Hôm nay,  

“Việc Giết Jésus - Một Sử Ký”

25/03/201400:00:00(Xem: 9291)
Sách “Killing Jésus- A History” của Bill O’Reilly và Martin Dugard là một công trình sử học có giá trị. Nó khách quan vì không có nghị trình tôn giáo. Vì là tài liệu lịch sử, nó giúp soi rọi vào giá trị tinh thần của sự kiện; bổ túc những chi tiết và đưa ra các khám phá mới nhất chung quanh đề tài. Dù không có nghị trình tôn giáo, quyển sách vẫn đem đến cho tín đồ Thiên Chúa Giáo cơ hội ôn lại Kinh Thánh theo trình tự các sự kiện và các dụ ngôn bất hủ trong Cựu và Tân Ước để củng cố niềm tin và lòng hâm mộ. Đối với độc giả ngoài TCG, giá trị về sử học của sách còn được bao trùm bởi triết lý vĩnh cửu phù hợp mọi thời đại của nhân loại. Tác giả Bill O’Reilly phụ trách chương trình “The O’Reilly Factor” trên đài truyền hình; là bỉnh bút của một trang nhật báo lớn và là tác giả của vài sách bán chạy nhất. Matin Dugard là tác giả của vài sách về lịch sử bán chạy nhất và là cộng tác viên của tờ New York Times. Cả hai là tín đồ Công giáo xuất thân từ trường đạo.

Jésus Nazareth sinh tại Bethlehem ở xứ Judea, nơi vua David ra đời hàng ngàn năm trước đó. Thời đó có hai thành Bethlehem: một cách Jerusalem vài dặm, thưa dân cư; là nơi sinh của vua David; và một ở Galilée cách Nazareth bốn dặm, nơi có căn cứ trong Kinh Thánh. Tuổi của Jésus còn là đề tài gây tranh cãi. Ngài sinh khoảng từ thế kỷ 6-BC đến 5-BC và chết vào ngày thứ 14 thời Nisan trong lúc Pontius Pilate (người Roma) và Caiaphas (Jew) cai quản Judea (từ năm 26-37-AD).

Đại đế Julius Caesar 55 tuổi (được tung hô là Divus Julius = Julius Thượng đế) bị các nghị sĩ ám sát chết tại Roma hôm 15/3 năm 44-BC. Hôm đó ông định bãi bỏ cuộc họp nghị viện (có 900 nghị sĩ) vì tin theo ác mộng của Calpurnia, bà vợ 16 tuổi cưới hồi ông 40 tuổi. Decimus Brutus, một tướng lãnh thân cận từng đánh bại hạm đội Venetian trong trận Gallic và có chân trong phe đảo chánh, khuyên Caesar cứ họp đừng tin dị đoan.Cuộc họp này dự trù sẽ bầu Caesar làm đại đế trọn đời không thể trì hoãn vì sau cuộc họp hôm 18/3, Caesar phải thân hành đi viễn chinh nhiều tháng, có khi nhiều năm mới về. Trong số 60 nghĩ sĩ đối lập có Decimus Junius Brutus Albinus cựu tướng, Lucius Tillius Cimber nghiền rượu. Trong số các hung thủ có Casca Longus, Decimus Brutus và Marcus Brutus 41 tuổi mà lời đồn cho là con rơi của Caesar. Caesar chết do nhát dao cuối cùng của Marcus đâm vào háng đứt động mạch khiến Caesar qụy xuống từ tư thế đứng sau khi kêu lên sửng sốt “mày nữa hả con?!”. Ông là người có tham vọng cai trị lâu dài một đế quốc hàng ngàn năm nên đã lập lịch mới lấy tên mình và chia một tuần thành 8 ngày thay vì 7 ngày như lịch Do-thái. Ngày thứ 8 gọi là G. Ngày thứ 7 họ gọi là Saturn theo thứ tự các tinh tú của vũ trụ là mặt trời, trăng, hỏa tinh (mars), Mercury, Jupiter, Venus và Saturn. Người Jews gọi thứ 7 là Sabbath.

