Hôm nay,  

Mặt trận văn hoá trong muà Quốc hận 40 năm: Phim Thảm Cảnh Thuyền Nhân Xúc Động Các Đại Hội Điện Ảnh Hội VAHF Chuẩn Bị Ra Mắt Phim VIETNAMERICA Tại Nam Cali

28/04/201500:00:00(Xem: 7169)
Triều Giang
(Hình của Bùi Ngọc Triển * Duy Thành 8)

Houston: 4/19/2015: Trên mặt trận văn hoá trong muà Quốc Hận 40 năm, phim ngắn tài liệu Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ (Master Hoas Requiem) do Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt VAHF sản xuất, tiếp tục thành công tại các Đại Hội Điện Ảnh quốc gia và quốc tế. Tại Đại hội Điện ảnh Quốc tế WorldFest tại Houston trong hai đêm 18 & 19 tháng 4 vừa qua, phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ đoạt 2 giải: Giải thứ nhất mang tên: Giải Remi Đặc Biệt Của Ban Giám Khảo (Special Jury Remi Award) và giải thứ hai là giải cao quý Crystal Vision với danh hiệu là Phim Hay Nhất Của Tiểu Bang Texas (Crystal Vision Remi Award Best Texas Production).

Các phần thưởng của WorldFest 2015

Trong buổi Lễ phát giải của WorldFest 2015 thật trang trọng và tráng lệ với một chương trình văn nghệ giúp vui đặc sắc mang ảnh hưởng văn hoá vùng Nam Mỹ và Ái Nhĩ Lan. Trên 550 nhà làm phim đại diện của 33 quốc gia có phim được trúng giải ngồi chật như nêm tại phòng Đại tiệc của khách sạn Double Tree khu trung tâm thành phố Houston, Texas. Đại diện cho phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ gồm có nhà sản xuất Nancy Bui và phu quân Triển Bùi, Giám đốc Ban Nghiên cứu Tiến sĩ Đặng Thiệu, hai thành viên của Hội đồng Quản trị Thái Hà và Quỳnh Hoan, hai thân hữu Lê Phú Nhuận và Quế Phạm.

Với trên 4,300 phim dự giải. Với 10 ban giám khảo cho 10 thể loại khác nhau. Mỗi ban giám khảo gồm 15 người Nhưng chỉ có khoảng trên 100 phim từ nhiều thể loại khác nhau đã được trúng giải từ Remi Đồng, Remi Bạc, Remi Vàng, Remi Bạch Kim vài hai giải cuối cùng là Giải Đặc Biệt Của Ban Giám Khảo và Giải Nhất của WorldFest 2015. Riêng phim Võ Hoá Đi Tìm Một thuộc thể loại phim tài liệu, có tới trên 1,400 phim loại này tranh giải. Phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ đã về hạng thứ hai.

blank
Hình ảnh trong Đại hội Điện ảnh.

Những giây phút hồi hộp

Tất cả các phim trúng giải đều được thông báo để các nhà sản xuất hay đạo diễn đi nhận giải nhưng Ban Tổ chức đã không cho ai biết là phim được giải gì nên giây phút chờ đợi của các nhà làm phim thật hồi hộp. Bà Nancy Bùi thổ lộ:

“Khi được thông báo là phim của mình được trúng giải, tôi rất vui mừng và nghĩ rằng với kinh nghiệm không có, với kinh phí quá khiêm nhường tôi nghĩ rằng nếu phim mình được giải Remi Đồng là mình cũng vui lắm rồi. Nhưng khi nghe tên của các giải Đồng, rồi Bạc, rồi Vàng, cả bàn của hội VAHF đều hồi hộp lắng tai nghe vì nếu phim mình được giải Vàng thì không khác gì mình trúng số. Chị Thái Hà nắm chặt tay tôi và thì thầm:” chắc mình được giải vàng rồi chị ơi!

Nhưng rồi giải Vàng và cả giải Bạch Kim đã phát xong, vẫn chưa thấy tên phim của VAHF. Mọi người cùng bàn hối tôi liên lạc với Ban Tổ chức xem họ có gì sai sót không?

