Hôm nay,  

Trang Đất Việt: Thành phố Hà nội

25/07/201300:00:00(Xem: 7414)
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thành phố Hà Nội, sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Hà Nội có thể gọi là Hà Nội mới hay Hà Nội mở rộng. Năm 2007, khi chưa sát nhập Hà Tây thì Hà nội có 9 quận, 5 huyện, diện tích: 922 km vuông và dân số 3.4000.000 người. Hà Nội vào năm 2011 (Hà Nội mới): Diện tích: 3.345 km vuông. Dân số: 6.699.600 người, mật độ 2013 người/km vuông. Sắc dân ở Hà Nội đa số người Kinh (98,73 %), người Mường (0,76 %) và người Tày (0,23 %).

Hà Nội mới gồm có: 1 Thị xã: Sơn Tây. 10 quận: Hà Đông, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân. 18 huyện: Từ Liêm, Sóc Sơn, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Mê Linh, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Thường Tín, Thanh Trì, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm.

Hà Nội ở vị trí từ 20 độ 53 phút đến 21 độ 23 phút vĩ độ Bắc và 105 độ 44 phút đến 106 độ 02 phút kinh độ Đông. Hà Nội ở phía tây bắc trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Hà, bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên. Tây giáp Hoà Bình, Phú Thọ; phía nam và tây nam giáp Hà Nam, Hoà Bình. Hà Nội giao thông thuận tiện, phi trường Nội Bài là sân bay quốc tế.

Hà Nội có sông Hồng Hà, chạy san sát thành phố, nên từ đó gọi tên thành phố này là Hà Nội (Hà: sông Hồng Hà, Nội: phía trong của sông). Nhiệt độ trung bình của Hà Nội là 23 độ C.

Tỉnh Hà Tây cũ, có diện tích 2.190 km2. Dân số năm 2006 là 2.543.500 người, với sắc dân: Kinh, Mường, Dao, Tàu. Gồm có: Thành phố Hà Đông, thị xã Sơn Tây và 12 huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Ứng Hoà, Phú Xuyên, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức. Kể từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ đất đai tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội; như vậy tỉnh Hà Tây kể từ ngày 1-8-2008, không còn tồn tại nữa.

Lịch sử thành phố Hà Nội: Năm 208 (TCN) An Dương Vương chọn Cổ Loa làm kinh đô. Thế kỷ thứ II đến thứ IV (TCN) thuộc quận Giao Chỉ. Năm 454 (SCN), lập huyện Tống Bình (gồm Hà Nội). Năm 544, Lý Nam Đế đóng đô ở Long Biên. Năm 866 Cao Biền xây thành Đại La.

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư đến Đại La, đổi Đại La là thành Thăng Long. Năm 1397, Hồ Quí Ly đổi tên là Đông Đô. Nhưng nhà Hồ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, thì năm 1407, bị nhà Minh (Tàu) tiêu diệt, thành Thăng Long quân Minh đổi tên thành Đông Quan; cho tới năm 1428. Năm 1428, Lê Thái Tổ giành được độc lập, và đến năm 1430, thành phố này đổi tên thành Đông Kinh. Năm 1466, dưới thời Lê Thánh Tông, vào năm niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) được gọi là phủ Trung Đô; Hoàng thành Thăng Long, dưới thời nhà Lê, thành Thăng Long được nới rộng lớn hơn.

Sau chiến thắng của vua Quang Trung, đánh tan tác 20 vạn quân Thanh tại Thăng Long. Nhà vua đóng đô ở Huế, Thăng Long trở thành thủ phủ Bắc Thành. Năm 1802, Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân (Huế), đến năm 1831, vua Minh Mệnh của Triều Nguyễn thành lập tỉnh Hà Nội.

Ngày 19-7-1888, Tông thống Pháp là Sadi Carnot ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội. Với sự quy hoạch của người Pháp, thành phố Hà Nội trở thành bộ mặt mới. Lũy thành cũ dần dần triệt hạ, đến năm 1897, hầu như sang sửa hoàn toàn, chỉ còn lại Cột Cờ, Cửa Bắc, Cửa Đoan môn và lan can rồng đá ở trong hoàng thành cũ. Đến năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn liên bang Đông Dương.

Kể từ năm 1946, Pháp và Việt Minh giằng co, nhưng Pháp vẫn còn kiểm soát thành Hà Nội, mãi đến năm 1954, sau khi Việt Minh chiến thắng trận Điện Biên Phủ, Hồ Chí Minh thực sự dùng Hà Nội làm thủ đô. Tháng 4-1961, một số xã của Hà Đông, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc và Hưng Yên, sáp nhập vào thành phố Hà Nội, có tổng diện tích là 584 km vuông, dân số 91.000 người. Ngày 29-5-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn của tỉnh Hòa Bình sáp nhập vào thành phố Hà Nội. Ngày 11-12-2008, quận Hà Đông được thành lập từ thành phố Hà Đông của tỉnh Hà Tây trước đây và tành phố Sơn Tây cũng được đổi thành thị xã Sơn Tây thuộc tthành phố Hà Nội.

