Hôm nay,  

Báo Cáo Liên Bang: “Cần Nói Và Quên Nói”

27/01/201500:01:00(Xem: 5958)
...Giá dầu giảm cả 50% đã gây khó khăn cho rất nhiều công ty dầu xăng Mỹ...

Tối ngày 20/1 vừa qua, TT Obama đã tiếp tục truyền thống lâu năm của Mỹ, ra trước lưỡng viện quốc hội báo cáo tình trạng liên bang bước qua năm thứ bẩy của ông.

Trên căn bản, đây là báo cáo tình trạng hiện hữu, chủ yếu là báo cáo thành quả năm qua. Nhưng trên thực tế, các tổng thống thường dùng báo cáo này để tuyên cáo những ý định và chương trình tương lai, nhất là khi thành quả năm cũ không có bao nhiêu. Một hình thức hưá hẹn nghiêm chỉnh và long trọng hơn những hứa hẹn loạn xà ngầu của những ngày tranh cử.

Chưa cần biết đề tài diễn văn sẽ thế nào, TT Obama đã mở màn bằng vài chiêu đá giò lái Cộng Hoà (CH). Thượng khách đặc biệt của TT Obama tối hôm đó, ngồi với Đệ Nhất Phu Nhân, có ông chuyên viên bị Cuba nhốt hơn 5 năm, mới được thả ra đổi lấy trao đổi quan hệ ngoại giao, chấm dứt cấm vận với Cuba. Phe CH chống đối việc quan hệ lại với Cuba. Đưa ông khách đặc biệt này lên tức là “vuốt má” CH chơi. Hơn vậy nữa, TT Obama cũng “vuốt má” cả luật pháp Mỹ luôn khi một anh di dân ở lậu phạm pháp không bị nhốt, mà lại là thượng khách thứ hai của tổng thống.

Rồi đến báo cáo. Một vài cái “vuốt má” Cộng Hoà nữa.

TT Obama tuyên bố “đây là lần cuối cùng tôi ra tranh cử”, được phe CH rầm rầm vỗ tay! Không phải tay vừa, TT Obama đáp lễ ngay bằng câu “Tôi biết, vì tôi đã thắng cử hai lần”. Làm mấy ông bà CH cụt hứng, đành im. Đáng ra, họ có thể đáp lễ TT Obama, “Vâng, chúng tôi cũng biết, chúng tôi thắng cả hai viện”.

Phân tích báo cáo có thể chia làm ba phần như dưới đây. Ở đây, phải nói ngay, một tờ báo tỵ nạn ca tụng thông điệp Liên Bang “tuyệt vời nhất”. Quý độc giả nào chỉ muốn đọc những chuyện “tuyệt vời” thì nên tìm đọc nguyên văn báo cáo của TT Obama. Quý độc giả nào muốn tìm hiểu xa hơn thì có thể đọc tiếp bài này.

TRÁI BOM NỔ TO NHẤT

Như tất cả các báo cáo trước của bất cứ tổng thống nào khác, báo cáo nổ mạnh hơn kho bom Biên Hòa, đặc biệt với tài xuất khẩu thành... bom của TT Obama. Dĩ nhiên, TT Obama và phe ta đã mau mắn quên những kết quả thê thảm của cuộc bầu tháng 11 vừa qua, mới hơn hai tháng trước.

“Tuyệt vời nhất”, nhưng với số người theo dõi ít nhất từ 15 năm qua, theo cơ quan thăm dò TV Nielsen, với 8 triệu người theo dõi, so với 53 triệu năm 2009. Thiên hạ dường như quá mệt mỏi với khẩu khí của TT Obama rồi.

Phải nói ngay đây là báo cáo “màu hồng” nhất từ ngày TT Obama nhậm chức. Lần đầu tiên trong 6 năm, ông đã có dịp đấm ngực ầm ầm kể lể thành quả kinh tế mới bắt đầu ló dạng sau một thời gian quá dài dồn nén, không mở miệng được.

Đúng, kinh tế đang trên đà phục hồi. Đánh dấu bởi giảm thất nghiệp, tăng trưởng cao hơn, giá đô-la tăng, thị trường chứng khoán tăng, giá dầu xăng giảm. Không sai. Nhờ kinh tế khả quan hơn, tỷ lệ hậu thuẫn TT Obama đã leo lên đáng kể, từ xấp xỉ 40% cách đây nửa năm đã lên tới 47%-48% hiện nay.