Sau khi Caesar chết, Marcus thua trận Philippi phải tự tử. Octavian và Marc Anthony tranh nhau ngôi báu. Marc Anthony bị Quintus Dellius làm phản nên thua trận Actium (Hy-lạp) năm 31-BC; phải tự tử chết trong vòng tay của Cleopatra. Cleopatra vì không muốn lọt vào tay Octavian nên cũng tự tử bằng độc dược ở tuổi 39. Sau đó, Octavian lên ngôi lấy vương hiệu là Caesar Augustus. Vào thời kỳ này, Jerusalem do giới tăng lữ cầm quyền nhưng không có quyền kết án tử hình. Có nhiều cuộc nổi loạn chống triều đình Roma; lớn nhất là vụ hồi thế kỷ 4-BC khi đó Jesus mới một tuổi.

Vua Herod 69 tuổi lai nửa Do-thái, nửa Ả-rập và bệnh hoạn; được người Roma đưa lên cầm quyền. Ông giết thai nhi và hài nhi bằng loại gươm giáo thịnh hành thời ấy (Tk 5-BC) gọi là “pugio” và “gladius”. Ông có 10 vợ; từng giết Mariamme, mẹ bà và hai con trai của ông là Alexandre và Aristobulis. Đại đế Caesar Augustus đã chả ví von thói hiếu sát của ông “thà là con heo của Herod còn hơn là con trai ông ta”! Thời ấy tuổi thọ trung bình của con người chỉ độ 40.

Herod nghe các du khách thượng lưu, tức “Magi” nói về Jesus trên đường đến Bethlehem để thờ phụng Ngài. Họ là các học sĩ nghiên cứu sách Tanakh (Cựu Ước), Torah (5 quyển đầu của Tanakh) và Talmud (viết 600 năm sau). Trong số khách viếng có Anna, nữ tiên tri duy nhất được đề cập trong sách của Luke, người tiên đoán Jésus sẽ giải phóng Jerusalem từ tay đế quốc Roma.

Khi Jésus lên 12 tuổi, ngài bị lạc trong đám hành hương hôm 22/2 năm 7-AD lúc giữa trưa. Cha mẹ ngài trên đường về Galilée phát giác kịp bèn quay lại Jerusalem để tìm. Jerusalem và vùng phụ cận thời đó được gọi là Judea, một phần của tỉnh Syria. Họ tìm được con trưa 23/3 trong đền Hewn Stone (xây trong 46 năm) thấy Jésus đang nói chuyện với các học sĩ. Khi bị mẹ trách móc, ngài đã đáp, giọng Galilée: “Mẹ không biết rằng con đang ở trong nhà Cha con sao?”. Trong câu nói này, Jésus đã “lộng ngôn” ám chỉ mình là con Thiên Chúa; theo luật Do-thái đáng lẽ phải lãnh án tử nhưng được miễn vì tuổi vị thành niên. Sau đó cả nhà trở về Nazareth. Theo Kinh Thánh, Jésus có 4 anh em ruột: James, Joseph, Judas và Simon và có cả chị em gái nữa nhưng không được nêu con số và tên gọi. GHCG cho rằng họ là anh chị em họ. Chính Thống giáo cho rằng họ là anh chị em cùng cha khác mẹ vì Joseph góa vợ trước khi chung sống với Mary. Các giáo phái Tin Lành khác thì cho họ là các anh chị em ruột của Jésus. Jésus thường phụ cha làm mộc 6 ngày một tuần. Cha Joseph mất năm Jésus 13 tuổi thời Herod Antipas làm vua Israel. Danh xưng “Israel” (nghĩa là “đất hứa”) là tên nguyên thủy thời ấy; được dùng lại kể từ 14/5/1948 khi LHQ cho tái lập quốc gia này.

