Hôm nay,  

Đến Vùng Đất Của Minh Trị Thiên Hoàng

06/06/200900:00:00(Xem: 7581)

Đến vùng đất của Minh Trị Thiên Hoàng

Hình ảnh Nhật Bản.
Bùi Văn Đỗ
Ngày 25 tháng 04 năm 2009, trên chuyến bay KLM Royal Dutch- Vlucht số KL 861, Boeing 770. Từ từ được nhấc bổng lên khỏi mặt đất, để rời phi đạo phi trường Amsterdam, mang theo trên 400 hành khách và hành lý. Trực chỉ hướng đến đất nước tôi ước mơ có dịp đến tham quan, Japan. Trên quãng đường dài 6007 km cỡi mây vượt gió, trên cao độ 11.800 mét. Sau thời gian 11 giờ 20 phút bay. Chiếc Boeing 770 đã hạ cánh an toàn xuống điểm hẹn  là phi trường Tokyo Narita Airport. Đưa tôi lần đầu tiên đến thăm một đất nước trong vùng Châu Á, được xếp đứng hàng thứ hai sau Mỹ về sự văn minh tiên tiến ở các lãnh vực khoa học kỹ thuật. Một đất nước đã có được nhà lãnh đạo lỗi lạc, biết canh tân đất nước, đưa nước Nhật từ một nước bại trận do hai trái bom nguyển tử của Mỹ thả xuống Hirosima và Nagasaki năm 1945 hồi đệ nhị thế chiến, vươn lên hàng cường quốc kỹ nghệ. Người lãnh đạo tài năng thủa đó. Minh Trị Thiên Hoàng, đã đưa dân tộc Nhật đến phú cường như ngày nay.
Như chúng ta đều thấy trên bản đồ thế giới, Nhật Bản là một dẫy đảo nằm dài ngoài biển khơi, dọc từ phía bắc gần biên giới biển với Liên Xô; Nam Nhật Bản gần biên giới biển với Nam Hàn.
Có diện tích 371.212 km2, lớn hơn Việt Nam 44.747 km2 (Việt Nam có diện tịch 329.465 km2).
Dân số 121 triệu, gấp rưỡi Việt Nam (dân số Việt Nam vào khoảng 84 triệu).
Nhóm người Việt tỵ nạn đầu tiên đến Nhật do một tàu ngoại quốc vớt và đưa vào Nhật gồm có 18 người, vào tháng 05 năm 1975.
Số người Việt Nam có mặt tại Nhật là khoảng 15.000 người, cộng chung cả bảo lãnh đoàn tụ và trẻ em sinh ra ở Nhật, tính đến tháng 12/1999.
Thủ đô Tokyo mà tôi có dịp đặt chân đến, có diện tích 2162 km 2, với dân số 11.680.262 người.
Chúng tôi đến phi trường Tokyo Narita  vào lúc  9 giờ 40 sáng Chúa nhật. Ra khỏi khu hải quan, đã được thân nhân đón ngay cửa ra. Thật là tay bắt mặt mừng, khi gặp lại nững người thân yêu sau 25 năm xa cách, vì vận nước nổi trôi, bôn ba tỵ nạn ở xứ người. Những người anh em theo từ thân thương ở quê Mẹ (anh em cột chèo), từ ngày cưới đến nay đã có bốn đứa con, mà anh em chưa hề gặp mặt. Những đứa cháu chào đời tại xứ Phù Tang mà bác chưa có lần được nhìn thấy. Bước ra khỏi phi trường, thời gian vào buổi sáng một ngày đẹp trời, gió nhẹ và ấm áp. Người em lần đầu gặp đầy phấn khởi và nhiệt tình, đã vui vẻ giới thiệu cho biết nước Nhật, với người du khách từ phương trời Âu mới đặt chân tới.
