Hôm nay,  

Nhà Văn Ngô Viết Trọng Ấn Hành 2 Tác Phẩm Mới

17/04/201400:00:00(Xem: 6826)

Nhà văn Ngô Viết Trọng -- một tác giả nổi tiếng về nhiều thể loại thơ, văn, hồi ức và tiểu luận -- vừa xuất bản 2 tác phẩm mới:

-- "Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng," viết theo thể loại tiểu thuyết lịch sử.

-- "Xưa và Nay," một tuyển tập nhiều bài viết, các thể loại truyện ngắn, hồi ký và tiểu luận.

Sinh năm 1944, nhà văn Ngô Viết Trọng đã ở vào "tuổi xưa nay hiếm," ngòi bút của ông lại đến trễ với văn đàn, chỉ sau khi đã trải qua nhiều năm tù cải tạo và sang Mỹ định cư, nhưng mang đầy tâm tư của một người đang nhìn lại những thăng trầm của đất nước và bản thân.

Đó là những ngậm ngùi khi trong lòng đâỳ ắp nhũng tiếng nói và hình ảnh cần diễn tả: Ngô Viết Trọng trong khoảng 15 năm sáng tác đã xuất bản khoảng 12 tác phẩm đủ thể loại, từ tuyển tập truyện ngắn cho tới tiểu thuyết lịch sử, từ hồi ức cho tới tiểu luận. Tính ra, gần như mỗi năm in một tác phẩm -- sức viết đã mạnh, và hy sinh in sách cũng là nhiệt tâm lớn.

Hãy nhìn xem những quan tâm của ông: thí dụ, tiểu thuyết "Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng," nội dung kể lại chuyện Bà Triệu, một nữ anh hùng khởi nghĩa chống quân Tàu... nhưng rồi bị các sử gia Phương Bắc bôi bác và bịa đặt như một phụ nữ "kinh dị với vú dài ba thước," một hình ảnh không hề có ở đời thực dù ở Tây, Tàu, Mỹ, Nhựt... vậy mà cứ ghi mãi trong sử Tàu và cả sử Việt. Ngô Viết Trọng như thế đã viết bằng trọn tâm tình của người đời sau, của một người yêu nước nhìn lại sử Việt.

Trong "Lời Tựa" của Võ Hương An in nơi đầu sách "Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng," nhà văn họ Võ đã trân trọng giới thiệu người cầm bút họ Ngô như sau, trích:

"Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng là tác phẩm thứ 12 của nhà văn Ngô Viết Trọng, là tiểu thuyết lịch sử thứ 6, sau Lý Trần Tình Hận (2002), Công Nữ Ngọc Vạn (2004), Dương Vân Nga: Non Cao & Vực Thẳm (2005), Trần Khắc Chung (2009), Chế Bồng Nga, Anh hùng Chiêm quốc (2011), trong đó, Lý Trần Tình Hận đã được tái bản vào năm 2005. Điều này chứng tỏ tiểu thuyết lịch sử của tác giả họ Ngô đã được độc giả hải ngoại tìm đọc với hảo cảm.

Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng là truyện dài viết về cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu vào năm 248, chống lại sự thống trị bóc lột, hà khắc của nhà Đông Ngô thời Tam Quốc.

Sau khi chào độc giả bằng tác phẩm đầu tay Vết Hằn Mùa Xuân, một tuyển tập truyện ngắn dễ thương, dành được nhiều cảm tình của người đọc, Ngô Viết Trọng bỗng rẽ sang một nẻo đường mới – mà rất ít người cầm bút muốn dấn thân, nhất là giới cầm bút hải ngoại – là tiểu thuyết lịch sử.

Nhớ lại thời niên thiếu đã có lần mê mẩn đọc Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng, Bà Chúa Chè của Nguyễn Triệu Luật, rồi Gia Long Tẩu Quốc, Gia Long Phục Quốc, v.v, chưa kể những Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa…, nên tôi không thể bỏ qua tác phẩm đầu tay về tiểu thuyết lịch sử của anh và nhận ra rằng đây là một sự chuyển hướng hợp tình lý, có thể tạo cho tác giả một chiếu riêng trong sinh hoạt văn học hải ngoại... (...)

