hộ hay bác bỏ cho mỗi dư luật. Quyển sách nhìn quen quen vì tôi đã nhận được quyển sách cũng giống như vậy qua bưu điện và thẳng tay tôi đã liệng nó vào thùng rác. Thật là ngượng ngùng, nhưng tôi đã nhầm lẫn quyển tập sách với những truyền đơn quảng cáo phê bình ứng cử viên thiếu thông tin chính xác hay lý luận minh bạch. Tập sách này được dịch ra những ngôn ngữ thông dụng bao gồm Việt ngữ, Hán ngữ, ngôn ngữ Hàn Quốc và Tây Ban Nha, vv. Mọi cử tri đều được cung cấp tài liệu này với ngôn ngữ của mình chọn để chủ yếu giúp cử tri thông hiểu hơn về dự luật cho dù cử tri có thông thạo Anh ngữ hay không. Cử tri như tôi sẽ có cơ hội khởi đầu một nền tảng kiến thức chính trị vững vàng hơn nhằm phân tích rõ ngọn ngành, tường tận của dự luật. Như vậy cử tri sẽ bỏ lá phiếu bầu cử của mình với nhiều lòng tin hơn về những quyết định ảnh hưỡng tới cộng đồng và đời sống hằng ngày như những dự luật hiện nay bao gồm tài trợ, giáo dục, y tế, luật hình sự, và chương trình xây cất thêm sòng bài, vv.

"Tại sao máy bỏ phiếu điện tử này lại là tiếng Hán?" câu hỏi vang vọng sự ngạc nhiên của một người đàn ông Mỹ bẩm sinh đang bỏ phiếu ở máy phiếu điện tử số 2. Cảm xúc bất ngờ hiện rõ trên nét mặt chân thật của ông làm chúng tôi bật cười, và ông cũng cười vô tư. Thì ra một cử tri bỏ phiếu trước ông đã chuyễn ngôn ngữ của máy này từ Anh ngữ qua Hán ngữ. Có lẽ chúng ta, những người với ngôn ngữ chính không phải Anh ngữ, không chỉ là những người duy nhất đương đầu với chướng ngại của ngôn ngữ. Chúng ta chỉ đối đầu với rào cản này thường hơn, đã tạo thói quen tìm kiếm cái nút bấm để chuyển đổi ngôn ngữ khi dùng các dụng cụ điện tử. Tuy nhiên, chứng kiến trường hợp của người đàn ông này đã cho thấy trong một tiểu bang với đa dạng sắc tộc như California, chính phủ đã tìm những phương pháp giảm bớt sự trở ngại của ngôn ngữ trong những dịch vụ dân chính chính yếu. Ở những nơi bầu cử, chính phủ đã trợ giúp cử tri với trở ngại về Anh ngữ bằng cách cung cấp nhân viên phòng phiếu song ngữ, thiết bị đa dạng ngôn ngữ trong máy bỏ phiếu điện tử, vv.

"Làm sao cô biết tôi thật sự là ai?" Một câu hỏi thỉnh thoảng phát lên từ nhiều cử tri. Là một nhân viên phòng phiếu tôi nhanh chóng học được rằng ID như bằng lái xe, thẻ căn cước, hay giấy khai sinh, v. v đều không cần thiết cho cử tri khi bỏ phiếu bầu cử trong tiểu bang California. Để chứng minh cá nhân, cử tri cần nói tên tuổi, ghi danh, chữ ký, và địa chỉ và nhân viên phòng dùng tài liệu này đễ xác nhận cử tri. Nếu tài liệu đều chính xác, cử tri có thể tiến hành quá trình bỏ phiếu. Một cử tri bày tỏ sự quan tâm của mình: "Tôi bị yêu cầu cho xem bằng lái xe khi sử dụng thẻ tín dụng ở chợ. Nhưng tại sao việc quan trọng như bỏ phiếu bầu cử lại không cần ID?" Một cặp trai gái nghe chuyện và có ý kiến khác: "Cá với chị rằng chúng tôi có thể ra khu phố Los Angeles làm vài cái ID giả mà chẳng tốn bao nhiêu tiền." Tôi nghe và nghĩ thầm các cử tri này đều có lý lẻ của họ và những quan điểm đối lập về một khía cạnh của quá trình bỏ phiếu. Tôi thì vẫn còn rất non nớt trong lĩnh vực bầu cử và chính trị, không đủ hiểu biết đễ bình luận việc nên hay không nên đòi hỏi chứng minh nhân dân khi bỏ phiếu. Khi tìm hiểu thêm về vấn đề này, tôi chỉ thấy yên tâm khi biết được những cử tri cao niên với bằng lái xe hết hạn, thất lạc giấy khai sinh, vv vẫn có cơ hội bỏ phiếu bầu cử vì ở California nhân viên phòng phiếu không đòi hỏi ID.

