Hôm nay,  

Đọc Trangđài Trầnguyễn: Songs for A Boat Father

21/05/201300:00:00(Xem: 7161)
Tập thơ “X-X1: Songs For A Boat Father - Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” là những dòng chữ song ngữ Anh-Việt của Trangđài Trầnguyễn, ghi lại chuyện của những ngày sau năm 1975. Đó là chuyện của một gia đình, và cũng là chuyện của một dân tộc – trong một thờì kỳ đau đớn của đất nước, tuy hòa bình nhưng dân cứ mãi sống trong nỗi sợ, tuy thống nhất nhưng lòng người chia cách, không có ngoại nhân đô hộ nhưng cán bộ đã trở thành những quan chức thực dân mới.

Những cảm xúc đó đã được nhà thơ nữ thâm cảm ngay khi còn nhỏ, khi cô bé còn được đi học nhờ mẹ làm ruộng vất vả nuôi con, trong khi cha bị tù cải tạo, và rồi cha vượt biên sau khi rời trại tù.
sach_song_for_a_boat_father
Bìa thi tập.
Trangđài Trầnguyễn trong Lời Ngỏ đã giải thích:

“Những vần thơ này chào đời vào năm 2002-2003, tám năm sau khi gia đình tôi đoàn tụ tại Hiệp Chủng Quốc. Trong suốt tám năm ấy, tôi đáp lại tiếng gọi thúc bách từ đáy lòng để viết về tình Mẹ. Tôi đã mất, và cần, từng ấy năm để thấu hiểu kinh nghiệm lớn lên không cha ở Việt Nam...”(Trang 5)

Nhà thơ cũng nói về nỗi sợ kinh hoàng mà cô chứng kiến ở quê nhà, nơi cô chào đời năm 1975 và sống tới năm 19 tuổi mới được ra đi:

“Là một thành viên của cộng đồng nhân loại, tôi hướng đến tái kiến cuộc đời mười chín năm vụt qua trước mắt khi tôi trưởng thành ở quê nhà. Quãng đời đó là một phần kinh hãi của đời người mà tôi chứng kiến.”(Trang 5)

Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn kể chuyện một thời thơ ấu, khi cô bé được Ba từ Hoa Kỳ gửi chiếc áo lạnh hồng về:

“mùa tựu trường lớp Ba
ở quê hương
cả nhà
nhận được quà
Ba gửi lần đầu tiên từ Mỹ...
...
the new school year, third grade
back home
the whole family
receive the package
of gifts you send the very first time
from America...”
(áo lạnh hồng/the pink sweater, tr. 12-13)

Người cha đó thực sự hiện ra dưới mắt của cô bé nhà thơ ra sao? Chiếc áo lạnh hồng là món quà cô bé cầm được, mặc được, nhưng hình ảnh của người cha trong trí nhớ cô bé đã thực sự gắn liền với lịch sử quê nhà:

“mười lăm thế kỷ chiến chinh
nên con khôn lớn, bóng hình Cha xa
hiền mẫu chăm sóc trong nhà
Cha đi đánh giặc, hoan ca thanh bình...
...
fifteen centuries of war
i grow up without you home
Mother tends the house
you go off to protect the land
peace you bring...”
(người Cha Việt/the Viet Father, tr. 9)

Câu hỏi nơi đây là: người cha đó -- một thời chinh chiến, một thời tù cải tạo, một thời lênh đênh vượt biển – có lời nào muốn kể cho con? Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn ghi lại:

“Ba chẳng bao giờ muốn kể với con
cái xót xa phải bỏ nhà bỏ nước
bỏ vợ bỏ con
bỏ làng quê, mồ cha mả tổ
nghe tiếng trẻ cười, lòng đứt đoạn nhớ con thơ...
...
you never wanna tell me
how you pained over leaving home
leaving behind your wife, wour kids,
deserting your motherland, neglecting your ancestral burial place
overhearing childrens laughter, your heart smashed thinking of your own.”
(...Ba chẳng bao giờ muốn kể cho con – you never wanna tell me, tr. 24-25)

Tuy nhiên, vẫn có những phần mà nhà thơ Trangđài Trầnguyễn muốn Cha kể lại cho cô:

“kể cho con đi, để con được biết, hiểu Ba hơn,
để phần tuổi thơ mà đời con không có Ba được nhận diện
để con thấy vận mình trong vận nước
để con vẫn chủ hòa, nhưng quyết liệt hơn cho quyền sống của nhân sinh
kể cho con, để con lớn thành người
tự hào có Ba, ngẩng đầu cao, góp đời cùng thế giới
...
tell me, so i can grow
proud of you, contributing my part to the world...”
(Ibid. tr. 25-26)

Trong khi Ba không kể nhiều điều cho cô bé, vẫn có những điều cô bé không kể lại qua thư gửi sang Mỹ cho Ba:

“thơ cho Ba
cũng có điều con không kể
những bữa trời mưa nước ngập đến mất chân
nỗi uất giận như tâm can bị dần
khi Mẹ phải tiền dân cho tổ trưởng...
...
letter for Dad,
there were also things i didnt mention
the days when rains sent water up to our knees
the resentment that smoldered my heart
when Mom had to borrow money for citizen fees...”
(viết thơ cho Ba – letter for Dad, tr 32-33)

Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn cũng ghi lại hình ảnh Cha cô trong trí nhớ một thời kinh hoàng, khi đó Cha cô rời trại tù cải tạo và chưa vượt biên được:

“có những lúc
công an ập vào
khi cả nhà đang ăn cơm trên giường
Ba chạy như ma đuổi
nấp trên nóc hồ
hay trốn giữa bụi chuối sau nhà
...
there were times
the government bursted into our home
when we were having dinner on the bed
Dad darted as if chased by a ghost
to the water reserve at the rooftop
or in the mist of banana shrubs in the back...”
(vượt biển trên đất liền, những năm học cấp hai – sea escapes on land, junior high years, tr 50-51)