...ta có thể hiểu rằng trước thời kỳ tự chủ (939), để chép sử nước ta, các nhà làm sử đều phải mượn sử liệu từ những ghi chép của Trung Hoa. Với mặc cảm tự tôn “thiên triều” của kẻ đi đô hộ, dĩ nhiên những ghi chép của họ sơ sài và đầy thiên kiến.

Nói đến Bà Triệu, họ gọi là Triệu Ẩu và thêm chi tiết là người cao lớn, thô tháp, hung dữ (giết chị dâu). Những bộ sử đầu tiên của Việt Nam cũng lặp lại những điều này. Ẩu,nghĩa là bà già. Bà Triệu qua đời lúc mới 23 tuổi, chưa chồng, sao gọi là bà già? Như vậy, chỉ có thể hiểu người Hoa muốn gọi xách mé Bà Triệu là con mụ họ Triệu. Có lẽ vì cảm nhận được điều này nên trong kỳ tái bản bộ Việt Nam Sử Lược tại Pháp (Nxb Institut de l’Asie du Sud-Est, 1987), thấy sử gia Trần Trọng Kim đã thay cái tên Triệu Ẩu bằng BÀ TRIỆU (TRIỆU THỊ CHINH) với chú thích ”Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu, nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh” (Sđd, Quyển I, tr.44). Vua Tự Đức (1848-1883) khi đọc Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục do Quốc Sử Quán biên soạn, tới đoạn Bà Triệu vú dài 3 thước, đã châu phê “Nhưng nói là vú dài ba thước thì cũng quái gở, đáng cười“.

Tôi dẫn dài dòng như thế để chỉ nói lên một điều: để xây dựng nên Đầu Voi Phất Ngọn Cờ Vàng, Ngô Viết Trọng, ngoài việc dựa vào Đại Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Thanh Hóa, mục Liệt Nữ Phụ, Tập Hạ, bản dịch của Trần Tuấn Khải, Nha Văn Hóa, Saigon, 1960) còn phải tham khảo nhiều sách sử khác, sàng lọc các chi tiết, rồi mới dám cấu tứ và xuống bút làm thành tác phẩm. Chỉ với sử liệu dài hơn một trang sách, bằng óc sáng tạo, nhà văn họ Ngô đã có thể cống hiến cho độc giả 200 trang sách đầy cuốn hút với một văn phong giản dị như chính con người của anh. Nếu viết một truyện dài tình cảm trong đời thường, có lẽ người cầm bút không phải khổ công như thế. Sự khổ công đó, ngoài lòng tự trọng và sự tôn trọng độc giả, không muốn muốn cung cấp cho người đọc một món hàng mạo hóa, mà còn được thúc đẩy bởi một động cơ tình cảm khác, âm thầm và mãnh liệt hơn.


Trước cảnh Biển Đông dậy sóng với đủ trò diễu võ dương oai của Tàu cộng, nào xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, tuyên bố lãnh hải lưỡi bò, bức hiếp ngư dân Việt Nam, v.v. mà nhà cầm quyền CSVN vẫn chịu lép một bề, người dân đã đứng lên, đã lên tiếng, và đã bị đàn áp tù đày nhưng vẫn hiên ngang đối mặt,trong đó không thiếu những anh thư của thời đại mới, như Nguyễn Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh, Lê Thị Công Nhân, Huỳnh Thục Vy, Tạ Phong Tần, v.v. khiến ngòi bút của Ngô Viết Trọng không thể nằm yên..."(hết trích)

Thật vậy, chúng ta hãy hình dung, vì sao nữ tướng họ Triệu ở lứa tuổi 20 của Việt Nam được đồng bào phong tặng danh hiệu Nhụy Kiều Tướng Quân (Vị nữ tướng yêu kiều, xinh đẹp như nhụy hoa) vậy mà dưới ngòi bút sử gia Phương Bắc lại trở thành một "bà già vú dài, hung ác"...

Thế mới biết, các chế độ độc ác luôn luôn có nhà văn độc ác hỗ trợ (hình ảnh quen quen? Có phải ở VN, Bắc Hàn... hiện nay cũng có hiện tượng bóp méo ngòi bút như thế?). Do vậy, một ngòi bút như Ngô Viết Trọng cực kỳ cần thiết, và ông đã đóng vai trò này trong một thể hiện rất là văn chương.

blank
Bìa 2 tác phẩm.