Caesar Augustus phong cho Pontius Pilate, một cựu sĩ quan miền Trung Ý cai quản Judea. Pilate cùng vợ Claudia sống trong dinh với 3,000 quân sĩ. Pilate phải dùng Caiaphas người Do-thái (Jew) đã từng làm trưởng giáo hàng chục năm để cai quản việc thường vụ và đặc trách tôn giáo vụ. Caiaphas theo dõi John Baptist giảng đạo để tìm bắt ông. Jésus xuất hiện trên sông Jordan; đang cùng John giảng đạo thì có con bồ câu bay đến đậu trên vai (4 Thánh Thư đều nhắc đến con chim này: Matthew, Mark, Luke và John. Họ viết 70 năm sau khi Jésus qua đời; ở các độ tuổi theo thứ tự 70, 50, 59-63 và 50-85. John ghi nhận con chim đậu trước khi Jésus làm phép Rửa thay vì sau khi đó như ba người kia). Khi hay tin Herod Antipas bỏ vợ (con gái vua Aratas IV của xứ Nabatea) để lấy bà Herodias, vợ của anh em mình, John đã cực lực lên án và bị Herod bắt. Trong tù, John cũng được nghe biết về các hoạt động của Jésus như giúp người mù sáng mắt, người điếc được nghe, người chết sống lại...Qua năm sau trong một dạ tiệc, sau màn vũ của con gái bà vợ Herodias, Antipas lỡ hứa thưởng nó nên mẹ nó bảo nó xin Herod Antipas cái đầu của John đặt trong khay bạc. Theo sử gia Josephus, Antipas sau này mất vương quốc vì đã giết người vô tội này.

Sau khi Augustus và 2 con trai (con nuôi ? Germanicus 33 tuổi và con trai Drusus 34 tuổi bị vợ và người tình Sejanus Livilla đầu độc) qua đời, Tiberius Julius Caesar lên ngôi. Trong thời kỳ này, Jésus vào đền thánh trong một dịp lễ Passover (Vượt Qua); dùng roi bện dây thừng đánh đuổi bọn đổi tiền và con buôn đủ loại. Khi bị chất vấn về thẩm quyền, Jésus thách “hãy phá hủy đền thờ này rồi ta sẽ xây lại trong ba ngày”. Sự kiện này xảy ra lúc khởi đầu việc giảng đạo (John 2:14-22); nhưng theo Matthew (21:12-17), Mark (11:15) và Luke (19:45) thì lại xảy ra lúc cuối. Trong một đêm ở Jerusalem, Nicodemus (người Phasisee giàu có, thành viên hội đồng Sanhedrin) chận hỏi Jésus về Nước Trời, ngài đáp: “Thiên Chúa yêu thương trần gian nên sai con một xuống thế không để trừng phạt mà để cứu rỗi. Ai tin sẽ được sống đời đời”. Theo sử gia Josephus, có lẽ đây là Nicodemus ben Gurion của Tk 1-AD; còn theo sách Talmud, đó là Nakdinon ben Gurion phiên âm Hy ngữ mà ra.

Nổi tiếng sau khi chữa lành một trẻ bệnh sắp chết ở làng chài Capernaum, nay Jésus không ở Nazareth, cũng không làm thợ mộc nữa mà chỉ đi giảng đạo. Jésus tự nhận mình là Con Thiên Chúa cả ba lần nơi công chúng: một lần ở Jerusalem, một lần nói với Nicodemus và lần kia ở đền thờ Nazareth. Vào một buổi chiều mùa hè năm 27-AD ở Capernaum, Galilée; thấy Simon và anh em ông là Andrew không bắt được con cá nào suốt đêm qua đành vào bờ lo không có tiền đóng thuế, Jésus đến tìm họ và mời cùng ngài đi giảng đạo; không phải để bắt lưới cá mà để bắt lưới “người”. Hai anh em vâng lời lại đem thuyền ra khơi và bắt được nhiều cá đến nỗi rách cả lưới. Thấy vậy Simon quỳ lạy Jésus và theo ngài từ đó. Theo luật, lươn và catfish là 2 loại cá không sạch nên không bị thuế; các loại cá khác bị đánh thuế trước khi chở đi muối và phơi khô ở Magdala rồi đóng thúng xuất cảng khắp đế quốc Roma. Jésus đặt lại tên cho Simon là Peter (nghĩa là “đá”), môn đệ đầu tiên. Đến năm 28-AD, Jésus chiêu mộ được 12 người, trong đó có 4 dân chài là Peter, Andrew, James và John là những người hiểu tiếng Aramaic, Hy, Hebrew và chút ít Latin. Tất cả đến từ Galilée ngoại trừ Judas đến từ Carioth (Iscariot theo Hy ngữ) phụ trách thủ quỹ của nhóm. Lợi tức đến từ các mạnh thường quân hâm mộ và trả ơn; tuy chẳng bao nhiêu cũng đã bị Judas lấy dùng riêng nhiều lần (Luke 8:2-3). Jésus xem Judas là bạn và cả nhóm là môn đệ (“apostle” từ Hy ngữ “apostello” mà ra nghĩa là “gởi đến”) hoặc “disciple” (người theo phụ). Sau khi Jésus tử nạn, những người còn sống sót chỉ được gọi là “apostle” khi đi giảng đạo bên ngoài Judea.