Xe chuyển bánh ra khỏi khu vực phi trường, lấy hướng về thủ đô thương mại, thành phố lớn Tokyo với đân số đông đến trên 11 triệu người. Xa lộ hiện đại không khác ở các nước Âu Châu, cầu đường kiến trúc rất tân kỳ, có những chiếc cầu dài, xe chạy tấp nập bốn ban, sáu ban với vận tốc trên 120 km/1 giờ. Đường lại được thiết kế hai tầng, chạy qua những khúc eo biển dài thăm thẳm, để vào thủ đô. Đến khúc tiếp giáp vào thủ Đô, xe đã chạy theo đường trôn ốc để xuống phía dưới, cho khách tham quan cách thiết kế, cấu trúc, và xây dựng cây cầu thủa đầu. Vì như chúng ta đều biết. Nhật Bản là xứ luôn xẩy ra động đất, các công trình kiến trúc hiện đại, đồ xộ, cần phải nằm trên một nền móng có độ đàn hồi, khác hẳn với lối kiến trúc ở các nước không hề bị động đất.
Thủ đô Tokyo nằm trên một ngọn đồi, với những tòa nhà chọc trời hiện ra dưới tầm nhìn của người du khách mới đến. Cái cảm tưởng đầu tiên khi đặt chân xuống thành phố hiện đại và đông dân này là: sạch sẽ, có lẽ sạch sẽ ngang tầm thành phố Singapore. Không nhìn thấy rác bẩn, không gặp những tàn thuốc, và nhất là không thấy những bã kẹo singum vứt bỏ trên nền đường đi của thành phố, như ở các nước Âu Châu. Hơn nữa không nhìn thấy người bộ hành khạc nhổ xuống nơi công cộng. Từ những hiện tượng này, tạo cho người du khách cái ấn tượng. Dân tộc Nhật được giáo dục từ lâu đời bởi những người lãnh đạo đất nước, có tài, có đức, nên đất nước Nhật mới được công nghiệp hóa như hiện nay, và người công dân biết tôn trọng giữ gìn vệ sinh ở nơi công cộng, hơn hẳn ở nhiều quốc gia khác mà người viết có dịp đặt chân tới.
Dọc theo hai bên xa lộ dẫn vào thủ đô Tokyo, là những nhà máy loại công nghiệp, Những hải cảng với hàng dài các cần trục, để lấy hàng lên, hay cho hàng xuống các tàu lớn, rồi vận chuyển hàng hóa đi khắp nơi trên thế giới. Một đất nước không có tài nguyên thiên nhiên, phải mua nguyên vật liệu từ các quốc gia khác. Nhưng lại là nước kỹ nghệ hàng đầu thế giới sau Mỹ, nhờ vậy, hàng của Nhật có mặt khắp nơi trên thế giới, được mọi giới ưa thích vì phẩm chất cao.
Vừa lái xe, người em tôi vừa giải thích từng hải cảng, từng nhà máy hiện ta trước mắt dọc dài hai bên đường. Đôi khi em tôi lại nhớ về Quê Hương mình và nói với tôi: “ em nghĩ, Việt Nam ta phải mất hàng ngàn năm nữa mới được như đất nước Nhật hiện nay”. Có lẽ người thân của tôi, sống ở đất nước người, thấy họ chăm chỉ làm việc, kiên nhẫn, cần kiệm, lại có tinh thần trách nhiệm, biết tôn trọng của công, không ăn cắp, ăn trộm của nhà nước, của tư nhân. Nên họ đã thực hiện được những công trình lớn lao cho đất nước Nhật như hiện nay.
Còn quê hương ta, độc quyền một đảng cai trị, độc tài, tham nhũng từ ông thủ tướng xuống đến ông xã trưởng, ông công an khu vực. Đường chưa làm xong thì đã hư, cầu chưa khánh thành thì đã sập. Vì chế độ tạo môi trường cho lớp cán bộ ăn cắp, ăn bớt, ăn chận, ăn cướp. Để đến cuối cùng, khi thi công thì thiếu sắt thép, thiếu xi măng, thiếu nhựa đường. Thậm chí đến người công nhân thấp cổ, bé miệng còn thiếu cả ăn khi lao động, vì đồng lương chết đói. Cho nên, 1000 năm sau, Việt Nam ta hy vọng bằng Nhật ngày nay, chắc không sai!
Vì  làm thế nào sản sinh ra được một đấng minh quân như Minh Trị Thiên Hoàng của Việt Nam. Một đất nước đã gần một thế kỷ, do người Cộng Sản lãnh đạo, chỉ có hủy hoại và phá nát:
-Phá nát lòng tự trọng của dân tộc.
