Hôm nay,  

Từ Đạo Văn Tới Sửa Văn

10/04/201400:00:00(Xem: 5189)

Hà Nội luôn luôn là nơi có đầy những chuyện kinh dị. Thậm chí lạ thường tới mức người dân ở các vùng miền khác không thể nào hiểu nổi.

Thí dụ như chuyện đạo văn, tức là chuyện “chôm văn chương của người khác và ký tên mình vào.” Dù lý do nào đi nữa, cũng là không ngửi nổi. Và hình như tập trung nhiều nhất là ở thủ đô Hà Nội, vì các nơi khác như dường không nhiều. Thậm chí, nơi quê mùa như Sóc Trăng, Đồng Tháp... hình như rất là ít nghe chuyện “đạo văn.” Có phải, quan chức cần đạo văn để lấy văn bằng Tiến Sĩ, để lên thang quyền chức?

Chưa hết, còn chuyện sửa văn nữa. Trước giờ chúng ta chỉ quen nghe chuyện các chế độ như Liên Xô, Bắc Hàn, Trung Quốc ưa lấy hình lãnh tụ năm xưa ra tẩy xóa những lãnh tụ bị thanh trừng... Bây giờ, các quan chức văn học Hà Nội lấy thơ Nguyễn Du ra sửa lại, và tấm tắc khen rằng những chữ “trật chìa” của cụ Nguyễn Du đã được họ sửa lại, và rồi họ hoan hô nhau...

Để nói chuyện “đaọ văn” trước.

Bản tin VOV có bản tin tựa đề “Đã có kết luận việc Phó Hiệu trưởng Đại học BKHN "đạo văn"... kể chuyện chôm chỉa văn chương và ghi tên mình.

Bản tin VOV viết:

“Nội dung tố cáo ông Nguyễn Cảnh Lương có dấu hiệu đạo văn và không trung thực của một nhà giáo là đúng một phần

Ngày 8/4, Bộ GD-ĐT đã có kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Cảnh Lương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Theo Kết luận, nội dung tố cáo “ông Nguyễn Cảnh Lương có dấu hiệu đạo văn và không trung thực của một nhà giáo và đã sao chép lại gần như 100% của rất nhiều nội dung luận án của PGS.TS. Đặng Văn Khải” là đúng một phần. Cụ thể: tại Chương 2 và mục 3.3, 3.4 Chương 3 Luận án của ông Nguyễn Cảnh Lương có nhiều đoạn sao chép lập luận trong Luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải (mặc dù nghiên cứu trên một đối tượng khác) nhưng không thực hiện việc trích dẫn theo đúng quy định...””(ngưng trích)

Tuy nhiên, cần nhìn thấy rằng, ông Nguyễn Cảnh Lượng cũng ghi chú là có tham khảo “khi đã liệt kê Luận án của PGS.TS Đặng Văn Khải tại danh mục tài liệu tham khảo của Luận án...” Nhưng than ôi, tham khaỏ là một chuyện, còn sao chép gần 100% nội dung luận án lại là chuyên khác chứ.

Thế mới biết, đường quan chức gian nan, không chôm sẽ không leo nổi...

Vấn đề là, ông Nguyễn Cảnh Lương đang giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Bách khoa... theo tin VOV. Nghĩa là quyền lực lắm, nghĩa là các Giáo sư khác phải biết nghe, chứ không dám chất vấn.

Đó là “đạo văn” -- bây giờ là “sửa Truyện Kiều “.

Trang Văn Việt dân theo báo Dân Luận, có bài của nhà nghiên cứu Thế Anh, tưạ đề “Sao ông Vũ Khiêu lại nối giáo cho việc sửa Truyện Kiều vô lối?” trong đó kể chuyện ông Vũ Khiêu – giáo sư, Anh hùng lao động, nguyên Phó viện trưởng Viện khoa học xã hội Việt Nam -- viết Lời đề tựa cho cuốn sách “nhan đề Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện đại, phổ thông, đại chúng và trong sáng, do KS. Đỗ Minh Xuân khảo dịch – Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin in năm 2012.”

Nghĩa là, cụ Vũ Khiêu hoan hô cụ Đỗ Minh Xuân vì sửa văn Truyện Kiều, vì chê cụ Nguyễn Du viết dở nên phải sửa lại.