Nhưng nhiều kinh tế gia vẫn nêu lên câu hỏi “những thành quả đạt được này, phải hơn 6 năm mới có, có quá ít và quá muộn không?”. Có người còn đặt vấn đề “Phục hồi kinh tế? Có thật không?”

TT Obama tuyên bố “nền kinh tế của chúng ta đang phát triển và tạo công ăn việc làm ở mức cao nhất kể từ năm 1999”. Nói “phát triển và tạo công ăn việc làm” không đúng sự thật, vì chỉ là phục hồi lại một số việc làm bị mất chứ không phải tạo việc làm mới. “Cao nhất” vì trước đó, chưa khi nào nhiều người thất nghiệp như vậy.

Tuy số người có việc làm lại đã lên cao nhất từ 1999, nhưng số người thất nghiệp lâu quá, bị loại ra khỏi thống kê lao động cũng là cao nhất từ 20 năm trước đó, 1979, với gần 93 triệu người hiện nay, tức là gần một phần ba dân Mỹ. Kế hoạch của TT Obama để giúp khối người này là gì, không nghe nhắc đến trong báo cáo. Vấn đề thất nghiệp chưa bao giờ là ưu tư hàng đầu trong sách lược của TT Obama ngay từ đầu.

Năm 2009, TT Obama tung ra gói kích cầu kinh tế khoảng 800 tỷ, mục đích chính để tạo việc làm. Theo một nghiên cứu của hai kinh tế gia Timothy Conley của University of Western Ontario và Bill Dupor của Ohio State University, thì gói kích cầu của TT Obama tạo ra được khoảng nửa triệu việc làm trong khu vực công, nhưng làm mất hơn một triệu việc làm trong khu vực tư. TT Obama dĩ nhiên khoe cái nửa triệu việc được bảo vệ, nhưng không nhắc tới một triệu việc làm bị mất.

Giá dầu xăng giảm là điều nhiều người hoan nghênh dĩ nhiên. Nhưng vấn đề là xuống quá mau, quá nhiều, đến mức đe doạ sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Giá dầu giảm cả 50% đã gây khó khăn cho rất nhiều công ty dầu xăng Mỹ lớn và nhỏ. Tiểu bang Texas đang lập kế hoạch kinh tế dự phòng vì tiểu bang này sống nhờ dầu hỏa. Báo đăng tin thành phố Williston, North Dakota, có 20.000 dân, sống nhờ khai thác mỏ dầu. Cho đến nay, 9.000 đã bị mất việc vì các dàn khoan đóng cửa.

Chi phí sản xuất dầu của Mỹ cao hơn chi phí sản xuất dầu Trung Đông. Giá dầu tiếp tục xuống tới mức 30-40 đô một thùng sẽ giết kỹ nghệ dầu của Mỹ và sẽ đưa kinh tế vào khủng hoảng nặng, trong khi Ả Rập Saud có thể chịu đựng giá dầu xuống tới mức dưới 20 đô. Chỉ số Dow Jones trong tháng qua đã lên xuống mỗi ngày cả trăm điểm, phản ánh sự lo ngại này.

Một chuyện TT Obama quên nói: giá xăng giảm một phần vì các công ty Mỹ gia tăng sản xuất qua việc tìm giếng dầu và đào mỏ dầu, là những chuyện TT Obama chống mạnh mẽ vì lý do bảo vệ môi trường. Chống nhưng kết quả tốt thì vẫn khoe công. Chỉ có chính trị gia mới làm được những chuyện này.

Giá đô-la tăng vùn vụt là điều dân Mỹ đi du lịch sẽ mừng rỡ, nhưng những nhà xuất cảng Mỹ đang lo sót vó. Kỹ nghệ xe hơi của Mỹ mới ngóc đầu lên lại sẽ hết hy vọng cạnh tranh với Toyota, Honda, Huyndai,... Apple và Nike sẽ mở thêm hãng xưởng ngoài nước Mỹ để giảm giá thành.

TT Obama tuyên bố “các khoản nợ của chúng ta đã giảm 2/3”. Thật ra, khi TT Obama nhậm chức, công nợ Mỹ khoảng 10.000 tỷ, bây giờ là 18.000 tỷ, tăng 80%. Sao lại nói “giảm 2/3”? TT Obama nói láo? Thưa không. Đó là cách nói chuyện của các chính khách, không hẳn là nói láo mà là nói … vặn vẹo. Cái cách đó giản dị lắm. Dựa trên mức tăng nợ trong hai năm đầu khi còn hung hăng vung tiền với hậu thuẫn của cả hai viện quốc hội, TT Obama dự phóng con số nợ trong tương lai. Sau đó thì mức vay nợ tuy vẫn tăng, nhưng tăng chậm lại, chỉ tới mức 1/3 dự phóng. Thế là ta có quyền đi khoe ngay là đã “giảm nợ được 2/3”.