-Hủy hoại luân thường đạo lý: con tố cha, vợ tố chồng.
-Giáo dục người trẻ, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.
-Tạo chia rẽ giữa người với người.
-Tạo ra tập quán từ trên xuống dưới, mọi người đều giả dối, lừa đảo nhau để sống còn.
Từ phi trường về đến nhà cũng đã gần trưa. Bước vào căn hộ đầu tiên của người Việt trên đất Nhật. Qủa tình, nhớ lại lời người xưa có nói: “ ăm cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”.  Xã hội con người của thế kỷ 21 có khác những điều tổ tiên xưa nhắc nhở con cháu. Việc lấy vợ Nhật, tác giả chưa kiểm chứng được. Còn ăn cơm Tàu, cảm thấy mỡ, dầu nhiều qúa e tổn thọ. Việc ở nhà Tây thì người viết đang ở. Gia cư người Nhật ở quả chật chội. Nhà ở cho một hộ 6 người mà phòng khách nhỏ tý, chỉ đủ cho hai người ngồi uống trà. Nhà bếp, chỗ kê bàn ăn, nơi gọi là phòng khách gom lai, bé hơn phòng khách loại hai, ba người ở Âu Châu. Hẳn nhiên, các cấu trúc bên trong như  phòng tắm, phòng ngủ, cũng kết cấu khác hẳn nhà ở của Châu Âu. Cho nên sau này mới biết, có những gia đình sống chung, ở chung trong một căn hộ ít là ba thế hệ, cha mẹ, con đã có gia đình và cháu, trong một diện tích rất chật hẹp (ban tối, cha mẹ lớn tuổi, và con chưa có gia đình, mỗi người  có một tấm nệm mỏng, cuốn tròn như một cái chiếu, tìm một chỗ trống, trải ra nằm ngủ, sáng thức dậy, cuộn lại, cất vào một hộc tủ).
Những ngày ở Nhật, tôi có dịp tham quan, làm quen, mua sắm, mới nhận ra những nét đặc thù của xã hội, mà nếu không có dịp đặt chân tới thì khó mà nhận ra, nếu chỉ nhìn qua phim ảnh, đọc sách báo, không thể nào phản ánh đầy đủ và trung thực. Thật đúng như tổ tiên Việt có để lại trong ca dao tục ngữ:
“Trăm lần nghe không bằng một lần thấy”.
Quả tình, thấy tận mắt mới tin, nên tôi thao thức viết ra những điều mắt thấy, tai nghe, và da thịt cọ sát để những ai khó tin, nên một lần đến Nhật, quốc gia có nền công nghiệp thứ nhì thế giới, để biết, để cảm nghiệm. Vì có ra đi mới biết được thêm về người, về mình. Ở yên một chỗ, tuy có đọc, có biết. Nhưng là trong mộng, là tưởng tượng như người viết trước đây.
Bước chân vào xã hội Nhật Bản, ta có cảm tưởng như nó gần gũi với mình, vì người Nhật và người Việt Nam đầu hao hao giống nhau, chiều cao bằng nhau, tóc đen, đa vàng, ta không cảm thấy xa lạ và lạc lõng như ở các xứ Âu Châu. Khi một người châu Á da vàng, tóc đen, dáng nhỏ bé ở Châu Âu, bước chân ra khỏi nhà, người bản xứ ai thấy cũng nhận ra, chúng ta là người nước ngoài. Còn ở Nhật, khi ra đường nếu chúng ta không nói chuyện to nhỏ với nhau, thì người địa phương khó lòng biết chúng ta là người Nhật hay người nước ngoài, và từ đâu tới.
Dân Nhật khi ra đường, nhất là học sinh và công chức họ mặc đồ lịch sự, phần đông mặc đồ Vest. Các học sinh từ trung học đệ nhất cấp, đã phải mặc đồng phục, mặc vest và thắt ca vát, cho nên trên đường phố ta thấy rất đông người trẻ mặc đồ vest, thiếu nữ cũng mặc đồng phục tương tự như nam học sinh.