Pilate và Herod Antipas theo dõi sát Jésus, tìm cớ để bắt ngài. Trong lúc đám đông có cả người Pharisees, Jésus giảng “tám mối phúc thật” (được truyền tụng là “bài giảng trên núi”) và dạy họ đọc kinh “Lạy Cha”. Khi trở về Capernaum, một sĩ quan Roma ở đây đã xin theo ngài. Ba tháng sau, một người Parisee tên Simon mời ngài đến nhà ông ta ở Magdala cách đó 4 dặm với mục đích gài bẫy cho ngài nói phạm luật. Tại đây, một gái điếm tên Mary Magdalena đến dùng dầu thơm và tóc để lau chân ngài và nhỏ những giọt nước mắt sám hối. Jésus trách chủ nhà đã không cho khách nước để uống và rửa chân; và nói với ông ta rằng “mọi tội của bà này đã được sạch” rồi quay sang bà mà nói “đức tin đã cứu ngươi; hãy ra về!”. Bà không được nhận làm môn đệ nhưng đã theo ngài đến cùng. Sự kiện này cho thấy Jésus có thẩm quyền tha tội. Được biết vào thời Chúa Jésus, nữ giới được tôn trọng và bình đẳng với nam giới; được chọn người phối ngẫu, ký giao kèo và bán tài sản. Do đó có nhiều tấm gương phụ nữ sáng chói: gái điếm Rehab giúp quân Israel đánh thắng trận Jericho, em gái Mariam giúp hai anh Moses và Aaron di dân Jews từ Ai-cập; và nhiều nữ anh hùng khác như Rachel, Sarah, Leah, Rebecca...

Phép lạ hóa nước thành rượu, người què được đi khiến dân chúng tìm kiếm Jésus khắp nơi. Người Pharisee xem việc chữa bệnh ngày Sabbath là phạm luật (Do-thái). Đã thế lại thêm tin Jésus hóa 5 bánh và 2 cá thành thức ăn đủ cho 5,000 dân hành hương tại vùng núi gần Bethsaida; dựng dậy một cô gái đã chết ở Capernaum; và các môn đệ kể rằng thấy Jésus đi bộ trên mặt nước biển Galilee giữa cơn bão sóng. Trong một dịp du hành hai ngày rời Galilée cùng các môn đệ đi Caesarea Philippi, Jésus cho họ biết Con Thiên Chúa sẽ bị giết và sẽ sống lại ba ngày sau. Trong khi các môn đệ đi Jerusalem dự lễ Tabernacles (Bánh Thánh), Jésus ở lại Galilée rao giảng “Ta là ánh sáng” rồi đi ngay Bethany để cứu sống một kẻ đã chết bốn ngày tên Lazarus.

Khi vị vua cuối của Israel là Zedekiad không nộp triều cống cho Nabuchadnaggar II, ông ta bị truất phế, móc mắt và đầy đi Babylon cùng toàn dân Jews làm nô lệ. Lợi dụng lỗ hổng quyền lực, các tăng lữ Pharisee từng được tôn kính suốt 6 thế kỷ mà đại diện là Caiaphas; nay vẽ thêm hàng trăm điều răn cấm vào 10 điều của Moses để nới rộng quyền hành. Họ lo sợ nếu để Jésus –năm nay 36 tuổi- lãnh đạo dân Do-thái và nổi loạn, quân Roma sẽ đến chiếm đóng Judea và lại đầy ải dân Israel như họ đã làm.

