Hôm nay,  

Góc Nhìn: Biện Chứng GKHD-981

22/07/201400:07:00(Xem: 5078)

GÓC NHÌN: BIỆN CHỨNG GKHD-981

Đào Như

blank BỐI CẢNH VÀ NHỮNG DIỄN TIẾN

Đêm 15/7 TQ đã âm thầm rút Giàn Khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa VN sớm hơn 1 tháng theo dư định của Bắc Kinh. Chúng ta thử tìm hiểu động lực nào đã khiến Bắc Kinh hành động như vậy? Có muôn vàn ý kiến khác nhau, chúng tôi cố đơn giản lại, để có một cái nhìn chính xác hơn:

- Theo chính phủ TQ, việc rút GKHD-981 ra khỏi vùng biển kinh tế VN là vì GKHD-981 đã hoàn tất nhiệm vụ và cũng để tránh mùa giông bão Thái Bình Dương sắp tới.

- Theo Chính phủ VN việc TQ âm thầm rút GKHD-981 vào đêm 15/7 là vì áp lực từ sư chống đối mạnh mẽ và kiên trì của chính phủ VN và cộng đồng thế giới. Đó là thắng lợi ngoại giao của VN.

- Theo một số nhà quan sát tình hình quốc tế trong đó có Carlyle Thayer cho rằng việc TQ rút GKHD-981 ra khói vùng biển VN là vì TQ muốn giảm căng thẳng trên Biển Đông với ý định xoa dịu VN hầu để đẩy lùi ý nghĩ và mong muốn của VN gia nhập Liên Minh Quân Sự với Mỹ.

- Có người lại phóng đoán: Việc TQ rút GKHD-981 là hiệu ứng của Nghi Quyết-412 của Thuợng viện Mỹ hôm 10/7.

Trong thực tế, lối giải thích của Bắc kinh thiếu khách quan: GKHD-981 hoàn tất nhiệm vụ trắc nghiệm hay chưa, điều đó chỉ có chính quyền TQ tự hiểu lấy. Việc viện dẫn lý do thời tiết trong tương lai, (một lý do không có trong thực tế, không có thực, một lý do ảo) để biện hộ hành động của mình. Điều này khiến người ta nghĩ rằng chính quyền Bắc Kinh đang gượng gạo phủ nhận sự thất bại của họ (nếu có) trong chiến dịch GKHD-981.

Mặt khác, chắc chắn hành động rút giàn khoan sớm của TQ không phải là hoàn toàn nhờ vào việc đấu tranh ngoại giao của VN. Trong suốt 45 ngày và đêm, TQ hạ đặt trái phép GKHD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của VN, hoạt động ngoại giao chính của chính phủ Hà Nội là đi từ tố cáo đến tố cáo… và yêu cầu TQ di dời GK-981 ra khói vùng biển VN nại lẽ là vì ý chí yêu chuộng hòa bình của Hà Nội. Cách đấu tranh mềm yếu hầu như bất bạo động này khó mà lay động lòng từ tâm của Bắc kinh nếu có, chớ nói chí ý chí sắt đá vô cảm của 1tỷ 300 triệu Hán tộc với cuồng vọng trở thánh bá quyền trên Biển Đông. Thái độ chống lại TQ ngang ngược và có cảm tình với VN của cộng đồng quốc tế hầu như là tự phát và có thể chỉ nhờ một phần nào vào cuộc vận động ngoại giao kiên trì của VN.

Nếu cho rằng TQ rút GKHD-981 ra khỏi vùng biển VN, 1 tháng sớm hơn dư định, là vì TQ muốn giảm căng thẳng tình hình với hậu ý xoa dịu VN hầu để đẩy lùi mong muốn của VN xin gia nhập Liên Minh Quân Sư với Mỹ. Thật sự đó là lối giải thích theo cảm tính của Carlyle Thayer vốn dĩ là người từng thúc đẩy VN sớm gia nhập Liên Minh Quân Sự với Mỹ như các ‘đồng minh’ của Hoa Kỳ ở Đông Á và ĐNÁ: Nam Hàn, Đài Bắc, Nhật Bản và Philippines. Nhưng việc này đã không thành vì bối cảnh lịch sử của VN trong quan hệ với Mỹ hoàn toàn khác với các ‘đồng minh lâu đời’ của Mỹ như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Bắc và Phi Luat Tân…

