Hôm nay,  

Tự Do Ngôn Luận?

29/07/200800:00:00(Xem: 9176)
...Nhưng khó chấp nhận được chính là những lời tự quảng bá là ‘trung thực và công bằng’...

Nước Cờ Hoa có thể chế chính trị tự do dân chủ nhất thế giới, đó là điều ít ai chối cãi được dù ưa hay ghét “đế quốc” Mỹ. Tự do có nghĩa là ai muốn nói gì thì nói, nói sai nói đúng, nói phải nói quấy, nói khôn nói dại, nói trắng nói đen, nói thật nói phét,… tất cả đều được hết. 

Tại Mỹ, các đài và báo, như hầu hết ký giả viết tin, đọc tin và bình luận, đều lớn tiếng tự quảng bá là đáng tin cậy nhất, trình bày tin tức trung thực nhất, và bình luận công bằng nhất. Luận điệu này có lẽ là điều láo khoét nhất mà chúng ta có thể nghe được.

Bất cứ một ký giả viết tin, hay đọc tin, hay một bình luận gia nào cũng vậy, cũng chỉ là những con người bằng xương bằng thịt, với ý nghĩ, cảm xúc, yêu thương, giận ghét, sở thích… của mỗi người. Do đó, từng lời nói, bài viết hay cách họ lọc tin để suy diễn cũng chỉ phản ánh suy tư rất chủ quan của họ. Điều này là dễ hiểu và ai cũng có thể chấp nhận được. Nhưng khó chấp nhận được chính là những lời tự quảng bá là “trung thực và công bằng”. Không một ký giả hay nhà bình luận nào, chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp  -kể cả kẻ viết bài này- có thể đứng trong một vị thế trung dung tuyệt đối được. Sự thật đơn giản vậy thôi.

Nhìn vào hệ thống truyền thông Mỹ, người ta thấy rõ là một số đài truyền hình và báo hoàn toàn khống chế truyền thông Mỹ. Về truyền hình thì đó là các đài lớn như ABC, CBS, NBC và CNN, trong khi về báo thì có các nhật báo New York Times, Washington Post, USA Today, Los Angeles Times, San Francisco Chronicles, Chicago Tribune, hay các tuần báo Time và Newsweek. Tất cả những đài truyền hình và báo nặng ký ấy được gọi chung là MSM, chữ viết tắt của Mainstream Media, nghĩa là truyền thông của dòng chính lưu.

MSM từ trước đến giờ vẫn là tiếng nói của giới cấp tiến Mỹ, có lập trường chung rất cấp tiến (liberal) và thiên tả, thường là thân cận với phe cấp tiến trong đảng Dân Chủ.

Sự thiên vị của MSM không là chuyện mới lạ mà thật sự đã có từ mấy thập niên rồi.

Có lẽ nhiều người chưa quên được tờ New York Times là báo đã công bố hồ sơ tối mật Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) do một nhân viên Bộ Quốc Phòng có tư tưởng phản chiến ăn cắp và cung cấp cho và gây tai hại nặng cho cuộc chiến chống Cộng của chúng ta dưới thời TT Nixon. Chúng ta cũng còn nhớ Washington Post là tờ báo đã khui vụ Watergate để đánh gục Nixon. Đây cũng là tờ báo đã khui vụ cựu đại tá Oliver North cung cấp vũ khí cho các lực lượng tự do Nicaragua chống lại nhà độc tài cộng sản Ortega khiến TT Reagan bối rối không ít. 

Gần đây hơn, tờ New York Times cũng là tờ báo đã công bố chi tiết về những vụ chính quyền Mỹ theo dõi các đường giây chuyển ngân lậu để tài trợ khủng bố trên thế giới, và gây khó khăn cho chính quyền Bush đang truy lùng các nhóm khủng bố liên hệ đến Al Qaeda.

Hiển nhiên, bảo vệ lập trường thiên tả cấp tiến của mình, cũng như nhu cầu đăng tin sốt dẻo để bán báo là chuyện quan trọng hơn xa các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia đối với MSM.

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ, kể cả các cuộc tranh cử sơ bộ, đã kéo dài gần hai năm nay. Chúng ta đã có dịp nghe đài, xem truyền hình, và đọc báo rất nhiều. Do đó, cũng đã nhìn thấy rõ khía cạnh thiên vị của truyền thông Mỹ.

Ví dụ điển hình nhất là tờ The New York Times (NYT).