Những gia đình bước vào phòng bỏ phiếu, cha mẹ nắm tay và hướng dẫn con cháu về quá trình bỏ phiếu. Trong tâm trạng thoải mái và vui vẻ, họ nói đến tầm quan trọng của lá phiếu cũng như cuộc bầu cử. Quan sát hành động của cha mẹ và học hỏi chân lý từ đó, có gì tốt hơn thế? Những nét mặt đầy sự tò mò, câu hỏi ngây thơ, tiếng cười nói khi thì thầm khi thánh thót của trẻ em giống như những tia nắng bình minh rọi vào phòng bỏ phiếu, trong tít tắc mang đến bầu không khí nhẹ nhàng và trong lành. Sự hiện diện của trẻ em đánh thức một niềm tin nào đó trong tôi cho thế hệ sau. Trẻ em là nền tảng và hy vọng của tương lai. Theo bước chân của thế hệ trước, nôi gương cha mẹ và lặp lại truyền thống của gia đình, một ngày nào đó những trẻ em này sẽ cũng bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Họ sẽ chứng minh cho những người như tôi, những người đã chọn con đường dễ ra bằng cách lánh mặt trong các cuộc bầu cử, rằng những vấn đề chính trị, những dự luật khó hiểu tuy là phức tạp nhưng vẫn có giải pháp. Góp gió thành bão, những lá phiếu của họ đồng loạt sẽ giúp chỉ định hướng đi tương lai của một cộng đồng, tiểu bang, và quốc gia.

Giới thanh niên, một số cử tri trẻ có vẻ mắc cở và e lệ với bước chân dường như không tiếng động cũng bỏ lá phiếu. Giống những con chim non vương cánh tập bay, quan sát họ thật thú vị. Nhưng người cười hôm trước, hôm sau người cười! Khi đến lược tôi bỏ lá phiếu đầu tiên tôi cũng đã giống như vậy hoặc có lẽ còn rụt rè hơn. Vài anh trai, chị gái có vẻ thành thạo đã đảm bảo sự hiện diện của họ được công nhận bởi những người chung quanh bằng những dáng đi thật tự tin, thậm chí những điệu bộ cố ý hài hước. Tuổi trẻ thật sự có nhiều khí thế đáng phục! Nhìn giới thanh niên bỏ phiếu bầu cử cho thấy truyền thống và giáo dục gia đình được bảo tồn và nối dõi.

Những vị cử tri cao niên, vài cụ đi chống gậy, vài cụ trong xe lăn với sự trợ giúp của người trong gia đình, và những vị cao niên khác cẩn thận bước lên những bậc thang tới cửa phòng bỏ phiếu. Với tốc độ khác nhau họ đều đến đễ ghi danh bỏ phiếu. Tôi hiếu kỳ muốn biết tại sao rất nhiều cử tri cao niên đã đến tham gia bầu cử. Ban đầu tôi nghĩ rằng: Phải chăng các cụ đã về hưu rảnh rỗi tới đây dạo mát bầu cử cho vui? Nhưng khi nhìn biểu hiện quyết tâm và nỗ lực của các cụ cử tri trong quá trình bỏ phiếu của họ tôi nhận thấy họ đến vì lý do nghiêm trọng hơn. Giới cao niên thật sự có rất nhiều điều phải lo lắng và chú trọng tới. Mỗi dự luật liên quan đến trợ cấp an sinh xã hội, hưu trí, Medicare, tài chính cho những dịch vụ và môi trường công cộng, v. v, ảnh hưỡng lớn tới đời sống của các cao niên. Những quyết định và hành động của các ứng cử viên được thắng cử vào những chức vụ chính phủ trong nhiệm kỳ của họ cũng có thể đem đến những thây đổi về những đề tài nói trên và gây ảnh hưởng tới các cao niên. Rễ càng mọc sâu, cây càng vững chắc. Cộng đồng cũng thế, giới cao niên là chùm rễ của chúng ta. Những kinh nghiệm, những kiến thức, những hiểu biết sáng suốt, những suy nghĩ già dặn về nhiều khía cạnh của cuộc sống gôm góp từ nhiều năm sẽ dạy cho chúng ta những bài học qúi giá và giúp chúng ta ý thức hơn về giá trị gia đình và cộng đồng. Bỏ chút thời gian, đến với những cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với các trưởng lão, tôi sẽ có nhiều cái hay điều tốt đễ học hỏi bao gồm chính trí, bắt đầu với như thế nào những quyết định bỏ phiếu ủng hộ hay bác bỏ của tôi có ảnh hưỡng tới cuộc sống của các cụ.