Pilate đến Jerusalem hôm chủ nhật 2/4 năm 30-AD để dự lễ Passover (Vượt Qua). Cũng ngày này, Jésus cùng các môn đệ trên đường đến đây dự lễ đã ghé tạm trú tại nhà của Lazarus và hai bà chị em ông là Mary và Martha. Sáng hôm sau thứ hai 3/4, họ tới đền thánh, nơi mà ba năm trước Jésus đã dùng roi đánh đuổi con buôn; nay Jésus lại giận dữ lật bàn đổi tiền và các sạp bán buôn, thả chim bồ câu ra khỏi chuồng; rồi phán “Nhà Ta là nơi cầu nguyện vậy mà các ngươi biến nó thành ổ trộm cướp”! Giữa lúc đó, nhiều người đa số là trẻ em thán phục và kêu lên “Hosana con vua David”! Sau đó, Jésus và các môn đệ trở về Bethany bình yên. Hôm sau từ nhà Lazarus, họ mới đến Jerusalem dự lễ. Tại đây khi bị trưởng giáo chận hỏi về Nước Trời, Jésus bảo đó là “nơi nhiều người được mời nhưng chỉ ít người được chọn”. Cũng tại đây hôm đó lần chót giảng đạo, khi bị gài bẫy bằng câu hỏi có nên đóng thuế cho Caesar không, Jésus kêu một người đưa cho ngài đồng tiền có chân dung Caesar mà bảo “hãy trả lại Caesar những gì của Caesar, trả Thiên Chúa những gì của Thiên Chúa”! Khi bị chất vấn về điều 1 của 613 điều răn Pharisee, Jésus lập lại “thứ nhất kính mến Thiên Chúa hết lòng hết tâm trí” rồi thêm “và yêu người như chính mình vậy”.

Sau đó, Jésus lên núi Olives và cho các môn đệ biết mình sẽ bị nộp và bị đóng đinh; trong khi Caiaphas lập kế bắt Jésus vào thứ tư hoặc thứ năm để kịp bố trí phiên tòa ban ngày sau lễ Passover (và nếu có án tử thì kịp thi hành sau một đêm theo luật). Vì nhiều người để râu như Jésus, họ nhờ Judas chỉ điểm để khỏi bắt lầm. Hôm 4/4, trong khi Jésus và 11 môn đệ còn trong nhà Lazarus, Judas lẩn đi Jerusalem; đến thẳng dinh Caiaphas ra giá “ông cho tôi cái gì để đánh đổi?” Caiaphas trả lời “30 đồng (bằng) bạc (# 120 Derarii = 4 tháng lương). Sau khi nhận tiền, Judas về Bethany; vừa đi vừa nghĩ cách viện lý do vắng mặt và tìm nơi giấu tiền. Judas không báo cho Caiaphas nơi trú ngụ nhà Lazarus; sợ dân hành hương can thiệp cứu Jésus.

Đến ngày lễ Passover, gia đình Caiaphas có sẵn đàn chiên nuôi trong đền để ăn thịt khỏi mua; còn gia đình Pilate chỉ xem bữa ăn lễ của bản xứ là một trong 3 bữa ăn thường nhật: ientaculum (điểm tâm), prandium (bữa trưa) và cana (bữa chiều). Jésus mừng lễ sớm hơn một ngày. Matthew, Mark và Luke có thống nhất đề cập về chi tiết này nhưng về món ăn vẫn còn gây tranh cãi; không rõ thịt chiên hay thịt trừu. Khi còn tại chức, ĐGH Benedict XVI đã giải quyết tranh cãi này như sau: Jésus dùng dương lịch (Dead Sea Scrolls) nên không ăn thịt chiên. Các học giả khác đoan quyết rằng khoa Syncoptics đặt lịch theo phương pháp Galilée (mà Jésus, môn đệ và dân Pharisee dùng); tính một ngày từ bình minh này đến bình minh kia. Trong khi đó, John (môn đệ trẻ nhất) dùng lịch theo phương pháp địa phương Judea mà dân Sadducees dùng; tính một ngày từ mặt trời lặn này đến mặt trời lặn kia.