Trong khi đó, trên Trang Nhà Gia Đình CSQG, tuyển tập "Xưa Và Nay" của Ngô Viết Trọng được nhà văn Lưu Trần Nguyễn giới thiệu bằng ngôn ngữ cực kỳ trân trọng, trích như sau:

"...XƯA VÀ NAY chính là những đặc thù của ông, hay nói đúng hơn chính là những mảnh vụn tâm tư, chứa đầy tình người, tình yêu quê hương, mà tác giả đã gom lại thành một chúc thư khiêm tốn, ít nhất là dành cho bằng hữu. Ngay trong lời mở đầu, nơi phần kết, tác giả đã tha thiết bày tỏ một cách thật lòng: “Rất mong tập sách nhỏ này ngoài việc giúp độc giả giải trí, nó có thể gợi được chút ý tưởng hữu ích nào cho những ai nuôi chí cứu nước giúp đời!”

...trong tự truyện Ông Nhà Văn - Thằng Bỏ Báo, ông mô tả cái biên giới giữa Ông và Thằng thật gần gũi. Tác giả dùng chính bản thân mình làm người mẫu, để đời vẽ lên một chân dung tương phản của Ông nhà văn Ngô viết Trọng, và Thằng bỏ báo Trọng Ngô. Tác giả tự nhìn hình ảnh mình cùng bằng hữu nhếch môi cười. Nụ cười của đời thường, xem ra chua xót, nhưng lại là những tiếng thở dài của chính tác giả và những người thấu hiểu ông.

“Tôi vẫn nhớ mãi những hình ảnh trái nghịch ngộ nghĩnh trong những lần ra mắt sách của chính mình. Buổi khuya tôi là một anh bỏ báo lôi thôi lếch thếch, lượm từng cái lon hoặc ngửa tay nhận vài đồng tiền tip, buổi chiều tôi lại thành một nhà văn mặc veston, trịnh trọng đóng vai chính trong một buổi sinh hoạt văn nghệ này! Cũng truyền thông báo chí phỏng vấn, cũng văn nghệ ca nhạc rềnh ràng như ai! Cảnh đó lâu lâu lại tái diễn một lần. Vì vậy các đồng nghiệp của tôi vẫn hay gọi đùa tôi là; “ông nhà văn – thằng bỏ báo”…”(Trang 45)

Như người viết đã từng nói, với cái nhân dáng giản dị gần như quá hiền hậu bên ngoài, Ngô viết Trọng thường bị chìm lỉm trong đám văn nghệ môi son má phấn, khăn đóng áo thụng. Nhưng nếu đi sâu vào những tác phẩm của ông, và gần nhất Xưa Và Nay thì thấy ông đã vượt ra khỏi cái tầm thường bề ngoài của mình bằng cái chân dung thật chững chạc của một kẻ sĩ có nhiệt tâm với cộng đồng và đất nước...

...Xưa và Nay, tập truyện dày 240 trang bìa Ngọc Danh, nội dung gồm 17 đoản thiên, chia làm 2 phần như tựa đề cuốn sách. Mỗi một đoản thiên của tác giả đều hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc, nó không đơn thuần mang tính cách giải trí, mà là một tài liệu để người đọc rút ra được rất nhiều bài học giá trị về cuộc sống và con người. Cuốn sách như một giòng sông, hướng dẫn người đọc phiêu du qua khắp bến bờ, mỗi phong cảnh phù hợp với một cá nhân..."(hết trích)

Chúng ta có thể nói gì về nhà văn Ngô Viết Trọng? Thật khó để nói về ông một cách đơn giản, vì trong từng trang sách là những thác lũ Biển Đông, những gầm rú của tổ tiên Việt tộc đang cùng Bà Triệu phất cờ, lũ lượt đi cùng binh sĩ, voi, ngựa... ra trận chống Bắc quân -- và tất cả những hình ảnh đó đã được viết trong ngôn ngữ văn chương điềm đạm, của một ông già xa xứ, lo ngại nhìn về quê nhà...

Mỗi tác phẩm trên đều ghi giá 15 Mỹ Kim. Độc giả có thể tìm mua qua email: trong27767@yahoo.com hay (916) 549-7689.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.