Thừa lúc chương trình văn nghệ giúp vui trước khi phát hai giả cao quý nhất, tôi lên phía sau sân khấu để hỏi. Ban Tổ chức sau khi nghe tên phim Master Hoas Requiem đã trả lời: “Bà về chỗ ngồi và đừng sốt ruột, phim của bà thắng giải cao quý hơn giải Vàng và Bạch Kim. Tôi nghe xong thì thấy an tâm phần nào nhưng vẫn chưa tin.

Niềm vui oà đến

blank
Hình ảnh trong Đại hội Điện ảnh.

Bà Nancy Bùi kể tiếp:

“Cho đến khi họ gọi tên phim và tên tôi lên lãnh giải Đặc biệt của Ban Giám khảo, thì tôi vui mừng đến bật khóc. Tôi lên sân khấu cùng với các thành viên VAHF và thân hữu để lãnh giải. Khi nhận gỉai, tôi thật xúc động và không biết nói gì hơn là giơ cao phần thưởng và la lên rằng:” Vinh dự này xin dành cho tất cả người Mỹ Gốc Việt, cho VAHF, và cho gia đình của tôi”. Cử toạ cười ồ vui nhộn và thông cảm. Khi tôi xuống sân khấu, một nữ đạo diễn ôm lấy tôi và nói:” I love Việt Namese Americans. You guys are so wonderful!”.

Mắt tôi cay cay và mờ đi vì niềm ước mơ 40 năm là phải làm một điều gì đó để nói lên câu chuyện di dân bi tráng của người Việt Nam cho thế giới biết,40 năm, dù muộn màng, nhưng nay đã trở thành sự thật. Xin cám ơn tất cả những ân nhân, thiện nguyện viên, cộng tác viên đặc biệt là anh chị em trong hội Bảo Tồn Văn Hoá và Lịch Sử Ngưòi Mỹ Gốc Việt VAHF đã hy sinh rất nhiều, đã đóng góp sức lực và tài chánh để cộng đồng người Việt có một cuốn phim là món quà tinh thần cho thế hệ con cháu mai sau khi chúng ta mất đi, các em, các cháu không phải nghe những lời sai lạc mà buồn tủi về nguồn gốc của mình!”.

Giải thưởng cao quý thứ hai

Một bất ngờ khác là Ban Tổ chức trong buổi du ngoạn trên du thuyền dành cho quan khách của WorldFest tại vịnh Galveston-Houston trong ngày hôm sau, họ báo tin cho Tiến sĩ Thiệu Đặng là phim Võ Sư Hóa Đi Tìm Mộ còn trúng một trong hai giải cao quý khác sẽ được phát vào tối Bế mạc 19 tháng 4 của WorldFest 2015. Đây là hai phần thưởng đặc biệt do nhà báo và nhà xuất bản Người Mỹ gốc Nga tị nạn dành cho phim ngoại quốc. Đó là phim ESKTRA do đạo diễn kỳ cựu đã từng dự giải WorldFest suốt 12 năm qua, Jeffrey Jeturien, được trao cho giải The Best Houston Production Remi Award và giải phim ngoại quốc cao quý nhất The Best Texas Production Remi Award được trao cho phim Master Hoas Requiem do nhà sản xuất Nancy Bủi và đạo diễn Scott Edwards.

blank
Hình ảnh trong Đại hội Điện ảnh.

Đấu tranh trực diện với Việt Cộng tại WorldFest 2015

Sự thật thì sự có mặt của phim Master Hoas Hoa Requiem trong buổi lễ phát giải của WolrdFest 2015 đã không thuận lợi lúc đầu. Sau khi được Ban Tổ chức cho biết họ sẽ treo cờ Việt cộng trong ngày Đại hội vì Việt Nam có gửi phim tham dự. Bà Nancy Bùi đã gọi điện thoại phản đối và đòi bãi bỏ không đến nhận giải thưởng. Sau những giờ tranh cãi gay go, Tổng Giám đốc và cũng là nhà sáng lập Hunter Todd hứa sẽ treo cờ vàng 3 sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hoà. Riêng việc không treo cờ Việt Cộng thì ông không hứa hẹn gì cả vì theo ông làm như thế là sai với nguyên tắc của Đại hội Quốc tế là treo cờ của các nước có phim tham dự.