Ngay từ bậc tiểu học, các em đã phải học đến ba mẫu tự (Alphabet), mẫu chữ viết giống như Hán tự, nên học chữ nào biết chữ đó, không thể đánh vần theo mẫu tự có (alphabet) như mẫu tự La Tinh. Học sinh Nhật, ở cấp trung học, học nhiều giờ. Từ sáng khoảng 7 giờ, các em đã ra khỏi nhà; đến 18 hoặc 19 giờ tối mới trở về. Đi học các em phải mang theo phần ăn trưa, nước uống, và bánh để ăn vào giờ giải lao như một công nhân đi làm. Đi học ở Nhật, trẻ em cũng vất vả như người đi làm. Nhưng xem ra thành công trên đường học vấn, đối với người trẻ Việt Nam thì gặp nhiều thách đố lớn lao. Vì ngôn ngữ khó, phần lớn tài chánh khi đi học do phụ huynh phải tự lo, không được nâng đỡ như ở các quốc gia Âu Châu.
Chợ, hay còn gọi là siêu thị, nói chung là các nơi mua sắm đồ ăn, đồ uống, đồ dùng. Nó khác xa các trung tâm mua sắm bình thường ở các nước  Âu Châu. Ở Âu Châu, cứ mỗi một khu vực khoảng vài ngàn dân là có một siêu thị, một trung tâm, hay còn gọi là một Centrum nho nhỏ. Nhật thì khác hẳn. Mỗi một khu vực đông dân cư thì có một siêu thị. Nhưng, siêu thị này rất lớn. Tầng trệt là một bãi đậu xe, lầu 1 là siêu thị lớn, lầu hai bán các thứ đồ dùng, quần áo, lầu ba bán đồ chơi trẻ em, đồ trang trí trong nhà, giải trí goken . . .
Những cửa hàng bán máy liên quan đến điện, đến điện tử cũng rất lớn. Lớn hơm Mediamarkt ở các nước Âu Châu. Những phát minh mới về ngành điện, điện toán thường bày bán ở thị trường Nhật. Có những mặt hàng liên quan đến đồ điện, đã có bán ở thị trường Nhật cả gần 10 năm qua, mà ở các châu lục khác chưa thấy có bán trên thị trường.
Thực phẩm ăn và uống, đều giá cao hơn ở các nước Âu Châu. Nhưng đặc biệt các tiệm ăn của các tư nhân thì rất nhiều, giá cũng phải chăng hơn ở Châu Âu. Nhật là một nước trong vùng châu Á, nên cơm là thực phẩm chính, cơm có bày bán từ ở trong siêu thị, đến các cửa hàng. Có những quán cơm, trước khi vào ăn, bạn phải đứng trước cái máy, chọn ăn thứ gì, bỏ tiền vào, sẽ ra cho bạn một cái phiếu. Cầm cái phiếu này vào quán, tìm một chỗ ngồi, trao phiếu cho người bán. Khoảng 5 phút sau, bạn đã có một tô cơm nóng hổi theo ý của bạn, với một chén súp và một ly nước. Ăn một bữa cơm no, với thịt xào và một chén xúp, bạn chỉ phải trả 480 Jen tương đương với 3,80 Euro.
Đến Nhật, nên ghé cửa hàng Su si ăn một lần cho biết. Có những giờ cao điểm, khách đến ăn phải lấy vé và chờ đợi. Khi có bàn trống, đến số, bạn mới được mời vào, khách tự động ngồi vào bàn, thức ăn được chạy theo hệ thống tự động qua khu bàn của mình, muốn ăn thứ nào, tự tay bưng đặt xuống bàn, ăn hết điã này rồi lấy điã khác, mỗi điã chỉ có tối đa hai miếng cơm Su si, có những món đặc biệt, mỗi điã chỉ có một miếng, mỗi điã có giá bán 100 Jen, tính theo tiền Euro chi có 79 cent. Hệ thống chuyển đồ ăn như vậy chạy qua hàng chục bàn ăn, cho khách tự lựa chọn. Khi ăn xong, chỉ cần ấn chuông báo, người phục vụ đến ngay để tính tiền, họ sẽ căn cứ vào số điã để tính ra hết bao nhiêu tiền, nhưng không viết hóa đơn và lấy tiền tại đó, người phục vụ sẽ đưa cho một tấm bảng số bàn mình ngồi, cầm bảng số này đi ra quầy trả tiền ở cửa vào, trao cho Cassa và họ tính tiền tại đây. Người ăn khoẻ cũng chỉ trên 10 điã là no bụng, tốn khoảng 10 Euro ta sẽ có một bữa ăn thịnh soạn toàn đồ biển, loại cao cấp, có nước trà nóng đặc biệt phục vụ khách khi bắt đầu vào bàn, và trước khi dời bàn ăn. Nếu muốn uống bia hay những loại rượu thuần túy của Nhật, ta chỉ việc ấn chuông, hoặc ấn nút, nói vào máy thứ mình muốn và số bàn mình ngồi là sẽ có người phục vụ mang tới. Người phục vụ nhanh nhẹn và vui vẻ.
