Hôm nay,  

Nghịch Lý Đại Pháp

01/03/201500:01:00(Xem: 5555)
Nghịch Lý Đại Pháp

Bác sĩ Nguyễn Ý -Đức
 
Nhớ lai vào tối Chủ Nhật ngày 17 tháng 11 năm 1991, chương trình “60 Minutes” của đài truyền hình CBS đã nêu ra một sự kiện làm xôn xao y giới cũng như công chúng khắp nơi. Đó là sự liên hệ giữa ẩm thực của con dân nước Pháp với bệnh tim mạch.

Họ ăn nhiều chất béo động vật như pate, bơ, kem, fromage, uống rượu vang như uống nước lã, hút thuốc Gaulois liên miên và ngọa triều tĩnh tại cũng lắm. Toàn những thứ mà mọi người kết tội là thủ phạm có thể gây rủi ro cho tắc nghẽn mạch máu, đột quỵ, suy tim. Vậy mà họ ít bị những cơn heart attack nhất trên thế giới.

Đây là điều có vẻ như không hợp logic nhưng lại đúng và khó bác bỏ. Và dân chúng đặt tên cho hiện tượng đó là The French Paradox- Nghịch Lý Đại Pháp.

Chỉ mấy tuần lễ sau thảo luận thì số rượu vang bên Mỹ bán ra tăng tới 40%. Và các nhà y khoa học trên hoàn vũ đều ngạc nhiên về sự kiện tưởng như tréo cẳng ngỗng nhưng chứng cớ rành rành cũng như họ đang hăng say nghiên cứu, tìm hiểu nguyên do và có thể bắt chước.

Thực ra tác dụng của rượu trên sức khỏe đã được công chúng biết tới từ thuở xa xưa, khi rượu được gọi là “spirits”, một thứ làm linh hồn lâng lâng, yêu đời.

Vào thế kỷ thứ 8, hóa học gia Ả Rập Geberius gọi rượu là Nước Sinh Lực- Aqua Vitae. Và qua dòng lịch sử của nhân loại, rượu có vai trò đáng kể trong các nghi thức tôn giáo, giao tế, vui mừng, hoặc trong y học, thay nhiên liệu, dùng làm thuốc nổ.

Rượu là dược phẩm được tìm ra sớm nhất trên trái đất và đã được dùng trị bệnh ở Tây phương cho tới thế kỷ thứ 18, khi con người đặt ra các luật lệ để giới hạn sự lạm dụng rượu cho mục đích lạc thú cá nhân.

Sử gia kiêm triết gia Plutarch Hy Lạp (46-120 AD) đã viết rằng Rượu Vang là môn thuốc trị bệnh dễ chịu nhất.

Lang y Nicander (200 BC) khuyên dùng Rượu Vang pha loãng với nước để chữa phản ứng với cây Độc Cần (Hemlock). Y Sĩ Hy Lạp Dioscorides (40-90 AD) dùng Rượu Vang làm thuốc tê để mổ xẻ bệnh nhân. Phẫu thuật gia Hy Lạp Paul of Aegina (629-690) dùng Rượu Vang trị nhiều bệnh nặng nhẹ khác nhau.Thầy Cả Paul khuyên Timothy uống Rượu Vang để giảm cơn đau bụng và vài khó khăn khác của cơ thể.

Ngay từ thế kỷ 13, Y Sĩ Ý Đại Lợi Arnold of Villanova đã trình bầy vai trò của Rượu Vang trong dinh dưỡng và y thuật. Và thủy tổ y học Tây phương Hippocrates đã dùng rượu để chữa nóng sốt, khử trùng, băng rửa vết thương hoặc làm thuốc lợi tiểu.

Bên Á Đông, rượu được coi như một dược phẩm đứng đầu các thuốc (Tửu vi bách dược chi trưởng).

Cụ Hải Thượng Lãn Ông  từng khuyên “Bán dạ tam bôi tửu, Lương y bất đáo gia”.

Danh y Lý Thời Trân của Trung Hoa khi xưa nhận định rằng uống một ít rượu làm khí huyết lưu thông, uống nhiều làm hại tinh thần, tổn thương tinh dịch bao tử, kích thích hỏa tà.

Các tôn giáo lại có quan điểm khác nhau đối với rượu.

Trong Tân Ước, Chúa Jesus nói với các môn đồ hãy uống rượu vang để nhớ tới máu của Người đã đổ ra để cứu rỗi nhân loại. Do đó rượu vang là một nghi thức không thể thiếu trong thánh lễ.