Nếu quả thật, tinh thần Nghi Quyềt-412 của Thương Viện Mỹ có ảnh hưởng đến buổi họp Đối thoại Song phương Chiến Lược Kinh tế giũa Mỹ và TQ trong hai ngày 9-10/7 tại Bắc Kinh vừa rồi, song Nghị Quyết-412 không đủ khả năng di dời GKHD-981 là vì chủ đề của hai buổi họp không phải là việc di dời “GKHD-981” mà là “Lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ: An ninh và Tư do hàng hải trải dài từ eo biển Malacca –Strait of Malacca-ở cực Nam của Biển Đông đến tận eo biển Taiwan-Strait of Taiwan- ở cực Bắc của biển Hoa Đông ..”. Việc TQ đưa ra lời tôn trọng và bảo đảm An ninh và Tư do hàng hải cho Mỹ trên Biển Đông và Biển Hoa Đông tại buổi Đối Thoại Chiến lươc Kinh tế lần thứ hai tại Bắc kinh hôm 10/7 vùa rồi không phải là sự thiệt thòi cho TQ mà trái lại là một lợi ích-credit-cho TQ vì họ đạt được lời cam kết của Mỹ: Ngoài An ninh và Tư do hàng hải, Mỹ không có quyền lơi quốc gia cốt lõi nào khác trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hơn thế nữa, Mỹ đã từng tỏ ra không mấy quan tâm đến việc TQ hạ đặt GKHD-981 trái phép như người phát ngôn của bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki, tuyên bố hồi tháng Năm vừa rồi, vài ngày sau buổi họp An ninh Shangri-La13: “Chúng tôi khuyến khích TQ và VN đối thoại với nhau, nhưng chúng tôi sẽ không góp ý về vị trí của GKHD-981 và ý nghĩa của vị trí đó.”. Điều đó nghĩa là HK mong muốn TQ và VN đừng đánh nhau là đủ rồi (vì TQ và VN đánh nhau, sẽ làm tổn hại đến lợi ích quôc gia của Mỹ, gây mất An ninh và rối loạn Tự do hàng hải trên Biển Đông) còn việc cái GKHD-981 nằm ở đâu, trên đất ai, trên biển ai, chuyện đó HK không hề quan tâm. Như vậy việc phóng đoán TQ rút GKHD-981 ra khỏi vùng biển dặc quyền kinh tế VN là hiệu ứng của Nghị Quyết-412 của Thương Viện Mỹ là sai lầm, là sư phóng đoán theo cảm tính, không thực tế.

ĐÂU LÀ SƯ THẬT

Trước hết, cần khẳng định, không một ai dám đoan chắc sẽ tìm ra sự thật về vụ di dời GKHD-981, một sư kiện lịch sử trọng đại không chỉ quan hệ đến tương lai của 90 triệu người ViệtNam mà còn quan hệ đến cả hơn 600 triệu dân tộc Đông Nam Á và 1 tỷ 300 triệu Hán tộc. Tuy nhiên, chúng ta thử cố gắng phóng chiếu sự kiện trên ở một diện rộng hơn mong được làm sáng lên một vài góc tối của vấn đề.