Tại phòng ăn do mạnh thường quân thuê, Jésus dùng nước lau chân cho các môn đệ, một cử chỉ khiêm cung chỉ để các nô bộc hay nô lệ làm. Jésus biết rõ tánh ý từng người: Simon cuồng tín, mê chính trị. Peter bốc đồng. James và John ồn ào (Mark 3:16-17). Thomas gay cấn, căng thẳng, đa nghi và thường âu sầu ủ rũ. Andrew niềm nở. Philip hậm hực..vv… Trong bữa ăn cuối cùng này, Jésus tiết lộ “một trong các ngươi sẽ phản ta”. Thế là ai cũng nhao nhao lên “không phải tôi!”. Jésus nói thêm “một trong 12 các ngươi giá đừng sinh ra đời thì tốt hơn!”. Peter run rẩy nhắc John (ngồi cạnh Jésus) hỏi xem là ai. Chỉ đến khi Judas hỏi “phải tôi không?”, Jésus mới thầm thì nói nhỏ “phải, chính ngươi; định làm gì thì cứ làm mau đi!”. Vì ngồi xa và vì ồn ào nên những người kia không nghe; tưởng Judas đứng dậy đi lấy thêm thức ăn khi chộp lấy túi tiền và rời khỏi phòng ăn; đi báo cho Caiaphas!

Hàng ngàn quân lính Roma từ Caesarea đến tăng cường an ninh cho lễ Passover ở Jerusalem; trong đó có 12 người của đội hành quyết chia làm ba nhóm, mỗi nhóm 4 người gọi là “quaternion”; người thứ 4 gọi là “exactor mortis” chỉ huy nhóm. Nhóm này có nhiệm vụ ngày mai vì có 3 tử tù thụ án; trong đó có Barabas, kẻ cướp giết người khét tiếng. Hai người kia là đồng bọn. Nơi thụ án đóng đinh là đồi Calvaria- tiếng Aramaic gọi là Gulgalta (phiên âm Hy ngữ là Golgotha); tất cả đều nghĩa là “sọ người”! Tử tù sẽ bị đóng đinh vào thập tự giá bằng gỗ gọi là “patibulum”.

Lần chót cùng các môn đệ lên đồi Olives, Jésus cầu nguyện “xin cất chén đắng này; nhưng theo ý Cha”. Khi trở về vườn Gethsemane, Jésus thấy các môn đệ còn ngủ thì trách “sao các người không canh thức được lấy một giờ sao!” rồi đánh thức họ dậy trong lúc nhiều ánh đuốc đang tiến về từ phía thung lũng Kidron; dẫn đầu bởi Judas. Judas ra tín hiệu bằng cách ôm hôn Jésus vào má và lạnh lùng nói “chào Thầy!”. Jésus đáp “bạn hãy làm những gì bạn muốn”. Jésus hỏi đám lính “các ông tìm ai?”. Họ đáp “Jésus Nazareth”. Jésus đáp “chính là Ta đây!”. John chứng kiến thấy Peter rút gươm chém đứt tai của Malchus, đầy tớ của Caiaphas. Thấy thế, Jésus bảo Peter “hãy cất gươm vì ai dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Jésus bị bắt; đi cùng Judas và binh lính về dinh cựu trưởng giáo Annas giữa giao thừa lễ Passover; bỏ lại các môn đệ sợ hãi và lẩn tránh. Tại dinh Annas hôm thứ sáu 7/4 năm 30-AD, Jésus bị tra tấn đau nhưng vẫn khẳng khái hỏi Annas “nếu tôi nói sai, hãy cho biết sai điều gì; mà nếu tôi nói sự thật thì sao lại đánh tôi?”, “tôi nói công khai không bí mật sao lại hỏi tôi. Hãy hỏi những người đã nghe tôi nói”. Cuộc khảo cung này bất hợp pháp vì diễn ra ban đêm, tại nhà riêng và không luật sư bênh vực. Việc điệu Jésus đến hội đồng Sanhedrin xét xử cũng bất hợp pháp.

Annas là cha vợ của Caiaphas, dòng dõi Zadobite tăng lữ lâu đời từ thời vua David. Quân Pompey khi chiếm Jerusalem đã tàn sát các dòng họ tăng lữ khác trừ Zadobite. Herod đã tái cử dòng họ này làm trưởng giáo từ đó. Con của Annas sau bị dân Jews nghèo khổ nổi loạn giết chết giữa thành Jerusalem.

Khi hay tin Jésus bị bắt, nhiều người đến tụ tập trước cổng dinh. Hai môn đệ Peter và John can đảm đến đó nghe ngóng (John 18:15). Jésus không trả lời các câu tra vấn của Caiaphas như “ông có phải là Đấng Cứu Thế không? Có nói sẽ phá đền thờ và xây lại trong 3 ngày không?”. Cuối cùng, Jésus xác nhận mình là Con Thiên Chúa “như lời đã hỏi” và nhìn thẳng vào mắt Caiaphas mà bảo “ông sẽ thấy Con Người ngự bên phải Đấng Toàn Năng trên chốn Thiên đình”.