Lời Đề tựa của GS. Vũ Khiêu có đoạn:

“Với một tinh thần khoa học rất nghiêm túc, ông tìm lại hầu hết các bản Truyện Kiều từ trước đến nay, so sánh các dị bản, ông tìm đọc hầu hết các bài đã bình luận, phân tích tác phẩm và tác giả Truyện Kiều. Từ đó, ông đã có ý tưởng lớn là làm thế nào để phổ cập hóa Truyện Kiều cho quảng đại công chúng, ông gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ thuần Việt trong Truyện Kiều… Tôi hoan nghênh công phu nghiên cứu của ông Đỗ Minh Xuân và tin rằng cuốn sách này của ông là một đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu Truyện Kiều…”

Khoa học nghiêm túc, nên sửa văn Nguyễn Du? Hên nhé, đố có dám sửa văn, sửa thơ ông Hồ Chí Minh... Vậy mà, văn, thơ ông Hồ đều dở, đều dỏm rất là cách biệt so với thơ Nguyễn Du.

Nhà nghiên cứu Thế Anh viết về chuyện Đỗ Minh Xuân lấy chữ “nghĩ” của cụ Nguyễn Du ra, và thay bằng chữ “ông” trong câu 12,câu 610, thay bằng chữ “cũng” ở câu 894, bằng chữ “hắn” ở câu 1182.

Bản Nguyễn Du, câu 12:

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung

Câu 12 của ĐMX:

Gia tư ông cũng thường thường bậc trung

Bản Nguyễn Du, câu 610:

Vì nàng nghĩ cũng thương thầm xót vay

Câu 610 của ĐMX:

Vì nàng ông cũng thương thầm xót vay

Bản Nguyễn Du, câu 94:

Phía ngoài nghĩ đã giục liền ruổi xe

Câu 894 của ĐMX:

Phía ngoài cũng đã giục liền ruổi xe

Bản Nguyễn Du, câu 1182:

Dơ tuồng nghĩ mới kiếm đường tháo lui

Câu 1182 cuả ĐMX:

Dơ tuồng hắn mới kiếm đường tháo lui.

Thế Anh viết về cái tâm của Đỗ Minh Xuân:

“Ông cho rằng những chữ vừa thay đã làm cho 4 câu thơ trên được nâng lên một tầm cao mới (!?).”

Nhà nghiên cứu Thế Anh ghi nhận thêm về chuyện Đỗ Minh Xuân sưả thơ Nguyễn Du:

“Ông còn dùng từ đơn và lẻ thay cho từ chiếc trong các câu sau đây:

Câu 1523: Người về chiếc bóng năm canh (Nguyễn Du)

Người về đơn bóng năm canh (Đỗ Minh Xuân)

Câu 1526: Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường (Nguyễn Du)

Nửa in gối lẻ nửa soi dặm trường (Đỗ Minh Xuân)

Câu 1627: Kiều từ chiếc bóng song the (Nguyễn Du)

Kiều từ đơn bóng song the (Đỗ Minh Xuân)

Câu 1792: Buồng không thương kẻ tháng ngày chiếc thân (Nguyễn Du)

Buồng không thương kẻ tháng ngày đơn thân (Đỗ Minh Xuân)

Câu 2231: Kiều từ chiếc bóng song mai (Nguyễn Du)

Kiều từ đơn bóng song mai (Đỗ Minh Xuân)...”(ngưng trích)

Than ôi... Đỗ Minh Xuân là ai mà bảnh dzậy kìa? Phải chi Đỗ Minh Xuân sửa giùm thơ ông Hồ xem,

Thí dụ, Thơ ông Hồ chúc Tết Giáp Ngọ (1954) cải biên lục bát:

“Năm mới, quân dân ta có hai nhiệm vụ rành rành:

Đẩy mạnh kháng chiến để giành Độc lập, Tự do

Cải cách ruộng đất là công việc rất to

Dần dần làm cho người cày có ruộng, khỏi lo nghèo nàn...”

Trước tiên nói về ý nghĩa, toàn là bánh vẽ:

-- chữ “tự do”... đúng là bánh vẽ.

-- người cày có ruộng... cũng là bánh vẽ.

-- khỏi lo nghèo nàn... cũng là bánh vẽ.

Sau là nói về văn, thơ ông Hồ trật vần điệu, tuy cố gắng gieo vần theo lục bát.

Tại sao Đỗ Minh Xuân không dám sửa 4 câu thơ dở kinh khủng và đầy bánh vẽ như thế?

Than ôi... chỉ tội cho cụ Nguyễn Du.

Cũng là chuyện xảy ra ở Hà Nôi nhé. Sài Gòn không thế đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.