Đầu mùa hè năm 2007, khi cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc bắt đầu, tờ NYT bắt buộc phải có ý kiến về các ứng viên hai phe Dân Chủ và Cộng Hòa đang tranh cử. NYT lên tiếng hậu thuẫn bà Hillary Clinton bên Dân Chủ - dĩ nhiên vì lúc đó chưa ai biết Obama là ai - và ông John McCain bên Cộng Hòa. NYT ủng hộ McCain một phần vì ông này trước đây tranh cử chống thống đốc Bush của Texas trong cuộc tranh cử năm 2000 và sau đó đã nhiều lần lên tiếng phát biểu khác ý với Chính quyền Bush về nhiều vấn đề quan trọng, như thuế, chiến thuật tại Iraq, cách cư xử với tù nhân khủng bố, v.v...

Nhưng phần khác vì McCain lúc đó đang là một “ngôi sao” hết sức lu mờ, không ai nghĩ ông có chút hy vọng nào hết chống lại cựu thị trưởng New York Rudolph Giuliani hay cựu thống đốc Massachussetts Mitt Romney.

Việc hậu thuẫn một người nổi tiếng chống Bush mà lại có vẻ vô vọng đắc cử có thể được hiểu như kiểu khều giò lái đảng Cộng Hòa và TT Bush không hơn không kém.

Đến tháng Hai năm 2008, khi ông McCain đã nổi bật như người sẽ đắc thắng cuộc tranh cử sơ bộ bên Cộng Hòa thì NYT bèn thân tặng ông này một loạt bài tố cáo không chứng cớ răng ông này cách đây cả chục năm đã gian díu với một bà là chuyên viên vận động hành lang - lobbyist. Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao NYT lại lên tiếng hậu thuẫn ông McCain nếu đã biết về vụ lem nhem này. Có thể NYT đã cố tình lên tiếng hậu thuẫn và ca ngợi ông McCain là ứng viên Cộng Hòa sáng giá nhất, để rồi sau đó có dịp chứng minh được với thiên hạ người khá nhất của Cộng Hòa cũng chỉ là thứ lem nhem vớ vẩn thôi!

Không may cho NYT là loạt bài này bị phản ứng ngược. Tờ báo không đưa ra được bằng chứng nào mà chỉ dựa vào lời kể của một người giấu tên, nên bài báo bị coi là vô giá trị và có tính cách bôi bác. Ông McCain thoát hiểm.

Trung tuần tháng Bẩy vừa qua, ông McCain lại bị NYT tặng cho một món quà nữa.

Hồi tháng Sáu, ông Obama lên tiếng tuyên bố “có thể xét lại” lịch trình rút quân khỏi Iraq của ông. Ông liền bị phe Cộng Hòa tố ngay là lập trường chao đảo, chuyển hướng để lấy phiếu mấy ông bảo thủ và độc lập không chấp nhận rút quân cấp tốc bất kể hậu quả của Obama. Để đỡ đòn, Obama viết một bài tràng giang đại hải phân trần và giải thích về lập trường của ông trong việc rút quân khỏi Iraq, đồng thời đả kích mạnh mẽ lập trường của McCain và Bush. Bài viết của Obama được NYT đăng nguyên văn trên mục bình luận của báo này.

Một tuần lễ sau, ông McCain viết một bài để trả lời những chỉ trích của Obama và chất vấn lại lập trường của Obama.

NYT từ chối không cho đăng bài trả lời của ông McCain. Chủ bút phụ trách mục bình luận góp ý (Op-ed) của NYT giải thích là bài của Obama đưa ra lập luận mới lạ (new), trong khi bài của McCain có nhiều thiếu sót, nhiều câu hỏi không được trả lời, đồng thời lại chỉ trích Obama hơi nhiều. Ông chủ bút xác nhận NYT sẽ vui vẻ cứu xét việc đăng bài của McCain nếu ông này chịu viết lại, rập khuôn theo bài của ông Obama (nguyên văn: “mirrors Senator Obama’s piece”). Cũng cần biết ông chủ bút này trước đây là phụ tá đặc biệt của TT Dân Chủ Bill Clinton!

Sự kiện NYT đăng bài của Obama rồi không cho đăng bài trả lời của McCain, tự nó đã là hơi quá thiên vị. Bây giờ NYT lại còn yêu sách đòi McCain phải viết “rập khuôn” theo Obama thì quả là chuyện lạ. Không khác gì trường hợp các bài viết của các ký giả được các chủ biên “hướng dẫn” cách viết trong chế độ báo chí của các nước cộng sản. Nhưng đây lại là chyện đang xẩy ra trên nước Mỹ, nơi được gọi là thành trì của tự do ngôn luận, với một tờ báo được coi là lớn nhất Mỹ.

Nếu ai không tin NYT là báo cấp tiến thiên vị Obama thì chỉ cần nhìn vào sự kiện trên để hiểu rõ vấn đề hơn.

Nhưng không phải chỉ có NYT là cơ quan truyền thông duy nhất đang cố gắng rao giảng "đạo Obama".