Từ việc TQ hạ đặt trái phép GKHD-981 đến việc TQ âm thầm rút GKHD-981 ra khỏi vùng biển đặc quyền kinh tế VN, được xem như là một chiến thuật trong chiến lược rông lớn của TQ hầu thực hiện mộng bá quyền của họ, trên Biển Đông và Nam Thái Bình Dương. Việc hạ đặt GKHD-981 trong vùng biển đặc quyền kinh tế VN được thực hiện dưới yểm trợ của hơn 120 tàu hải quân TQ, gồm có các chiến hạm, tàu chiến, tàu hải giám, tàu cảnh sát biển, tàu chiến giã dạng tàu cá, và nhiều chiến đấu cơ hiện đại, trực thăng.v.v.v… Cả đất nước TQ đang đi vào xung kích quân sự-chính tri-kinh tế vô cùng rộng lớn tiến hành trong suốt 45 ngày và đêm, tiêu hao nhân lực và công quỹ nhà nước TQ. Chiến dịch GKHD-981 đã không đem lại lợi ích nào mà trái lại đã gây thêm căng thẳng cân não một phần lớn người dân TQ. Chiến dịch GKHD-981 làm bộc lộ tham vọng bá quyền trên biển của Hán tộc quá mù quáng, gây ra bao nhiêu sư chống đối cũng như lo sợ TQ từ Cộng đồng quốc tế, từ các lân bang ASEAN. Qua chiến dịch GKHD-981, VN đã nhận diện Tập Cận Bình chỉ là một kẻ đang lao mình theo những cuồng vọng liều lĩnh và nguy hiểm để rồi phải trốn chạy vội vả trong đêm. Mặc dầu chính phủ TQ đang cố gắng chối bỏ sư kiện trốn chạy này. Chiều ngày 16/7 Hồng Lỗi, người phát ngôn bộ ngoại giao TQ đã lên tiếng đính chính: “Việc dịch chuyển GKHD-981 là sư xắp xếp từ trước của doanh nghiệp trên biển chẳng có liên quan nào với bất cứ yếu tố phức tạp nào từ bên ngoài”. Càng đính chính, Hồng Lỗi càng tự bộc lộ rõ ràng sự sai lầm của Quân Ủy Trung Ương TQ trong quyết định tiến hành chiến dịch GKHD-981 thiếu định hướng chính xác, quá rộng lớn, quá tốn kém một cách vô ích.

Ở một diện khác, hôm 16/7 theo nhận định của nhà báo Hoa kỳ, Clint Richards, trên trang mạng điện tử Thediplomat.com, cho rằng chiến dịch GKHD-981 chỉ là một trắc nghiêm chiến thuật, một phép thử nắn gân VN, Mỹ và cộng đồng ASEAN. Qua chiến dịch GKHD-981, Bắc kinh một lần nữa muốn xác nhận cùng VN và thế giới “Bản đồ lưỡi bò với đường gẫy 9 khúc”. Không phải chỉ một lần này, TQ sẽ tái diễn di chuyển GKHD-981 nhiều lần ra vào Biển Đông ở nhiều vùng biển khác nhau trong tương lai cùng một số giàn khoan khác, để phô trương sức mạnh hàng hải của TQ, đồng thời để cho cộng đồng quốc tế nhất là VN và các quốc gia ASEAN sẽ quen dần “Bản đồ lưỡi bò với đường gẫy 9 khúc” của TQ. Theo Bắc kinh đó là thượng sách, kế hoạch, triệt tiêu dần dần sức phản kháng của cộng đồng quốc tế và các nươc ASEAN chống lại “Bản đồ lưỡi bò với đường gẫy 9 khúc”của TQ. Mỗi khi khống chế được Biển Đông bằng “Bản đồ lưỡi bò với đưởng gẫy 9 khúc” TQ sẽ duy trì áp lực của mình chẳng những trên Biển Đông, mà cả Nam Thái Bình Dương thậm chí trên toàn thể Thái Bình Dương, trên nhiều biển khác và toàn cầu. Do đó việc di chuyển GKHD-981 thường xuyên ra vào Biển Đông cũng như những giàn khoan khác của TQ chỉ là những chiến thuật, những kế hoạch đoản kỳ trong chiến lược trường kỳ của TQ khống chế cho bằng được Biển Đông.

Trở lại với lịch sử tham vọng của TQ, Bản Đồ Lưỡi Bò là sản phẩm từ ngàn năm của Hán tộc, một chủng tộc Người thường xuyên tự cho mình là Thiên Tử-ông Trời con- Với Bản Đồ Lưỡi Bò, TQ chiếm đoạt hơn 80% diện tích Biển Đông, tước đoạt hơn 600.000 Km2 biển của VN. Bản Đồ lưỡi bò cũng đã chết đi sống lại nhiều lần theo dòng lịch sử nổi trôi của Hán tộc, cũng như nó được nhắc lại dưới thời Tưởng Giới Thạch vào khoảng giữa thế kỷ trước sau khi Nhật bản đầu hàng Mỹ. Nhưng nó chưa bao giờ được thúc đẩy trỗi dậy mạnh mẽ như hôm nay, dưới triều đại của Tập Cận Bình. Nó là hiện thân của cuộc trỗi dậy bằng chiến tranh của TQ hôm nay. Rồi nó cũng phải trôi theo định mệnh của chính nó trong quá khứ. Chắc chắn nó sẽ bị lãng quên trước sự phủ nhận của VN và cộng đồng ASEAN, nó sẽ bị đẩy vào bóng tối của lịch sử trước sự trỗi dậy của hơn 600 triệu dân tộc Đông Nam Á.