Bà Nancy Bùi sau đó đã liên lạc với ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston Trần Quốc Anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo để xin ý kiến xem hội VAHF nên có mặt để nhận giải và cờ Việt Nam Cộng Hoà sẽ tung bay cùng với gần 60 quốc gia nhưng có thể lá cờ của Việt Cộng cũng có mặt hoặc là VAHF bãi bỏ không tham dự mà hậu quả là sẽ không có lá cờ của VNCH mà chỉ có cờ của Việt Cộng? Sau khi bàn thảo, Ông Trần Quốc Anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo đưa ra lời khuyên là hội VAHF nên ở lại tiếp tục vì sự có mặt cuả người Việt quốc gia trơng một Đại Hội Điện Ảnh tầm cỡ như WorldFest là một điều rất quan trọng để nói lên tiếng nói của người Việt quốc gia, nhất là phim của hội VAHF lại trúng giải thưởng thì đây là một vinh dự chung cho người Việt Hải ngoại. Sau đó đích thân ông Chủ tịch Trần Quốc Anh đã đem 2 lá cờ VNCH tới văn phòng của WorldFest để Ban Tổ chức treo. Một điều đáng ngạc nhiên là sau đó, cờ của Việt Cộng đã vắng bóng trong WorldFest 2015. Không hiểu vì đó là quyết định của Ban Tổ chức hay Việt Cộng đã rút lui vào giờ cuối. Cũng nên ghi nhận là không thấy có phim Việt Cộng nào được giải thưởng tại WorldFest 2015.. Bà Nancy phát biểu:

“Chân thành cám ơn Ông Chủ tịch và Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston đã sáng suốt và nhiệt thành hỗ trợ hội VAHF, một hội nhỏ nhưng có lúc phải trực diện tranh đấu với CS trong mặt trận văn hoá trước cộng đồng quốc tế. Nếu không có sự giúp đỡ này của các cộng đồng người Việt Quốc Gia, hội sẽ không thể vượt qua những trở ngại như trường hợp tại WorldFest 2015.”

blank
Hình ảnh trong Đại hội Điện ảnh.

Đại hội Điện ảnh Quốc tế Dallas và Viet Film Fest tại Nam California.

Mặt khác ngày 16 tháng 4, 2014, phim Master Hoas Requiem cũng được trình chiếu tại Đại Hội Điện ảnh Dallas International Film Festival và được nhiều lời khen ngợi nồng nhiệt. Trong phần phê bình phim, một giám khảo đã viết:

“Phim Master Hoas Requiem là phim nói về nỗi đau khổ của một người đàn ông đi tìm gia đình thất lạc. Cuốn phim đã khiến tôi khóc một cách dễ dàng từ đầu đến cuối. Lý do thật giản dị là nó gây xúc động quá mạnh mẽ (so powerful)”

Bạn đọc có thể vào link dưới đây để tham khảo:
http://seligfilmnews.com/diff-2015-short-film-showcase/

Phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ còn được trình chiếu hai lần ngày 17 & 18,tháng 4, 2015 tại Việt Film Festival, Nam California. Một số sinh viên được Đại học UCI bảo trợ và học sinh tại một trường Trung học được chở đến bằng xe bus để xem phim và đặt câu hỏi cho nhà sản xuất Nancy Bùi. Phim đã khiến các khán giả ngạc nhiên và xúc động. Trước khi vào phần câu hỏi, bà Nancy Bùi hỏi khán gỉa: “Trong số quý vị và các em ở đây hoặc có ai là thuyền nhân hoãc có cha mẹ hoặc ông bà hoặc người thân từng là thuyền nhân? Số người dơ tay đông đảo đáng ngạc nhiên.