Chứng kiến những sự việc này đem đến những kiến thức mới và là một bài học qúi giá cho tôi. Khi tôi bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên hôm ấy, tôi cân nhắc cẩn thận những quyết định của mình. Mặc dù vẫn có chút gì lo lắng, tôi biết tôi lo lắng vì tôi cảm nhận được tầm quan trọng và trách nhiệm của lá phiếu. Nên dù rụt rè, tôi không sợ hải hay tránh né. Một lá phiếu như một hạt cát nhỏ trên mặt đất bao la, nhưng có phải Vạn Lý Trường Thành đã được xây từ vô số hạt cát như vậy? Thành vẫn đứng vững sao bao trăm năm. Tiếng nói tập thể của công dân qua nhiều thật nhiều lá phiếu vẫn và sẽ luôn định hướng cho tương lai của cộng đồng, tiểu bang, và quốc gia. Tôi biết bỏ lá phiếu đầu tiên chỉ là bước chân thứ nhất. Tôi còn rất nhiều bước mà tôi vẫn phải tiếp tục đi đễ học hỏi thêm về chính trị và trở thành một cử tri thông thạo và hiểu biết hơn.

Trước khi rời phòng bỏ phiếu, hầu hết cử tri ghé ngang bàn để lấy nhãn "I Voted" ("Tôi Đã Bỏ Phiếu"), dán lên áo, và cám ơn chúng tôi đã tình nguyện phục vụ cồng động. Tôi mỉm cười, trong tâm cảm ơn họ đã cho tôi bài học qúi gía và giúp tôi trở thành một cử tri./.( Thuý Anh)

* * *

My Very First Vote

Thuý Anh

Small thoughts from a girl who knows very little of politics but having proudly casted her first vote in the recent election and still has a lot to learn about politics.

Twice a year, we are encouraged to exercise one of our basic rights of citizenship, the right to cast our ballots. And most of the time I came up with reasons to justify my not participating in the electoral process. My earlier years were marked by a general lack of interest in politics. In my early 20s, a girl's priority list consisted of studying, working, shopping, hanging out, dating, etc., the usual. Needless to say, politics did not make it to the top of that list. More specifically, politics was not even on the list to receive a ranking. In my late 20s, I became increasingly aware of elections and candidate races. However, sorting out facts vs fictions about candidates and issues from their speeches, campaign ads, and media coverage deemed to be a real challenge for me. The inundated attack ads focusing on the negative aspects of the opposition confused me from deciding on a candidate while my lack of understanding about the propositions discouraged me from casting a vote to approve or oppose the issues. As people say, if I don't vote, I got no rights to complain about the outcomes. I wasn't very happy with that saying, but I wasn't particularly upset about it either. It was fair enough. Plus, I didn't really see the big impact the outcomes have on the basis of my daily life or my community. But my view was changed last week when I finally casted my first ballot.

For the last several weeks, with the name Janet Nguyen displayed around street intersections and conversations about election circling around the name overheard occasionally I decided I wanted to do something rather than sitting on the sideline. I was ready to take the necessary steps to open my mind. I knew I wanted to be part of the solutions, not the problems. But because I've been so ignorant of politics, the best I could contribute was just to volunteer in the election. I figured this way if I couldn't contribute anything politically intelligent, I could at least contribute my time and labor. Being a poll worker and witnessing the turnout at the polling place felt like a rite of passage to voting for me. It was a hopeful and heartwarming experience. I was very proud to see many Vietnamese volunteered to work for the election and attended the training session. Everyone was enthusiastic and worked together with each other in the classroom. Our bilingual skill in Vietnamese and English would come in handy at the polling places on Election Day.