Nước Nhật là xứ công nghiệp và điện tử.
Nhật không có tài nguyên thiên nhiên, các nguyên vật liệu phần lớn phải nhập từ nước ngoài vào. Họ chế biến ra những sản phẩm, rồi bán lại cho những quốc gia đã cung cấp nguyên vật liệu cho họ. Làm công tác này phải có đội ngũ kỹ thuật cao, phải có vốn để thiết lập các cơ sở sản xuất, phải sản xuất theo một lịch trình hợp lý hóa, hàng hóa ra hàng loạt, thật nhiều, và phải có chất lượng, mới cạnh tranh được trên thị thường thương mại. Nhật đã nắm vai trò này nhiều thập niên qua, và ngày nay vẫn còn.
Mức độ làm việc của người Nhật phải nói là số 1 trên thế giới, họ cần cù, nhẫn nại, làm nhiều giờ trong một ngày, thường là trên 10 giờ, và còn làm thêm giờ để lãnh thêm giờ phụ trội, ngày nghỉ hè ít. Chỉ cần nhìn vào sinh hoạt kinh doanh hàng ngày chúng ta đã thấy ngay được. Các cơ sở thương mại kinh doanh buôn bán mở cửa bảy ngày trong tuần. Từ 10 giờ sáng cho đến 22 giờ tối (12 giờ một ngày, không có nghỉ ngày Chúa nhật). Nếp sống hối hả vì công việc, vì kinh tế, vì phải chạy đua với những hàng hóa mới tung ra bán trên thị trường. . . Người dân Nhật ít có giờ nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần như ở các quốc gia khác.
Đến Nhật như một du khách, thăm người nhà, vãn cảnh đẹp của xứ phù Tang. Nên chúng tôi đã được đưa đi tham quan nhiều khu vực ở thủ đô Tokyo. Viếng nhà thờ nơi trước kia được đặt là trung tâm của người Công Giáo Việt Nam khi mới tới định cư ở Nhật. Thăm ngôi chùa nổi tiếng Kamakura. Thăm bãi biển Enosima. Và một ngày đi biển chung với một nhóm nhỏ Việt Nam ở tại Tokyo.
Ngày 09-05-09, chúng tôi đi tham quan khu vực núi National Park Hakone, để chiêm ngưỡng ngọn núi Phú Sĩ quanh năm tuyết phủ ở gần bên. Đường lên núi thì quanh co, phải mất hàng giờ mới leo lên được đỉnh núi. Để từ nơi đây hướng tầm nhìn về ngọn núi Phú Sĩ ỡ bên cạnh có tuyết trắng xoá. Tại National Park Hakone, cũng là một ngọn núi thấp hơn của núi Phú Sĩ, có đông du khách đến tham quan, có đường dây chuyền đưa du khách tham quan cảnh núi rừng từ trên cao. Từ gần đỉnh của ngọn núi có những dòng nước chảy ra và có khói bốc lên. Những dòng nước này chảy ra từ lòng núi, nước nóng đến độ, thả qủa trứng gà xuống trong một thời gian, quả trứng sẽ chín như ta cho lên bếp để nuộc, có điều vỏ trứng bị đổi từ màu trắng sang màu đen. Du khách có thể mua trứng này ăn ngay tại chỗ, hoặc đưa về nhà. Những địa điểm du lịch nổi danh ở Nhật, có những điểm khác lạ hơn nhiều địa điểm du lịch của các nơi khác trên thế giới, là giá cả nước uống không mắc mỏ hơn nhiều với giá mua ở siêu thị, các nhà vệ sinh công cộng đều sạch sẽ, không có mùi hôi, ngoài park không có rác.