Cung cấm Thành Hà Nội: Hà Nội đã tồn tại 8 thế kỷ, với tên Thăng Long qua các triều đại: Lý, Trần, Lê, đến nhà Nguyễn thì kinh đô dời vào Huế (Phú Xuân), thành Hà Nội là Tổng Trấn Bắc. Thành cổ Hà Nội được kiến trúc ba vòng (tam trùng thành quách). Thành trong cùng gọi là Tử Cấm Thành (nhà Lý gọi là Cung Thành, nhà Trần gọi là Long Phượng thành, đến nhà Lê mới gọi là Cấm thành). Cấm thành chỉ để vua, hoàng hậu và con của vua ở. Vòng giữa gọi là Hoàng thành, để các quan văn võ ở và có chánh điện để hội họp việc nước. Vòng ngoài gọi là Kinh thành là nơi ở và sinh sống của nhân dân.

Thành Hà nội, các nơi thường được nhắc nhở:

- Bắc Môn, là cửa Bắc để giao thông giữa Hoàng thành và Kinh thành. Bắc Môn là cổng duy nhất còn lại của thành Hà Nội.

- Hậu Lâu là tòa nhà ở sau Hành cung, khi xưa Công chúa thường ở đó, nên gọi là Lầu Công chúa.

- Đoan Môn là cổng nối giữa Cung thành và Hoàng thành, cửa chính chỉ dành cho vua đi, người khác đi cửa hai bên.

- Cột Cờ xây năm 1872, vào thời vua Gia Long, đến nay còn nguyên vẹn, thân cột cờ hình lập lăng, có cầu thang xoáy trôn ốc, cao 20m. Chân cờ là 3 tầng bệ vuông vức.

- Thành Cổ Loa: Cổ Loa là thành cổ nhất Việt Nam, An Dương Vương xây vào thế kỷ thứ 3 (TCN), thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh, nay còn dấu tích 3 vòng tường thành bằng đất, các nhà khảo cổ tìm nơi đây hàng vạn mũi tên đồng, lưỡi cày, rìu sắt của thời xưa.

(còn tiếp)

Nguyễn Lộc Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tự nhiên em nhắc lại vết thương lòng của tôi, nghề giáo ở Mỹ, vì trong đời làm nghề giáo lâu này, đã có 3 em quyên sinh, hai tự bắn chết và một em tự treo cổ.
vùi dập những người đã hy sinh cho đất nước vào quên lãng không chỉ là sự uất hận của gia đình những người đã nằm xuống mà còn là sự nhục nhã của cả dân tộc và ngược lại đạo đức truyền thống của người Việt Nam
Kể từ khi kỹ thuật truyền thông thông tin hiện đại ra đời, báo lề dân sau thời gian mò mẫm chiến đấu, mặc nhiên trở thành kênh thông tin nhanh nhạy, đáng tin cậy
Sau những cơn mưa và giá rét của mùa đông đánh dấu sự chấm dứt trạng thái già cỗi của một chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ v à khai sinh một lộ trình mới,
Nếu có một cuộc thập tự chinh chống tham nhũng thực sự, thì tình trạng sẽ là quan chức nổi loạn chống các quan chức. Cả giai cấp quan chức sẽ ngừng đấu đá nội bộ và đoàn kết lại để nổi loạn, tương đương với một cuộc nội chiến. Có thể nó sẽ dẫn đến một cuộc nội chiến thực sự
Theo truyền thông Trung Quốc thì "chủ quyền" đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nói rằng trong số 53 điểm đảo, bãi đá ở Trường Sa thì "Việt Nam chiếm giữ 29 điểm
một kiến nghị được 174 giảng viên ký tên phản đối điều họ gọi là "doanh nghiệp hóa" trường đại học, trong đó viện Khổng Tử và viện Friedman Milton là những thí dụ điển hình
Nhưng là vấn đề chiến lược của Hoa Kỳ Mấy tuần qua, Chính quyền Barack Obama bị áp lực từ nhiều phía là phải đề ra chiến lược an ninh quốc gia chống lại phong trào Hồi giáo quá khích đang bành trướng khắp nơi.
Tác phẩm “Giải Khăn Sô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969 tại Việt nam. Năm 1970, tác phẩm này được Giải thưởng Văn học Việt nam. Và vào năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm vụ Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (1968 – 2008),
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.