Hôm nay,  

Thành Phố Hà Nội (tiếp theo)

08/08/201300:00:00(Xem: 7519)
Những cầu nổi tiếng ở Hà Nội:

- Cầu Long Biên, cầu bắt qua sông Hồng nối liền Hà Nội và thị trấn Gia Lâm, cầu bắt đầu xây dựng năm 1898, do hãng Eiffel thiết kế. Lúc đầu chỉ có đường xe lửa, đến năm 1919 làm thêm đường hai bên cho người đi bộ và các loại xe nhỏ.

- Cầu Thăng long bắt qua sông Hồng nối liền huyện Đông Anh và huyện Từ Liêm, xây năm 1974, là cầu dài nhất ở Đông Nam Á, cầu chính dài 1.688m, tính cả cầu dẫn dài 5.503m.

- Cầu Chương Dương ở bến Bồ Đề, bãi Phúc Tân. Cầu Chương Dương, xây dựng năm 1979, là chiếc cầu cáp, nối liền bến Tàu thủy cũ ở phía nam, với bãi Phúc Tân bờ bắc sông Hồng. Đến năm 1983, được xây cất lại bằng vật liệu đầm thép, với chiều dài 1.213m, rộng 18,55m. Cầu có các loại xe mô tô và xe hơi qua lại tấp nập.

Nhà tù Hỏa Lò: Nhà tù ở phố Hỏa Lò, do Pháp xây cất để giam giữ những người chống Pháp. Chính quyền Hà Nội dùng nhà tù này để giam các phi công Mỹ bị bắt khi máy bay bị bắn hạ trong thời chiến tranh. Năm 1996, nhà tù Hoả Lò, dời ra ngoại ô, nơi này được dùng làm văn phòng và khách sạn.

Viện bảo tàng: Hà Nội có nhiều viện bảo tàng:

- Viện Bảo tàng Lịch sử, trình bày di tích lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến thời nay.

- Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: Lưu giữ 10,000 hiện vật, 15.000 bức ảnh và nhiều tư liệu như băng ghi âm, ghi hình. Miêu tả về sinh hoạt, phong tục tập quán của 54 sắc dân Việt Nam. Bảo tàng Dân tộc Việt Nam rất hấp dẫn cho những ai muốn biết về đời sống của người Việt.

Trường học ở Hà Nội: Kinh đô Thăng Long qua nhiều thế kỷ, là một địa điểm chính đã tổ chức các cuộc thi khoa bảng. Thời Pháp có các trường dạy nghề và giáo dục bậc đại học, trong đó có Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương. Hà Nội là một trung tâm giáo dục đại học lớn quốc gia, thành phố Hà Nội có khoảng 50 trường đại học, cùng nhiều trường cao đẳng, đào tạo hầu hết các ngành nghề quan trọng. Những trường đại học ở đây: Trường Đại học Sư phạm, Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia, Đại học Y khoa, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Đại học Nông nghiệp, là những trường đào tạo đa ngành và chuyên ngành của Việt Nam.

Phố phường, chợ búa ở Hà Nội: Hà Nội có Phố cổ, Phố nghề, dãy phố được bắt đầu bằng chữ “Hàng”: Hàng Đào, Hàng Thiếc, Hàng Chiếu... mang một cái tên của phố đặc biệt như vậy, là do sự buôn bán của loại hàng tương ứng với tên gọi, như: Phố Hàng Đường thì chuyên bán đường mật, bánh kẹo. Phố Hàng Thiếc, chuyên sản xuất và bán những thùng, chậu... bằng nhôm, bằng thiết, nên nơi đây luôn có tiếng gõ tôn, thiết nghe rộn ràng suốt ngày. Phố có tên Hàng Ngang là bởi khi xưa, vào thế kỷ 15 (thời nhà Lê) trên con đường phố này người Hoa ở đông đúc, ở hai đầu đường vào mỗi tối thì họ dùng hai cái cổng chắn ngang đường...

Phố phường, chợ búa ở Hà Nội luôn tấp nập, các chợ nổi tiếng: Chợ Ngọc Hà, chợ Mơ, chợ Hôm, chợ Cửa Nam... chợ Đồng Xuân là lớn nhất ở Hà Nội, kể cả ở miền Bắc. Chợ xây cất năm 1889, ở phường Đồng Xuân, chợ gần sông Hồng nên giao thông tiện lợi. Ngày nay chợ Đồng Xuân đã được xây dựng lại 3 tầng đồ sộ, khang trang. Vẫn giữ lại một phần kiến trúc mặt tiền chợ cũ.

Làng gốm sứ Bát Tràng ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Gốm sứ Bát Tràng sản xuất từ loại đất sét trắng mịn, sau khi nhào đất đúng độ dẻo, người thợ dùng bàn xoay để tạo hình sản phẩm, rồi phơi, sấy cho khô, vẽ hoa, hình ảnh... kế đến tráng men và đưa vào lò nung. Sản phẩm gồm có: Bát, đĩa, chén, lục bình... Gốm sứ Bát Tràng có mẫu mã độc đáo và rất bền đẹp.

Lụa Hà Đông (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), ở làng dệt lụa Vạn Phúc, nằm bên bờ sông Nhuệ. Nghề dệt lụa Hà Đông, đã có từ ngàn xưa, do bà tổ Lê Thị Nga dạy nghề. Lụa Hà Đông có tiếng là mịn màng, bền đẹp. Lụa nơi đây chẳng những được nhiều người trong nước thích thú may mặc, mà còn xuất cảng ra ngoại quốc.

Làng đan mây tre Phú Vinh (thuộc tỉnh Hà Tây cũ) ở huyện Chương Mỹ, người thợ tỉ mỉ và khéo léo tạo ra những sản phẩm có hàng trăm mẫu mã đẹp đẽ như: Chim thú, đồ gia dụng.