Trước đây, bà Hillary tuy cũng là phe Dân Chủ, nhưng vì ít cấp tiến hơn Obama và thuộc loại đồ cổ, không hấp dẫn gì lắm, nên các báo cấp tiến đã ra công kéo bà xuống để tâng bốc Đấng Tiên Tri mới Obama. Bà Hillary gân cổ phản đối cũng vô hiệu.

Ngay sau khi bà Hillary đại thắng tại Texas và Ohio, có hy vọng lật ngược thế cờ, thắng Obama trong những cuộc bầu chót của cuộc tranh cử sơ bộ bên Dân Chủ, thì cả hai tuần báo Time và Newsweek đều cho ngay hình Obama lên trang bìa với bài viết kèm theo tuyên bố Obama đã đắc cử đại diện cho đảng Dân Chủ, hoá giải ngay dư âm của hai cuộc chiến thắng của bà Hillary. Dĩ nhiên trong các cuộc bầu sơ bộ sau đó, các cử tri của Obama phấn khởi, đi bầu ào ào, trong khi cử tri của Hillary nản chí nằm nhà không đi bầu nữa, hay đi bầu cho Obama vậy. Khiến cho Obama thắng thật, đúng như hai tuần báo đã loan tin từ trước.

Sau khi Obama hạ được bà Hillary thì ông bắt đầu đổi chiến lược. Bắt đầu trở giọng ôn hòa, bớt quá khích cấp tiến hơn để thu hút phiếu của các cử tri độc lập và Cộng Hòa ôn hòa. Ông thay đổi lập trường trên một loạt vấn đề, từ việc nuốt lời hứa nhận tiền công quỹ để tranh cử, đến việc chấp nhận sở hữu súng mà mình vẫn chống đối từ lâu, việc bỏ phiếu miễn tố các công ty điện thoại trước đây đã giúp Bush nghe lén những cuộc đối thoại của các nghi can khủng bố, xét lại việc rút quân tại Iraq, … Tất cả những thay đổi lập trường lộ liễu của Obama nếu không được giới truyền thông cấp tiến nức nở ca ngợi như hành động khôn ngoan, thì cũng được chấp nhận như có tính thực tế.

Dù còn hơn ba tháng nữa mới tới ngày bàu cử và các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy một tình trạng ngang ngửa giữa hai ứng viên, nhưng tuần báo Time trong số ra trung tuần tháng Bẩy đã khẳng định McCain hoàn toàn vô vọng rồi, chỉ vì theo Time, Obama chính là sự thay đổi mà tất cả mọi người đang mong đợi. Nói cách khác, Time chỉ lập lại một khẩu hiệu quen thuộc của Obama thôi, coi như lập luận này đã trở thành sự thật vậy.

Time ra số đặc biệt với 24 trang (một kỷ lục chưa từng xẩy ra) ca tụng Obama bằng danh từ và giai thoại vặt có tính cách thần thánh hoá Obama đến độ ngay các báo New York Times và Washington Post cũng cảm thấy hơi quá trớn.

Sự thiên vị cũng được thể hiện qua cách phổ biến tin tức.

Đài truyền hình ABC cách đây không lâu, gửi nữ ký giả Martha Raddatz qua Iraq thăm dò dư luận quân nhân Mỹ tại đây. Bà hỏi ý 60 quân nhân về ba ứng viên Obama, Hillary và McCain. Năm mươi bốn người nói sẽ bỏ phiếu cho McCain, 4 người ủng hộ Obama, và 2 ủng hộ bà Hillary. Tối hôm sau, khán giả coi TV ở Mỹ được thấy bà ký giả này phỏng vấn 3 quân nhân ủng hộ Obama và 2 quân nhân ủng hộ bà Hillary. Không có một lời nói nào về 54 quân nhân ủng hộ McCain.

Sự tôn sùng Obama lan qua tới hai cô con gái. Một ký giả của Associated Press viết bài nức nở ca ngợi hai cô bé Malia, 10 tuổi, và Sasha 7 tuổi này là rất ngoan, không bao giờ cãi nhau, sáng ngủ dậy biết tự làm giường, rồi tự đi lấy quần áo mặc đi học, mỗi ngày được bố Obama cho một đô vì giữ phòng ngủ sạch sẽ. Làm sao ký giả này biết rõ những chi tiết ấy vậy, nếu không phải là được chính hai ông bà Obama cung cấp, rồi cứ thế đăng lên báo thôi, coi như sự thực vì được đích thân Đấng Tiên Tri cung cấp!

Gần đây hơn, sự thiên vị của giới truyền thông còn được phơi bày hết sức lộ liễu trong cuộc công du nước ngoài của ông Obama.

Ngay sau khi đắc cử đại diện đảng Cộng Hòa, ông McCain đi ra nước ngoài ba lần, một lần đi Iraq, Afghanistan và Âu Châu, y như Obama bây giờ. Hai lần kia, ông đi Canada và Nam Mỹ. Nhưng cả ba cuộc chu du này đều chẳng ai hay biết. Giới truyền thông loan tin vắn tắt, coi như không có chuyện gì đặc biệt xẩy ra.