Phật giáo thì nghiêm khắc hơn, coi “Rượu là thứ làm cho người uống phạm vô lượng tội ác, tâm tánh mê loạn”.

Kinh Coran ghi rượu là sản phẩm của Satan nên nhà Tiên Tri Muhammad nói với các tín đồ rằng nếu đang say thì đừng cầu nguyện.

Thế nhân nhìn rượu dưới nhãn quan hơi trần tục nhưng dễ thương.

Theo Plato “Không có gì tuyệt vời hoặc giá trị hơn là rượu vang mà Thượng Đế đã ban cho loài người”.

Bác học Louis Pasteur của Pháp cho rằng “Rượu vang là món giải khát lành mạnh và vệ sinh nhất”.

Khi bị vợ trách nhẹ là ông có vẻ thích rượu rồi đó, thì Thủ Tướng Anh Churchill bèn trả lời:“ Bà nó ơi, tôi đã lấy từ rượu ra nhiều cái hay hơn là rượu rút ra từ tôi.”

Còn thi sĩ Tú Xương ta than phiền:

“Một chè một rượu một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta”

 

Bợm nhậu thì tự an ủi:

“Chúa Chổm uống rượu tì tì

Thác xuống âm phủ khác gì vua Ngô”.

 

Và Trần Huyền Trân tâm tình với tóc bạc Tản Đà:

“Nguồn đau cứ rót cho nhau,

Lời say sưa, mới là câu chân tình”.   

 Coi vậy thì rượu cũng có nhiều điểm dường như tốt đối với cơ thể đấy, phải không thưa quý thân hữu. Và cũng vì tốt nên mới nẩy ra “Nghịch Lý Đại Pháp” để y khoa học nghiên cứu, tìm hiểu. Cũng như mới có Hội Nghị Quốc Tế về Wine & Health lần 3 ở Silverado Resort, California vào tháng 5, 2005.  

Trong New England Journal of Medicine ngày 9 tháng Giêng năm 2003, bác sĩ Kenneth J. Mukamal và Ira Goldber của Đại Học Harvard công bố kết quả nghiên cứu của họ về liên hệ giữa rượu và bệnh tim. Họ theo dõi 38.000 người đàn ông trong 12 năm và thấy những ai uống la de, wine hoặc rượu mạnh đều đặn và vừa phải mỗi ngày có thể giảm nguy cơ heart attack tới 37%. Nghiên cứu được National Institute of Health tài trợ.”

Vào năm 2001, trên Tạp San của Hội Y Khoa Hoa Kỳ, các bác sĩ Jerome L Abramson và Harlan M Krumholz của Đại Học Atlanta cho hay “ Uống nhiều rượu sẽ đưa tới Suy Tim nhưng nếu uống vừa phải thì người cao tuổi sẽ giảm được nguy cơ của bệnh này”.

Bác sĩ Arthur Klasky, chuyên về bệnhTim ở Oakland, California, là một trong những người đầu tiên để ý tới tác dụng tốt của rượu với tim. Cách đây gần 30 năm, khi so sánh hồ sơ bệnh lý của trên 100.000 bệnh nhân, ông ta thấy những người không uống rượu đều bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn những người uống vừa phải.


Khi theo dõi 85.000 nữ điều dưỡng tuổi từ 34 đến 59 trong thời gian 12 năm, các nhà khoa học của Đại Học Harvard cũng đi đến kết luận tương tự. Tiến sĩ Eric Rimm của đại học này đã quan sát 44.000 nam nhân viên y tế trong vòng 2 năm và thấy là những ai uống hai drinks mỗi ngày thì có tới 30% ít bị nguy cơ đau tim hơn người uống nửa drink.

Các dữ kiện do viện Ung Thư Hoa Kỳ quan sát trên một triệu người Mỹ tại 25 tiểu bang cho thấy uống một drink mỗi ngày thì nguy cơ bị cơn suy tim ít hơn người không uống tới 25%.

British Medical Journal số ngày 22-2-22005 có đăng kết quả nghiên cứu bên Thụy Điển theo đó phụ nữ uống rượu vang vừa phải thì nhịp tim đập sẽ tốt hơn.

Giáo sư Emanuel Rubin và các nhà nghiên cứu của đại Học Y khoa Thomas Jefferson, Philadelphia, cho hay uống vang đỏ giúp giảm thiểu các chất gây viêm ở động mạch, nhờ đó tránh được bệnh tim và tai biến não.

Để giải thích tại sao có ích lợi này thì các khoa học gia tại bệnh viện Queen Mary, Luân Đôn cho hay vang đỏ chứa mấy chất có thể ngăn ngừa chứng thoái hóa động mạch vì mỡ béo đọng lại.