Nhưng dù đớn đau, dù kinh hoàng, một ngày trước khi cô bé vị thành niên Trangđài Trầnguyễn bước lên phi cơ rời nước vẫn cảm xúc như cắt đi một phần thân thể ruột gan:

“quê hương chia xa
ngày nào trở lại?
đứt ruột đồng bào, dân tộc bôn ba
làm sao giữ được
dẫu có mang theo cả dãy đất Việt Nam
khi con trụ trên một cái gì thẳm sâu không sắc màu, không hình thể
...
parting with home
ever return?
aborted from placenta fellows, ethnic identity tried
how would i keep
even if taking the peninsula with me
while i anchored on something deep-seated, without hues and forms.”
(trước ngày biệt xứ - the eve of abortion, tr. 86-87)

Đây là một tập thơ có thể làm bạn cảm xúc, vì đây là chuyện chung cho cả một miền Nam. Tập thơ song ngữ này, không chỉ thích hợp với các thế hệ trẻ muốn đọc để hiểu một thời quê hương sau 1975, mà cũng sẽ làm các bậc Cha Mẹ xúc động để thâm cảm hơn với những người trẻ chưa từng biết tới chiến tranh nhưng cũng cùng một vận mệnh bị “những người thắng cuộc” kỳ thị, đày đọa.

Nhà thơ Trangđài Trầnguyễn sinh năm 1975 ở Gò Công, năm 1994 sang Mỹ định cư, năm 1998 thành lập Vietnamese American Project, năm 2001 tốt nghiệp 2 văn bằng Cử Nhân, năm 2002 xuất bản thi tập “if you like, Mom - nếu Mẹ thích & cút bắt (seeking)”, năm 2003 thành lập Vietnamese Diaspora Project với bảo trợ của Fulbright Fellowship sang nghiên cứu ở Thụy Điển, năm 2004 tốt nghiệp Thạc Sĩ Sử Học ở CSUF và thắng cuộc thi CSU Research Competition với cuộc nghiên cứu về đời sóng dân Mỹ gốc Việt.

Tập thơ “Songs For A Boat Father - Thuyền Nhân Khúc Cho Ba” còn có nhiều hình ảnh về trại tỵ nạn của nhiều phóng viên, trong đó có Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Huỳnh Mai, cũng như một số tác phẩm hội họa của họa sĩ Ann Phong. Ngoài ra, cũng có lời nhận xét (song ngữ Anh-Việt) từng bài thơ từ nhiều văn nghệ sĩ và trí thức, trong đó có lời bình của Hana Yoshikawa, Nguyễn Khoa Thái Anh, Anne Frank, Lê Đình Ysa, Trần Mộng Tú, Nguyễn Phan Nhật Nam, Angela Gee, Bạch Thuhà, Nguyễn Phúc Anh Lan, Đặng Thơ Thơ, Sun Laichen, Phạm Hồng Vũ, Sơn Kim Võ, Du Tử Lê... và nhiều vị khác.

Thi tập bán với giá 15 Mỹ Kim, nếu ở Canada là 20 Gia Kim, nếu ở Úc là 22 Úc Kim, nếu ở Châu Âu là 12 EURO.

Có thể liên lạc về điạ chỉ:

Poets in VietnAmerica
Trangđài Trầnguyễn
7791 Santa Catalina
Stanton, CA 90680
Email: pivainfo@yahoo.com
hay: vietamproj@gmail.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Mỹ tiếp tục cản trợ thì việc phải đến sẽ đến, tức là sẽ xẩy ra chiến tranh giữa TC và Mỹ. Đó là cảnh cáo của The Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo),
Nơi đầu sách là những chữ viết trong ngày 30 tháng 4-2015 đã gói trọn tấm lòng tác giả Trần Văn Giang:
Hệ thống Căn Cứ này bao gồm: Theo hướng Nam Bắc, từ Bã Đá Ngầm Châu Viên (ở mãi Vĩ Tuyến 8), qua Bãi Đá Ngầm Chữ Thập (vĩ tuyến 9), lên Bãi Su Bi (Vĩ tuyến thứ 10),
Với lịch sử trên 2000 năm, đạo Chúa (2015), đạo Phật (2558)… sẽ tìm phương sách đối trị như thế nào trước sự thách thức và khủng hoảng toàn cầu.
VnTimes ngày 15/5/2015: “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 23/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình thông báo hôm qua.
Cuộc gặp mặt thật vui, bổ ích. RSF có tôn chỉ và phương hướng đào tạo các nhà báo thuộc mọi châu lục và quốc gia có ý thức dân chủ và có tầm nhìn của một công dân thế giới,
Du khách đến San Francisco có nhiều nơi để thăm. Cầu đỏ Golden Gate, Palace of Fine Arts, Pier 39. Đi du thuyền trên vịnh ngắm thành phố,
Không biết tại sao cái nghề rửa chén rửa bát, muỗng nĩa, dọn dẹp chùi rửa nhà bếp bên Tây và bên Canada họ thường gọi là plongeur (thợ lặn)?
Bất kể các nỗ lực phá hoại của guồng máy công an và tuyên giáo, người dân đang nói thẳng, nói thật và nói trực tiếp với nhau qua Mạng Xã Hội
một nữ sinh viên kinh hoàng trong ký ức: hắn túm tóc đập đầu em vào tường sau đó dùng chân đạp mạnh liên tiếp và bụng, vừa đạp vừa gào lên ‘không chịu phá thai thì tao giúp cho
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.