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM HÔM NAY

Việc Trung Quốc thừa nhận yêu sách của Mỹ như nguyên Ngoại trưởng Hillary Clinton nhiều lần khẳng định: An ninh và tự do hàng hải tại Biển Đông là lợi ích cốt lõi quốc gia của Mỹ mà Trung Quốc cần phải tôn trọng, được coi như là bằng đường lối thương thảo, Trung Quốc vừa bảo vệ danh dự, và tôn trong lợi ích quốc gia cốt lõi của Mỹ, đồng thời Trung Quốc đã loại trừ Mỹ, một nguyên bá quyền trên Ngũ Đại Dương, ra khỏi biển Hoa Đông, Biển Đông và Nam Thái Bình Dương.

Như vậy, dù muốn hay không, trước tình hình thế giới hôm nay, nhân loại đang đương đầu với hai cuộc chiến tranh lạnh:

1- Tại vùng Biển Đen, Ukraine-Crimea, ở Đông Âu, Obama và Liên Minh Châu đang đối phó với Putine, nhà lãnh đạo của Moscov, có nhiều tham vọng phục hồi và bành trướng ảnh hưởng, tái khẳng định vị thế của Nga ở châu Âu

2- Tại Biển Đông và BIển Hoa Đông, ở ĐNÁ và Đông Á, Nguyễn Tấn Dũng và Shinzo Abe đang đâu lưng đối phó với Tập Cân Bình, nhà lãnh đạo của 1 tỷ 300 triệu Hán tộc, đang nuôi cuồng vọng là bá quyền trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và Nam Thái Bình Dương.

Cả hai cuộc chiến tranh lạnh này đang đe dọa nền an ninh hòa bình và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu. Như vậy nền Độc lập và An ninh của Việt Nam trong tương lai không phải giới hạn ở Biển Đông, ở Khu vưc ĐNÁ mà là một bộ phận của nền Độc lập và An ninh toàn cầu.

Biện Chứng GKHD-981 vạch ra cho Việt Nam thấy rằng Việt Nam không còn là thuộc địa của ngoại bang, cũng không phải là vệ tinh của một cường quốc tư bản hay cộng sản. Con đường tiến lên của Việt Nam hôm nay, ‘Việt Nam hãy vùng đứng lên’ rũ bỏ Ý thức Hệ Chuyên Chính Vô Sản, mạnh dạn xây dựng thể chế Dân chủ, Pháp quyền, trên nền tảng Xã Hội Dân Sự, tái tạo Tinh thần Đại Đoàn Kết Dân Tộc, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng hứa. Việt Nam phải tự nhận lãnh trách nhiệm của mình trước cộng đồng ĐNÁ và quốc tế. Việt Nam phấn đấu chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo vệ nền Độc lập, Tư do, Dân Chủ, An ninh, Hòa bình và Thịnh vượng của chính mình, của khu vực ĐNÁ và của toàn thế giới. Nhất định Việt Nam sẽ hợp lực cùng 600 triệu dân tộc ĐNÁ và thế giới, Việt Nam sẽ chận đứng mộng bá quyền trên Biển Đông của Trung Quốc qua cuộc chiến cam go không vũ trang này ./.

Đào Như

BS Đào Trọng Thể

thetrongdao2000@yahoo.com

Oak park, Illinois, USA

July-21-2014

BÀI CẦN ĐỌC THÊM ĐỂ THAM KHẢO

China’s Rig Departure Proves Nothing - by Clint Richards

http://thediplomat.com/2014/07/chinas-rig-departure-proves-nothing


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.