Phần đặt câu hỏi, quan khách và các em xoay quanh vấn đề những nấm mộ hoang tàn đổ nát tại các vùng Đông Nam Á hiện có tổ chức nào chăm sóc hay không? Có đông người Việt hải ngoại thăm viếng hay không? Trong thời gian quay phim có khi nào bà nghĩ rằng phải bỏ dỡ không vì thấy những chuyến đi thật vất vả vả khó khăn? Và đặc biệt là câu hỏi vì sao 40 năm qua rồi mà bà còn làm phim về thuyền nhân? Bà Nancy hỏi lại các em:

“Nếu chúng ta không nói về lịch sử của chúng ta, thì ai sẽ nói thay cho chúng ta?”. Quan khách và các em đã vỗ tay nồng nhiệt để bày tỏ sự đồng ý.

Được biết, nhóm sinh viên đến từ UCI thuộc lớp học của Giáo sư Sử học Linda Võ. Giáo sư Linda Võ đã nhận xét về phim như sau:

“Phim Master Hoas Requiem gây xúc động mạnh mẽ. Đây là câu truyện về ý chí con người. Tôi muốn dùng phim cho việc giảng dạy lớp học của tôi…”

VAHF chuẩn bị ra mắt lần đầu tiên phim VIETNAMERICA tại Nam Cali

Ngoài việc bận rộn với 11 Đại hội Điện ảnh đã chọn phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ, hội VAHF cũng đang ráo riết chuẩn bị cho buổi ra mắt đầu tiên cuốn phim tài liệu dài VIETNAMERICA mà phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ chỉ là một phần nhỏ của cuốn phim này.

blank
Hình ảnh trong Đại hội Điện ảnh.

Nhân vật trong phim

Nội dung phim VIETNAMERICA nói về lịch sử di dân bi thương nhưng hùng tráng của người Mỹ Gốc Việt.

Ngoài chuyến vượt biển đầy máu và nước mắt của võ sư Vovinam Nguyễn Tiến Hoá, một số thuyền nhân khác sẽ nói lên tiếng nói đau thương cho những người còn sống và những nạn nhân đã chết thảm trên đường đi tìm tự do và cho cả những thuyền nhân đến hôm nay sau 40 năm, vẫn đang đi tìm người thân trong tuyệt vọng.

VIETNAMERICA sẽ nói về đợt đồng bào phải ra đi trong lúc Sài Gòn đang hấp hối vào ngày 30 tháng 4, 1975 như Chuẩn tướng Lương Xuân Việt hay Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh. Họ đã kể lại câu chuyện của họ và gia đình ra đi trong những ngày dầu sôi, lửa bỏng và cái chết luôn có thể xảy ra trong gang tấc ra sao? Và họ đã phải bắt đầu lại cuộc đời mới ra sao để hôm nay trở thành những người thành công và có những đóng góp to lớn vào quê hương thứ hai Hoa Kỳ.

Phim VIETNAMERICA đặc biệt có sự góp mặt của nhóm quân nhân Mỹ Gốc Việt (VAUSA), những người trẻ đến Hoa Kỳ khi còn trẻ hoặc sinh ra trên đất Mỹ đang cống hiến tuổi trẻ và tài trí vào việc gìn giũ và bảo vệ quê hương thứ hai. Đóng góp máu xương này đang là niềm hãnh diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng có mặt để nói về sự gian nan đầy chết chóc của những bộ nhân, những người băng rừng, lội suối qua những chiến trường máu lửa, tanh đầy mùi máu tại Campuchia để đi tìm tự do,

Nhà tranh đấu cho tự do và nhân quyền Trần Tử Thanh, con trai nhà cách mạng Luật sư Trần văn Tuyên nói về gia đình 5 người ngồi tù khi CS đến và những thảm cảnh trong các trại tù với danh hiệu mỹ miềi “trại cải tạo” ra sao.

Một số nhân vật khác cũng góp mặt để nói vế lý do tại sao người Việt chúng ta không thể sống trên quê hương mình sau khi chiến tranh đã chấn dứt và hoà bình đã vãn hồi để thế giới hiểu được những gì đã xảy ra cho người miền Nam Việt Nam và cả miền Bắc Việt Nam sau khi chiến tranh chấm dứt

Đặc biệt là sự đóng góp của hai giảng sư Hoa Kỳ từng tham chiến tại VN: cựu giáo sư trường chiến tranh chính trị Lục quân Hoa kỳ Lewis Sorley, tác giả cuốn sách dày hơ n 800 trang “A Better War” và nhiều cuốn khác nói về chiến tranh VN và Giảng sư Đại học Luật tại Virginia Robert F. Turner; những ngưòi dám nói thật, nói một cách thẳng thắn về cuộc chiến đau thương, máu lửa hơn 20 năm tại VN và sự chiến đấu can cường của Quân đội VNCH. Họ đã nói không cần che dấu về lý do vì sao Mỹ và Nam Việt Nam thất bại.