Trong tạp san của Hôi Y Học Hoa Kỳ số tháng 10 năm 1995, Tiến sĩ Robert M. Hackman, Đại học Davis ở California cho rằng rượu vang đỏ có chất flavonoids. Đây là một loại chống oxy hóa rất mạnh có thể ngăn ngừa tác dụng xấu của các gốc tự do vào các bệnh thoái hóa, vài loại ung thư, sự lão hóa. Chất Chống Oxy hóa  là những chất có thể bảo vệ tế bào trước phản ứng oxy hóa của các phần tử gốc tự do free radicals.  Flavonoids giảm sự dính với nhau của tiểu cầu, máu lưu thông dễ dàng do đó giảm thiểu nguy cơ cơn Suy Tim và Tai Biến Mạch Máu Não.

Bác sĩ Bagrachi của Đại học Creighton Omaha Nevada cho hay flavonoids mạnh hơn các chất chống oxy hóa khác như sinh tố C, E và beta caroten tới bẩy lần.

Kết quả nghiên cứu tại hai Đại Học Y Khoa London và Queen Mary bên Anh cho hay là trong vỏ nho, trà có các chất Flavonoid, Polyphenol, Reservatrol, Quercetin.  Tạp San Sinh Hoạc Hoa Kỳ số cuối năm 2004 cho hay reservatrol giúp các cơ thịt của tim hoạt động hữu hiệu hơn, nhất là khi cơ thể có căng thẳng.

Theo một số nghiên cứu, rượu vang đỏ mới có các chất này vì vỏ nho được giữ lại khi làm rượu, còn khi làm vang trắng thì người ta bỏ vỏ nho đi.Vì thế các nghiên cứu gia của viện thí nghiệm Aviram bên Do Thái đã công bố phương thức để tăng cường tính chống oxy hóa của vang trắng tương đương với vang đỏ.

Nhưng cũng có ý kiến lại cho là, người uống rượu vang thường ở giai cấp khá giả, ít hút thuốc và ăn uống chừng mực, đầy đủ dinh dưỡng hơn, nên ít bệnh tim mạch..

Trước những kết quả nghiên cứu được công bố khắp nơi, Bộ Y tế Hoa Kỳ và Tim Mạch Hoa Kỳ cũng phải thừa nhận là uống một chút rượu vang có thể có tác dụng tốt cho trái tim.

Còn quan điểm của Hội Y Sĩ Hoa Kỳ là các chất mà nghiên cứu nói có trong rượu thì cũng có trong thực phẩm như nho và nước nho. Vì thế hội này không khuyến khích người chưa uống vang bao giờ lại bắt đầu uống để hy vọng có ích lợi cho sức khỏe. Theo hội, nếu đã uống rồi thì nên điều độ với 350cc la de, 50 cc rượu vang, 5 cc rượu 80° mỗi ngày hai lần cho người nam, một lần cho người nữ.

Dè dặt về số lượng này thì trong Tân Ước đã nhắc nhở: “Nếu con uống rượu điều độ thì rượu sẽ làm con sống vui tươi hơn; trái lại nếu uống quá độ thì tâm hồn trở nên cay đắng, thân xác hung hãn”.

 Cũng như trên mỗi chai rượu đều có ghi “Consumption of alcoholic beverages impairs your ability to drive a car or operate machinery, and may cause health problems”. Uống Rượu g làm suy yếu khả năng lái xe và đưa tới nhiều vấn đề xấu cho sức khỏe”.

Và Cụ Lãn Ông thường ân cần khuyên nhủ “nhất dạ tam bôi tửu” thôi, bà con nhé. Bôi của các cụ nhỏ xíu à.

 
Kết luận

Đề tài “The French Paradox” vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng và cần nhiều nghiên cứu nữa để xác định vai trò của “một bôi rượu” với trái tim. Có phải tác dụng tốt là do thành phần hóa chất của rượu, số lượng tiêu thụ hoặc cách tiêu thụ.

Trong khi chờ đợi thì ta cứ từ từ cẩn tắc vô ưu, cân nhắc phúc họa của rượu. Vì rượu được biết tới từ nhiều chục ngàn năm. Người uống cũng nhiều mà người không cũng chẳng ít. Hậu quả tốt cũng có, mà xấu đếm cũng chẳng xuể.

Hơn nữa, rượu không phải là thần dược cho mọi bệnh và không phải thích hợp với mọi người.