Một điều mà TT Obama cũng quên nhắc lại, là mức công nợ bị kềm hãm lại là vì từ năm 2010, đảng CH nắm đa số tại Hạ Viện, là cơ chế nắm hầu bao, đã không phê chuẩn những chương trình vĩ đại nào của TT Obama nữa. Việc người khác làm nhưng nhận công của mình cũng là một tài năng khác của các chính khách.

TT Obama nói “chúng ta nên biết rằng những ông chủ kinh doanh nhỏ đang có ý định tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất từ năm 2007”. Thật ra, chẳng có “ông chủ kinh doanh nhỏ” nào nghĩ đến chuyện này, trái lại họ đều chống tăng mức lương tối thiểu. Cứ hỏi mấy ông chủ tiệm phở ở Bolsa thì biết mấy ông ấy ủng hộ hay chống tăng lương tối thiểu. Tăng lương tối thiểu là ý định của TT Obama và khối cấp tiến, và sẽ là gánh nặng lớn cho tiểu và trung thương.

TT Obama đặt câu hỏi bao nhiêu quý vị dân cử có thể sống được với mức lương 15.000 đô tối thiểu hiện nay. Điều TT Obama quên là tăng lương có thể khiến ông chủ kinh doanh nhỏ chịu không nổi phải sa thải nhân viên, đi thuê dân ở lậu rẻ hơn nhiều. Như vậy nhân viên đó sẽ sống ra sao nếu không còn job nữa? Không còn tới 15.000 đô nữa?

Có lẽ nhờ thành quả kinh tế khả quan mà TT Obama đã bạo miệng đề nghị một chương trình tăng thuế tới 320 tỷ trong 10 năm tới, để mua quà tặng bá tánh: đại học cộng đồng miễn phí, tăng lương tối thiểu, tăng tiền chu cấp trẻ em, …

Đây hiển nhiên là một kế hoạch đáng ghi nhận vì không ai hiểu rõ tại sao TT Obama đưa đề nghị này ra. Đảng CH chủ trương chống mọi hình thức tăng thuế từ hồi nào đến giờ, ai cũng biết. Và CH đã được đa số dân Mỹ trao cho trách nhiệm điều hành cả hai viện quốc hội, nắm hầu bao mọi chi tiêu hay mọi quyết định tăng thuế. Một mình TT Obama không có cách nào tăng thuế cho dù một xu trên bất cứ công dân nào, giàu hay nghèo. Nói nôm na ra, không có một mảy mai hy vọng nào đề nghị này sẽ được lưỡng viện CH thông qua. Vậy tại sao đưa ra một cách rình ràng như vậy? Trò chơi của TT Obama là gì? Đưa ra những đề nghị mà chắc chắn quốc hội sẽ bác bỏ thì đưa ra làm gì? Để lịch sử ghi nhận ông đã cố gắng nhưng bị đối lập phá đám? Để có dịp đổ thừa đối lập đã ngăn cản ông?

Tăng thuế mấy đại gia quá dư thừa tiền bạc là điều không có gì quá đáng, có thể chấp nhận được, nhưng phải là trong tinh thần công bằng hơn, có nghiã là tăng thuế đồng thời cũng phải có những biện pháp giảm chi, bớt vứt tiền ra cửa sổ, giảm bớt những trợ cấp liên miên bất tận nhằm mục đích biến khối dân nghèo thành nô lệ của trợ cấp để lấy phiếu của họ.

Thôi thì cứ coi như có thành quả còn hơn không. Nhưng là một thành quả với nhiều câu hỏi chính đáng.

PHÁO TẾT

Đây là những thành quả được TT Obama nhắc đến, nhưng không nổ quá ồn ào như trái bom CBU kinh tế.