Làng nón làng Chuông, huyện Thanh Oai (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), nón ở đây rất nổi tiếng, người thợ cần cù, vật liệu chọn lọc: lá phẳng, trắng, không nhăn, khuôn đẹp và cân đối... nên có câu:

“Muốn ăn cơm trắng, cá mè
Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông”

Làng sơn mài Hạ Thái ở huyện Thường Tín (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), kỹ thuật sơn mài ở đây gắn bó với nghề khảm triện tỉ mỉ, tạo nên những đường nét độ đáo.

Về giải trí: Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, các rạp chiếu phim, nhà hát, còn có nhiều nơi hấp dẫn khác: Công viên nước Hồ Tây, được trang bị hiện đại với các đường trượt cao tốc, bể tạo sóng... Trong thành phố còn một số công viên lớn như Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ...

Hà Nội có nhiều món ăn đặc đặc sắc như: Chả cá Lã Vọng, bánh cuốn Thanh Trì, chả quế, bánh tôm Hồ Tây, phở cuốn, bún thang, bún chả, bún nem, bún bung, nem chua làng Vẽ...

Tuy nhiên, du lịch ở Hà Nội cũng còn không ít những tệ nạn, xin cảnh báo tình trạng du khách nước ngoài, đôi khi bị taxi tính giá lên gấp 5, 7 lần giá bình thường. Và taxi hoặc xe buýt lừa khách đến một số khách sạn giả danh nổi tiếng và bị đòi giá cao; ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, du khách có thể bị mời mọc vào những quán karaoke, với một vài đồ uống, mà hóa đơn thanh toán có thể lên tới 100 USD hoặc hơn.

Phố phường Hà Nội cổ xưa
Nghìn năm văn vật, đền chùa thiêng liêng
.
Cảm tác: Phố phường Hà Nội

Thăng Long, lúc trước một triều đường
Tử Cấm thành, cung cấm đế vương
Văn võ họp hành, nơi chính điện
Kinh thành cư trú, chốn dân thường
.
Cổ Loa di tích của sơn hà
Lần lượt Long Biên đổi Đại La
Nhà Lý, Thăng Long luôn hiển hách
Nguyễn triều, Hà Nội mãi nguy nga
.
Hà thành tăm tiếng khắp muôn phương
Lừng lẫy danh nhân giữ thổ cương
Đền cổ Bà Trưng, nghi ngút khói
Miếu xưa Phù Đổng, ngạt ngào hương
.
Chùa Hương rộn rịp khách hành hương
Phong cảnh tốt tươi mỗi đoạn đường
Hương Tích trầm trồ là nhất động
Hương Sơn khách khứa khắp muôn phương
.
Sông hồ Hà Nội, nước long lanh
Tô Lịch, Hồ Tây, đẹp tợ tranh
Lờ lững sông Hồng, dòng nước đỏ
Lăn tăn Hoàn Kiếm, mặt hồ xanh
.
Phố phường hàng hoá thật dồi dào
Trong trẻo rao hàng, giọng ngọt ngào
Chợ búa rộn ràng, người tấp nập
Phố nghề nhộn nhịp, tiếng xôn xao
.
Nghìn năm văn vật đất Thăng Long
Thắm thiết điểm tô bao máu hồng
Hà Nội thăng trầm cùng đất nước
Giống nòi vinh nhục với non sông.

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kết quả bầu cử 4/11 là một chiến thắng lớn cho Đảng Cộng hòa. Đó cũng là tiếng nói không tán đồng của dân Mỹ đối với chính sách của Tổng thống Barack Obama.
Hàng năm, trong ba ngày Tết, lăng Ông Bà Chiểu tràn ngập rừng người đi lễ, một số lớn là người Hoa trong Chợ Lớn. Bên trong khói nhang mù mịt đến nghẹt thở.
Janet Nguyễn 60.4% phiếu (Thượng nghị sĩ CA, ĐiH 34), Hubert Võ 54.89% (DB Texas, ĐH 149), LS Nguyễn Tâm 53.77% (nghị viên San Jose, Khu 7)
Trong văn chương Việt Nam hiện đại có một sự kiện đặc biệt là ba thơ-truyện của ba nhà thơ Bắc Trung Nam nổi tiếng lại xuất hiện rất gần nhau, cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50.
Chưa bao giờ có cuộc họp thượng đỉnh APEC lần nào mang tính chất khẩn trương và đa dạng như cuộc họp thượng đỉnh APEC-2014 tại Bắc Kinh lần này.
Nhà Thơ, Sọan Gỉa Cải Lương Kiên Giang Hà Huy Hà, một trong số ít bạn làm báo người miền Nam của tôi không còn nữa.
Chức TNS tiểu bang: Janet Nguyen 62.8% phiếu, Solorio 37.2%; Trí Tạ thắng lớn chức Thị Trưởng Westminster; Bao Nguyen dẫn đầu chức Thị Trưởng Garden Grove. Phiếu còn đang đếm
Ngày quý độc giả đọc bài này lần đầu cũng là ngày dân Mỹ đi bầu. Vì cuộc bầu lần này không có bầu tổng thống nên được gọi là bầu giữa mùa.
Hôm nay là Ngày Bầu Cử, thứ ba, 4 tháng 11, là ngày bầu cử trên toàn Hoa Kỳ. Trên toàn Hoa Kỳ cũng như tại Quận Cam, đặc biệt là trong khu Little Saigon,
Hồ Quý Ly và Công chúa Nhất Chi Mai (Huy Ninh) sinh ra: Một người con gái, gả cho Thuận Tông (phụ Vương của Thiếu Đế), hai con trai, con thứ là Hồ Hán Thương được nối ngôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.