Vậy thì cũng chẳng nên uống khi đang có rối loạn tâm can tỳ phế, hoang tưởng tâm thần; chẳng uống khi có thai, nuôi con sữa mẹ; chẳng tập tành tiêu thụ khi chưa hề uống bao giờ.

 Đành rằng một suất vang mỗi ngày giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tim và tai biến não nhưng quá nhiều thì tim lại dễ suy, huyết áp lên cao, ung thư xuất hiện, nội tiết bất thường.

Cho nên nếu biết lấy lẽ vừa phải, lấy điều độ làm kim chỉ nam, thì chắc rượu sẽ mang lại phúc nhiều hơn họa và cuộc sống chắc sẽ nhiều vui ít buồn.

Để rồi cùng nhau theo chân Tam Nguyên Nguyễn Khuyến mà:

“Lúc hứng đánh thêm ba chén rượu,

Khi buồn ngâm láo một câu thơ” .

Cho đời thêm thi vị.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

www.bsnguyenyduc.com
 
http://www.youtube.com/user/Drnguyenyduc/video
    

.
.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
Trong cuốn tiểu thuyết Chuyện Hai Thành Phố (A Tale of Two Cities) của Charles Dickens, được xuất bản năm 1859 và lấy bối cảnh thời Cách Mạng Pháp, có đoạn viết: “Đó là thời đại tốt đẹp nhất, cũng là thời đại tồi tệ nhất, đó là thời đại của sự khôn ngoan, cũng là thời đại của sự ngu xuẩn.” Đại dịch COVID-19 cũng là một thời đại như thế. Một mặt, khoa học đã cứu sống được nhiều người. Chưa đầy một năm sau khi phát hiện virus, Hoa Kỳ đã tạo ra và thử nghiệm vắc xin, rồi cho sản xuất, phân phối và triển khai tiêm chủng hàng loạt miễn phí cho người dân. Ước tính vắc xin COVID đã cứu được ít nhất 3.2 triệu người chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Những thành tựu này tạo ra hy vọng về việc chúng ta có thể nhanh chóng ứng phó với đại dịch trong tương lai.
Hơn một thập niên trước, Shria Kumar, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và là chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Miami, bắt đầu chú ý đến một dấu hiệu đáng lo ngại. Có một số bệnh nhân ung thư dạ dày đến gặp bà ở độ tuổi rất trẻ, và rất nhiều người là phụ nữ. Khuynh hướng này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Các khoa học gia đang nỗ lực tìm hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Vào mùa xuân năm ngoái, họ đã xác nhận rằng hiện tượng này đang diễn ra ở Hoa Kỳ. Sau khi kiểm tra hệ thống các cơ sở dữ liệu chứa các thông tin chi tiết về các trường hợp ung thư ở nhiều tiểu bang trên toàn quốc, các nhà nghiên cứu nhận thấy ung thư dạ dày đang gia tăng nhanh hơn ở phụ nữ trẻ.
Wegovy, Ozempic và Mounjaro là các loại thuốc giảm cân và điều trị tiểu đường đã gây được tiếng vang lớn trong lĩnh vực tin tức y tế. Chúng nhắm vào các con đường điều tiết liên quan đến cả bệnh béo phì và tiểu đường, và được nhiều người coi là bước đột phá trong việc kiểm soát cân nặng, đường và huyết áp. Nhưng liệu những loại thuốc này có giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của hội chứng chuyển hóa (metabolic disease) không? Điều gì đã thúc đẩy sự phát triển của chúng từ ban đầu?
Gần đây quý vị vừa bị cảm lạnh, cúm, RSV hoặc COVID, bệnh đã qua nhưng mãi vẫn không thể hết ho? Rất nhiều người bị giống như vậy. Triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần sau khi cơ thể chúng ta đã loại bỏ vi-rút. Michael Shiloh, một bác sĩ chuyên nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế UT Southwestern cho biết những bệnh nhân bị ho thường kể là họ đã bị bịnh từ 8 tuần trước khi đến gặp ông. Ông nói: “Chúng tôi thực sự không thể phát hiện thấy vi rút gì ở những người này nữa nhưng họ vẫn bị ho.”
Bằng cách bắt chước cơ chế bảo vệ của cơ thể chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, một nhóm nghiên cứu ở Lund, Thụy điển hy vọng có thể ngăn chặn tình trạng viêm phát triển thành nhiễm trùng máu, theo đài truyền hình SVT, Thụy điển. Nhiễm trùng máu là tình trạng nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng. Thông thường nguyên nhân là do viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng vết thương. Nghiên cứu từ Lund cho thấy hiện nhiễm trùng huyết phổ biến hơn so với trước đây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.