For my part I was assigned to a polling precinct consisting of mostly non-Asian residents. Witnessing the residents exercising their voting right, each had something valuable to teach me through their actions:

A middle age gentleman walking in requesting a California Election Voters Guide, stating he needed to review further on one more proposition prior to casting the ballot. Curious about his request I decided to flip through the pages of the Voters Guide myself. To my surprise, all the information I wanted to know about the propositions were written in the booklet, from the background, the analysis, the financial effect, the campaign arguments, and what my vote would mean were printed in these pages. I had to pinch myself to certain I wasn't hallucinating, the information was displayed in front of me in black and white, and yet all these years I ignored and tossed them to the trash having mistaken them for those attack campaign ads I received during election. The Voters Guides were also available at the polling place in other languages including Chinese, Korean, Spanish, and Vietnamese. I further learned I could choose to receive these materials in the mail in the language of my choice. That means everyone can have access to them and be informed about the propositions even with limited knowledge of English language. And with this knowledge and awareness as a starting point, everyone can have a better opportunity to make informed decision and cast a determined ballot on propositions that ultimately shape our community and affect the quality of our daily life, from funding to education, from healthcare to criminal sentences and gaming.

Parents walked in holding their children's hands and instructed them about the significance of voting. The polling place seemed lighten up in such moments. Precious young faces brightened up with excitement as they undertook the activity. The lightness of their laughter made the polling place seemed like their new playground. Innocent voices whispered questions to their parents, satisfied their curiosity about the voting machines, the booth privacy curtains, and the people. What could be better than this? There are certain things that are just better learned by living, and not by lectures in a classroom. Watching them following their parents' footsteps, I suddenly felt relief and happy at the same time. Their presence was like a morning light breaking in the room, bringing fresh air, and waking up some long forgotten hope in me for the future. These children are going to be change makers. Like their parents, they will make their voices heard when it's their time to cast a ballot someday. Repeating their parents' actions, they will demonstrate to those like me, who chose the easy way out, that problems have solutions and by voting they are the solution decision makers. Their votes in unison can change the direction of a neighborhood, community, state, and nation. In their presence, I am humbled and hopeful for the future.

Youths, some shyly made their way across the polling room while others more experienced chose to walk in confidence making sure their presence was acknowledged and recognized by the rest of us. Seeing them is like a proof that traditions work and family values carry on.

Visually impaired seniors, few walking in with canes, few in wheelchair accompanied by a family member, and others more physically capable slowly conquered the pavement steps to make it to the polling room's door. All matched at their own speed with the determination to get their vote counted. “Why do so many seniors vote?” was the question I asked myself. Could it be because the retirees are not subjected to long working hours and thus have the time to participate in activities like voting? Could voting be considered an outdoor activity for seniors like how movie theater was for me? But a second look at the serious expression on their faces suggested otherwise. Seniors have more at stake when it comes to retirement finances, social security, Medicare, and community projects. While I take my ballot casting for granted, each informed ballot cast can make a difference to the future well-being of our elders. Trees must develop deep roots to grow strong and healthy. Our elders are our roots. Their lifetime of experience and the wisdom collected through ages teach us valuable life lessons and lend us a greater sense of family and community values. Next time I have a chance to engage an elder in a conversation, I might learn more about politics than Id have expected, starting with how these crucial voting decisions affect the basis of their daily life.

Witnessing these events was a heartwarming and eye-opening experience for me. It is learning by living. When it was time to cast my first ballot, I did it with a sense of responsibility. Although I was nervous, I also felt empowered because I knew I just made a difference to the future of my daily life and community. Even though my single vote is like a grain of sand in the scheme of things, it is the collective power of many votes including mine that helps maintain a community, state, and nation which thrive on the collective opinion of its people. But having casted my first vote is only the first step. There are still many more steps ahead and much more I have to learn to become a more rounded and informed voter. On their way out of the polling room, most people stopped by to pick up their “I Voted” sticker and thanked us for volunteering our time. I smiled and silently thanked them for teaching me this valuable lesson and leading me into my passage of rite to voting. Looking back on that day, I felt chills and wouldnt have changed any bit of it.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.