Những dấu ấn.
Những dấu ấn về dân Nhật, nước Nhật đã phôi thai từ trong tim tôi lúc còn mài đũng quần trên ghế trường trung học hồi những năm 1961, 1962. . . Về một nước Nhật sau thế chiến thứ II, có được những nhà lãnh đạo như Minh Trị Thiên Hoàng, quyết tâm canh tân đất nước, và muốn đưa dân tộc Nhật tiến lên. Ngày nay, sau 46 năm, tôi được đến Nhật để nhìn thấy những điều 46 năm trước đã đọc trong sách giáo khoa, và những tài liệu tham khảo bên ngoài. Quả không sai về nước Nhật. Thật rõ ràng Nhật đã sản sinh ra được đấng minh quân xứng đáng, tài đức vẹn toàn. Phúc đức cho dân tộc Nhật. Không, khốn khổ như dân tộc tôi, sinh ra một Hồ Chí Minh, thất đức, kém tài, đạo văn, giả dối. Đã cõng rắn về cắn gà nhà, làm cả dân tộc điêu linh từ  những thập kỷ 1940 đến nay. Hậu họa đó còn kéo dài đến khi nào thì chưa biết được. Nhưng hiện nay di lụy đó vô cùng thảm khốc cho dân tộc Việt. Ở bất kỳ nước nào có sứ quán CSVN, ở bất kỳ nơi nào có bóng dáng người Việt, và có hơi hám hậu duệ của HCM, thì có ăn bẩn, có tham nhũng, có hối lộ, có những tệ nạn xã hội, không thể kể ra trong bài viết này.
Dấu ấn thứ hai, khi đến Nhật, gặp những đồng hương chưa từng quen biết, nhưng gần nhau như anh em một nhà, có lẽ do cùng chung giới tuyến, cùng tôn thờ lý tưởng tự do, cùng mang một mẫu số chung “Vượt Biên Tỵ Nạn”, tránh xa thiên đường mù “ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” .
Dấu ấn thứ ba. Gặp một đồng hương chưa quen bao giờ, khi đến dự lễ tại một Cộng Đồng Công Giáo Việt trên đất Nhật vào một ngày Chúa Nhật 02-05-09. Khi nghe cô ta kể, vào năm 2008, cô có dịp đi du lịch ở Châu Âu nhân một dịp lễ trọng đại của gia đình, cô đi từ Nauy xuôi xuống Italy, nên được tham quan, và biết được về đời sống cũng như tổ chức an sinh xã hội của các nước Bắc Âu và các nước Âu Châu. Cô cho hay, khu vực Âu Châu mà cô có dịp đặt chân tới, là thiên đàng ở hạ giới. Từ đó kẻ viết mới ngộ ra: “Cứ ở thiên đường mãi, không đến nơi cùng khốn như luyện tội, hay hoả ngục”, thì làm sao nhận ra cái hạnh phúc, cái sung sướng ở thiên đàng mình đã có từ lâu nay.
Cuộc vui nào rồi cũng đến thời gian phải kết thúc, khi chúng tôi tiễn biệt nhau tại lối vào của phi trường Tokyo Narita vào sáng ngày 16-05-2009. Đi vào lối ra để lên chiếc  KLM Royal-Vlucht KL 862, Boeing 747. Vào hồi 11 giờ 15, chiếc vận tải cơ từ từ dời khỏi bãi đậu, chạy đến đường phi đạo chính để chuẩn bị dời bến. Khi chiếc phản lực cơ nổ lớn, tăng tốc rồi rung chuyển nặng nề dời khỏi phi đạo, cất cánh bay lên, đưa đoàn lữ hành trở về miền trời Âu, miền của nhiều niềm vui và thịnh vượng./-

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.