TT Obama tuyên bố “tình hình lạm phát do bảo hiểm y tế ở mức thấp nhất trong 50 năm qua”. Phiên dịch ra tiếng bình dân, có nghiã là chi phí y tế đang tăng, nhưng tăng ít nhất thôi. Khi quảng bá Obamacare, TT Obama không hứa chi phí sẽ tăng nhiều hay ít gì hết, mà đã hứa chi phí y tế sẽ giảm 2.500 đô một năm cho mỗi gia đình. Thất hứa là chuyện bình thường của các chính khách, không nên bắt bẻ họ chuyện này.

Obamacare hiện đang bị đe dọa bởi không biết bao nhiêu chống đối, trở ngại, tác dụng tai hại, trục trặc kỹ thuật, v.v... Kể cả việc đang bị thưa về vụ trợ cấp, có thể đe dọa ngay cả sự tồn vong của cả hệ thống Obamacare. Nhưng thực tế mà nói, những chuyện đó chỉ phản ánh sự bất tài hay thiếu lương thiện của các viên chức viết luật cũng như áp dụng luật, ít hy vọng Tối Cao Pháp Viện sẽ đánh xập tiệm toàn bộ Obamacare luôn. Dù muốn hay không, cuối cùng thì Obamacare sẽ không đi đâu hết, sẽ tồn tại như Medicare và Medicaid, tuy có thể sẽ có nhiều thay đổi lớn. Đó là thực tế cần phải nhìn nhận. Những người không chấp nhận Obamacare chỉ có thể hy vọng với thời gian, Obamacare sẽ được điều chỉnh cho hợp với “khẩu vị” của họ hơn thôi.

Với cả chục triệu người có được bảo hiểm y tế và được chăm sóc, không có cách nào đối lập có thể thu hồi lại, và đuổi những người này ra khỏi hệ thống, lấy lại bảo hiểm của họ được. Bất cứ một chính khách nào hô hào chuyện này đều có thể chuẩn bị cần câu về nhà vui thú điền viên ngay. Thực tế là như vậy.

Một thành quả đáng kể khác mà TT Obama cũng chỉ nói phớt qua là trên phương diện xã hội – văn hoá. Dưới mấy năm của TT Obama, nhất là năm vừa rồi, những người đồng tính coi như đã đạt được những thành quả chưa bao giờ thấy, đưa đến chuyện hôn nhân đồng tính đã gần như chuyện... đương nhiên phải chấp nhận. Cho dù TCPV sẽ cứu xét vấn đề và có thể không chấp nhận hôn nhân đồng tính thì đây cũng chỉ là khiá cạnh pháp lý thôi, trong khi trên phương diện văn hoá, hôn nhân đồng tính đã được đa số dân Mỹ chấp nhận rồi. Sớm hay muộn cũng sẽ thành hợp pháp thôi. Một bước ngoặc mới của văn minh Cờ Hoa. Đó có là một hiện tượng “tiến bộ” hay không là chuyện ta có thể tranh cãi đến thiên niên kỷ tới.

Chính sách đối ngoại cũng là một vấn đề được phớt qua rất sơ xài. Không thấy ông đấm ngực khoe gì lớn lao, ngoài chuyện chấm dứt cấm vận Cuba, mà hầu hết dân tỵ nạn Cuba chống. Và một câu ngắn gọn về cuộc chiến ở Trung đông. Ông tuyên bố “6 năm trước, gần 180.000 quân Mỹ đã có mặt tại Iraq và Afghanistan, đến thời điểm này, con số đó chỉ còn 15.000”. Không sai. Nhưng điều ông quên nói là 6 năm trước chưa ai biết ISIS là gì, bây giờ ISIS, ra đời trong cuộc tháo chạy quá nhanh của Mỹ, đã chiếm nửa Syria và nửa Iraq. TT Obama khoe đã “chặn đứng” ISIS. Chặn đứng ở ngưỡng cửa Baghdad đúng, nhưng bây giờ dịch ISIS đang bành trướng ở Syria và tràn qua Afghanistan luôn rồi. Con tầu bị lủng ba bốn lỗ, nước đang tràn vào, TT Obama khoe đã bít được một lỗ.

Cả ba bộ trưởng Quốc Phòng của TT Obama đều từ chức vì bất mãn trước chính sách mà họ đều coi như yếu đuối của TT Obama. Hai vị đã mau mắn viết hồi ký chỉ trích chính sách Trung Đông của TT Obama. Vị thứ ba mới từ chức, chưa có thời giờ, nhưng bảo đảm sẽ ra sách theo đúng truyền thống viết sách để tự bào chữa của các chính khách Mỹ. Nhưng tiếng nói chỉ trích lớn nhất là từ bà cựu Ngoại Trưởng Hillary Clinton. Những người muốn bênh vực chính sách đối ngoại của TT Obama sẽ phải bác bỏ quan điểm của bốn vị bộ trưởng nặng ký nhất của nội các Obama.