Nhưng gần đây khi đến phiên Obama chu du Iraq, Afghanistan và Âu Châu thì báo chí và truyền hình chạy tin hàng đầu trên trang nhất từ cả tuần trước đến cả tuần sau. Thậm chí, cả ba người đọc tin chủ chốt (anchorman/woman) của cả ba đài truyền hình ABC, CBS và NBC, cùng với hơn hai trăm ký giả đã đi theo phái đoàn của Obama. Ngay cả TT Bush khi đi công du viếng thăm chính thức một nước nào trên thế giới cũng chưa bao giờ có được sự “hộ tống” của cả ba đài truyền hình toàn quốc và nhiều ký giả như vậy!

Bị chỉ trích, các ký giả này giải thích là chỗ nào có tin sốt dẻo là họ cần phải đến. Thì cũng đúng vậy. Chỉ có điều là như thế có nghĩa là với họ, chỉ có chỗ nào có Obama thì mới là chỗ có tin sốt dẻo. Chỗ nào không có Obama là chỗ đó không có tin gì đáng nói"

Theo thống kê của một tổ chức giám sát truyền thông, trong sáu tuần lễ từ đầu tháng Sáu đến giữa tháng Bẩy vừa qua, tuần nào thì tin tức về Obama cũng được loan báo nhiều hơn tin tức về McCain. Tổng cộng số phút được dành cho Obama trên ba đài truyền hình chính là 2 tiếng (114 phút), trong khi McCain chỉ được chưa tới một tiếng (48 phút).

Chắc chắn với cuộc chu du của Obama, những con số này sẽ thay đổi nhiều. Thứ ba 22 tháng 7, Katie Couric của CBS có chương trình đặc biệt phỏng vấn Obama, hôm sau, 23 có Charlie Gibson của ABC, rồi hôm sau nữa, 24, tới phiên Brian Williams của NBC. Ba ngày, ba chương trình phỏng vấn đặc biệt, chưa kể các tin tức về cuộc chu du do hơn hai trăm ký giả khác loan tải. Trong khi ấy, McCain tới phi trường Manchester để viếng thăm tiểu bang New Hampshire được đúng… một ký giả ra đón. Các báo giải thích là họ… hết người vì tất cả đã được gửi đi theo Obama rồi.

Nếu nhìn vào khía cạnh tiền yểm trợ thì sự thiên vị cũng rất rõ. Theo báo cáo của hai ứng viên. Các cơ quan truyền thông và ký giả đã ủng hộ Obama hơn 315.500 đô, và yểm trợ McCain  3.150 đô, đúng 1% số tiền Obama nhận được!

Chuyện truyền thông phe đảng thiên vị Obama không có gì lạ. Điều lạ là dù cho tỷ lệ hậu thuẫn TT Bush xuống thật thấp và truyền thông tung hô Obama lên mây xanh, hy vọng thắng cử của Obama vẫn hết sức mong manh. Trong cuộc thăm dò dư luận của Newsweek tháng Sáu vừa qua, Obama thắng McCain 15 điểm, đến giữa tháng Bẩy, tỷ lệ này tụt xuống mức 3 điểm, rồi qua cuối tháng Bẩy, lại tuột nữa, xuống còn có 1 điểm. 

Dân Mỹ thật ra cũng không đến nỗi ngu ngơ lắm. Họ ý thức khá rõ sự thiếu trung thực của truyền thông. Theo như cuộc thăm dò dư luận mới đây của đài truyền hình Fox, hai phần ba dân Mỹ (67%) cho rằng truyền thông muốn Obama thắng, và chỉ có một phần mười (11%) dân Mỹ nghĩ rằng truyền thông trung lập. Một thăm dò dư luận khác cho thấy chỉ có khoảng 15% dân Mỹ tin tưởng giới truyền thông, chưa bằng một nửa mức hậu thuẫn 33% của TT Bush mà giới truyền thông không ngớt chê bai là bết bát nhất lịch sử Mỹ. Con số 15% này chỉ hơn có con số 11% mà dân Mỹ dành cho các dân biểu nghị sĩ Dân Chủ trong quốc hội.

Hoa Kỳ là xứ của tự do ngôn luận. Ai muốn nói gì thì nói. Báo chí muốn bênh phe nào hay chống phe nào là quyền của họ, được Hiến Pháp bảo vệ. Chỉ cần giới truyền thông có đủ tự trọng để đừng vỗ ngực cho rằng mình trung thực và trung lập thôi. Nhưng hình như đòi hỏi này hơi khó cho giới truyền thông cấp tiến Mỹ (26-7-08).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.