Phim VIETNAMERICA vẽ lên chân dung đích thực của người Mỹ gốc Việt. Họ là ai? Vì sao họ lại đến đây? Chuyện gì đã xảy ra trên hành trình đi tìm tự do của họ. Và họ đã làm những gì để có đời sống hôm nay? Thế giời sẽ có những câu trả lời nói trên qua cuốn phim dài gần 90 phút này. Mỗi người chúng ta nên đi xem và hỗ trợ để thưởng thức được một công trình thành tựu do sự nghiên cứu mài miệt gần 12 năm của trên 20 nhà nghiên cứu, với sự tiếp tay của hàng ngàn thiện mguện viên và sự đóng góp rộng tay của các ân nhân và đồng hương mà có.

Buổi Lễ Ra Mắt Lần Đầu Tiên Phim VIETNAMERICA

Được sự hỗ trợ của Cộng Đồng Việt Nam tại Nam California (VNCSC), hội Quân Nhân và Người Mỹ Gốc Việt Phục Vụ Trong Chính Phủ Hoa Kỳ VAUSA, hội Cựu Nũ Sinh Gia Long Nam California, Hùng Sử Việt, hội Phụ Nữ Việt Mỹ (VAWA), hội Cao Niên Á Mỹ (AASCA), Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Thân Hữu Hải Ngoại và một số thân hào nhân sĩ Nam California đồng đứng ra tổ chức buổi Ra Mắt Lần Đầu Tiên Phim VIETNAMERICA tại Sài gòn Performing Art Center số 16149 Brookhurst St. Fountain Valley, CA. 92708 vào lúc 3 giời chiều ngày 17 tháng 5, năm 2015.

Bà Nancy Bùi kêu gọi:

"Vì là một hội thiện nguyện, kinh phí làm phim trông đợi vào công sức của thiện nguyện viên và sự đóng góp của các ân nhân và đồng hương. Chúng tôi xin trân trọng kính mời đồng hương đến tham dự và hỗ trợ cho phim VIETNAMERICAi để việc hoàn thành phim về lịch sử ngưòi Mỹ Gốc Việt đưọc hoàn thành mỹ mãn. Đây là món quà, một di sản văn hoá của thế hệ chúng ta trao lại cho thế hệ con cháu, để các cháu hiểu, cảm thông và hãnh diện về cha ông của mình."

Buổi Lễ ra mắt phim VIETNAMERICA dành cho quan khách có Thiệp Mời. Mọi đóng góp sẽ được miễn trừ thuế

Mọi chi tiết về chương trình bảo trợ và Thiệp Mòi, xin liên lạc với:

Mỹ Hương: (714) 754-0911 hoặc (714) 492-0672.

Phương Lan: (714) 394-8685. Minh Nguyệt: (714) 791-5960

Triều Giang
(04/2015)

Rạp AMC trên đường Dunvale, Houston, Texas nơi trên 200 phim đã được ra mắt tại Đại hội Điện ảnh Quốc tế WorldFest từ ngày 10-19 tháng 4, 2015.

Cờ vàng 3 sọc đỏ được treo trước cờ của 60 quốc gia trên thế giới nhờ sự tiếp tay của Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston Trần Quốc Anh và cô Nguyễn Khoa Diệu Thảo.

Gỉai Đặc Biệt của Ban Giám Khảo dành cho phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ (Special Jury Remi Award)

Giải Crystal Vision Texas Best Production trao cho phim Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ

Màn văn Nghệ giúp vui mang màu sắc văn hoá của Ái Nhĩ Lan

Và một màn giúp vui khác với sắc thái văn hoá của Mexìco.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.