Chuyện thiếu thành công nữa là quan hệ với Nga. Nhìn lại 2009, Crimea còn là lãnh thổ Ukraine. Bây giờ thành đất Nga. Ngay trên lãnh thổ Ukraine hiện nay đang có cả ngàn lính Nga tham chiến giúp quân nổi loạn Ukraine. Chưa biết tác dụng của các trừng phạt của TT Obama như thế nào, hay Putin đang gặp khó khăn gì, chỉ biết là chẳng trả Crimea về lại cho Ukraine được. Gạo đã thành cơm. Kết quả này cũng có thể coi như thành quả của “reset”, xoá bàn cờ chơi lại, dù kết quả có phần thuận lợi cho Putin hơn nhiều.

Cuộc chiến chống khủng bố cũng không được bàn rộng hơn, đặc biệt TT Obama vẫn không dám đụng đến cái đuôi “Hồi giáo”, chỉ dám nói tới các tổ chức cực đoan. Nói chung, chính sách chống khủng bố của TT Obama đã là một thất bại vĩ đại. Cách xác định dễ nhất là so sánh tình hình năm 2009 khi TT Obama mới nhậm chức với năm qua 2014. Tình hình tại Syria, Libya, Iraq, Afghanistan, Pakistan đã sa sút mạnh trong 6 năm qua. Trong khi nạn khủng bố bành trướng mạnh tại cả một tá quốc gia từ Á Châu như Indo và Phi, sang Phi Châu như Somalia, Mali, Nigeria, qua tới Paris luôn. Tin mới nhất, chính phủ đồng minh Yemen, then chốt trong cuộc chiến chống khủng bố, vừa bị lật đổ.

PHÁO TỊT

Đây là những chuyện TT Obama “quên nói” hoàn toàn.

Ba vấn đề thời sự lớn của Mỹ trong năm qua đã tuyệt nhiên không được đề cập: di dân lậu, xung đột trắng đen, và chuyển trục qua Á Châu. Hai vấn đề đầu nhức răng quá, nói ra làm chi cho nhức thêm. Việc chuyển trục thì chẳng có kết quả gì để khoe.

Công bằng mà nói, những “kém thành công” của TT Obama như vấn đề di dân, xung khắc trắng đen, đều là những vấn đề lớn của nước Mỹ mà một người, cho dù là tổng thống, cũng khó kiểm soát trọn vẹn 100% mà chỉ có thể hướng dẫn hay tác động phần nào. Nhưng ít nhất thì người ta cũng có quyền hy vọng tổng thống sẽ đi đúng hướng hoá giải vấn đề chứ không đi trật hướng làm tình trạng khó khăn hơn. Thực tế, trong hai vấn đề di dân và kỳ thị trắng đen, TT Obama rõ ràng là đã trầm trọng hoá vấn đề.

Vấn đề di dân bị trầm trọng hoá qua những quyết định đơn phương ân xá có tính thách đố đối lập, khiến cho việc hợp tác lưỡng đảng để giải quyết sẽ khó khăn gấp bội. Xung khắc màu da cũng trở thành nặng nề hơn khi TT Obama đã liên tiếp tỏ rõ thiên vị trong những vụ rắc rối màu da.

Uy tín và uy quyền của TT Obama đã bị sứt mẻ một mảng lớn trong kỳ bầu giữa mùa vừa qua. Nhưng lại khiến cho TT Obama có vẻ bực mình và trở nên gay gắt hơn với đối lập. Như thể đang nhắc cho đối lập biết ông vẫn còn là tổng thống với rất nhiều quyền. Đừng coi thường tôi quá vội.

Nói chung, TT Obama đã chào đón một quốc hội đối lập không phải bằng cái bắt tay thân thiện, mà bằng vài cái “vuốt má” cảnh cáo, đề nghị tăng thuế và hăm doạ phủ quyết mọi dự luật ông không thích, không cần bàn đến chuyện điều đình thương lượng gì hết. (25-01-15)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
19/07/201516:27:40
Khách
Nguyen Van That: Tác giả là chuyên gia kinh tế và bạn muốn trích dẫn cái gì phải trích dẫn toàn bộ và hiểu trích dẫn ấy nói cái gì. Tại sao tôi nhấn mạnh như vậy? Vì những dòng bạn đưa ra không có ý nghĩa gì nếu không đi kèm một báo cáo chi tiết.
Muốn biết thêm nên đọc những báo cáo kinh tế từ các think tank hơn là từ đám báo chí thiên vị hiện nay.
29/01/201515:08:30
Khách
Tổng thống Obama = 10 tổng thống Mỹ.
Lý do: Trải qua 10 đời tổng thống trước, công nợ lên đến con số 10000. Qua đời tổng thống Obama, công nợ tăng thêm 10000 nữa là 20000.
Và từ nay trở đi, cứ mỗi năm là thêm 1000.
Thành quả cách mạng xã hội Hoa Kỳ đầu thế kỷ 21, nên được ghi lại một cách rõ ràng, sáng tỏ lên trên những trang sử thấm đẩm mồ hôi của người dân lao động, bằng những con số 10 lủy thừa hàng chục.
28/01/201519:08:44
Khách
Tài lảnh đạo của Tổng Thống Obama củng ngang hàng như Tổng Thống 3 phải Cater.
28/01/201504:25:45
Khách
please rêmmber eco 101 :The definition of unemployment has nothing to do with whether one can claim unemployment benefit. It is however, affected by the so called "discouraged workers", who are people not currently looking for work because they believe no jobs are available for them. Suppose there is no change in the number of jobs, but more and more people stop looking for jobs and therefore are not counted in the labor force (the denominator of the unemployment rate). In that case, the unemployment rate will decline.

This has not been the case in the US. The latest US data on unemployment shows that unemployment has declined from 6.7% in December 2013 to 5.6% in December 2014. See:

http://www.bls.gov/news.release/empsit.nr0.htm

while the number of discouraged workers in fact have also decreased from 917,000 in 2013 to 714,000 in 2014 :

http://www.bls.gov/news.release/empsit.t16.htm

These numbers don't lie.
28/01/201504:21:36
Khách
please remenber economy 101:: The definition of unemployment has nothing to do with whether one can claim unemployment benefit. It is however, affected by the so called "discouraged workers", who are people not currently looking for work because they believe no jobs are available for them.
28/01/201502:57:07
Khách
Tôi là người bình dân. Kiến thức đơn giản.
Từ 10000 đến 18000 , tôi gọi là tăng.
Từ 10000 đến 8000, tôi gọi là giảm.
Nếu có ai gọi từ 10000 đến 18000 là giảm, xin vui lòng dẫn chứng tự điển nào đã định nghĩa như vậy.
27/01/201521:52:15
Khách
Nguyen van That , nen doc ky y kien so 2 de hieu het y tac gia dong thoi doc them phan duoi day :
END OF EXTENDED UNEMPLOYMENT BENEFITS CREDITED FOR JOB SURGE
WashEx: “Sixty percent of job creation in 2014 was caused by the expiration of unemployment benefits, according to a new working paper published by the National Bureau of Economic Research. In late 2013, a standoff between Republicans and Democrats led to the abrupt expiration of long-term unemployment benefits. Democrats warned that the expiration would have disastrous ramifications, but Republicans had long argued that allowing Americans to collect unemployment benefits for an indefinite period of time provided a disincentive for them to work. The new working paper found that the expiration of benefits was responsible for the creation of over 1.8 million jobs. Nearly 1 million of those jobs were created by workers who would have otherwise stayed out of the labor force if unemployment benefits had been extended. Overall, almost 3 million jobs were created in 2014.”
27/01/201515:20:41
Khách
1-“ Làm mấy ông bà CH cụt hứng, đành im. Đáng ra, họ có thể đáp lễ TT Obama, “Vâng, chúng tôi cũng biết, chúng tôi thắng cả hai viện”. Tiếc thật CH quá ngây thơ không mời tác giả làm cố vấn.
2-" khi TT Obama nhậm chức, công nợ Mỹ khoảng 10.000 tỷ, bây giờ là 18.000 tỷ, tăng 80%. Sao lại nói “giảm 2/3”? TT Obama nói láo?"
- CBO (Congressional Budget Office): Deficit to shrink to lowest level of Obama presidency
- NPR : 2015 Will Continue Streak Of Shrinking U.S. Budget Deficit
3- “Phục hồi kinh tế? Có thật không?”
NEW YORK (CNNMoney) Evidence is mounting that the U.S. economy is kicking into high gear.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.