Jésus bị tuyên án tử về tội “lộng ngôn” xúc phạm. Tại tòa, chỉ có hai người dám bênh vực ngài là Nicodemus và Joseph ở Arimethea người Sadducee giàu có. Khoảng 7 giờ sáng, Jésus bị điệu ngang doanh trại lính gọi là “stratopedon”; cũng là lúc Caiaphas đến gặp Thống đốc Pilate, người có quyền ra án tử. Pilate từ chối giam giữ Jésus và truyền giao ngài cho Herod Antipas, người cai quản vùng lãnh thổ bao gồm Galilée. Antipas biết ý, gởi trả Jésus lại cho Pilate như một cử chỉ đề cao quyền lực của nhau vì họ từng là đối thủ chính trị đã lâu. Pilate bất đắc dĩ phải nhận xử vụ này và hỏi Jésus “phải ông là vua Do-thái?”. Jésus hỏi lại “đó là ý riêng của ông hay ai đã nói với ông như thế?”. Pilate hỏi “thế ông đã làm gì?”. Jésus trả lời “Vương quốc của tôi không thuộc cõi thế này; bằng không hầu cận tôi đã không để tôi bị bắt đem nộp ông. Vương quốc của tôi ở một cõi khác”. Pilate: -Thế ra ông từng là vua?”. Jésus: -Ông nói đúng. Tôi là vua vì đó là lý do tôi được sinh ra và vì vậy tôi xuống thế để khai sự thật. Mọi người bên phía sự thật đều nghe tôi”. Pilate: -sự thật gì?”. Jésus không trả lời.

Pilate biết rằng nổi loạn chống Roma mới là tội hình sự; còn giảng đạo thì không; nên lợi dụng dịp lễ để mị dân; đưa quyết định ân xá cho đám người bên ngoài pháp đình (mà ông tưởng là dân hành hương) quyết định. Ông hỏi họ: -Các người muốn ta thả vua dân Do-thái không? Đám tay chân của Caiaphas đồng thanh hô to: -Thả Barabas! Pilate biết Jésus vô tội nên xử theo “verberatio” (đánh) và tuyên bố “các ông giao cho tôi người đàn ông bị cáo buộc tội xúi giục nổi loạn. Cả Herod cũng trả người này cho ta là vậy. Như các ông thấy, người này không đáng tội chết; vì vậy ta chỉ phạt đánh rồi thả”. Sau đó, Jesus bị lột quần áo và lôi vào sân “praetorium”(sân dinh Tổng trấn). Khoảng từ 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều ngày 7/4 năm 30-AD ở thượng nguồn Jerusalem, Jésus bị trói vào cột; bị đánh bằng roi có gắn “plumbatae” (thỏi chì) thay vì gắn thỏi kim loại hay xương trừu; và cũng không đánh 39 roi theo luật “40 trừ 1” của Moses.

Sau hình phạt, Jésus bị dẫn về nhà tù và bị bọn lính tinh nghịch gắn “triều thiên” kết bằng gai và “trượng vua” bằng cành cây để làm trò chế giễu và phỉ nhổ. Pilate truyền dẫn Jésus lại tòa hồi 9 giờ sáng và nói với các tăng lữ: -“đây là vua các người!”; thế rồi họ đồng thanh hô “đem đi đóng đinh!”. Pilate: -“liệu ta đóng đinh vua các ngươi?”. Người dẫn đầu đám người ấy trả lời một cách nịnh bợ: -“không ai là vua ngoại trừ Caesar!”. Pilate cố hỏi họ để gỡ tội cho Jésus: -“ông ta phạm tội gì?”. Họ không trả lời mà chỉ hô to: -đóng định y! Pilate sai đem chậu nước đến; rửa tay và bảo “ta không dính máu người này; trách nhiệm ở nơi các người!”. Tuy thế, Pilate là người chịu trách nhiệm vì theo luật Roma, ông ta có quyền “ius gladii” (quyền cây gươm).

Thập tự giá bằng gỗ gọi là “patibulum” nặng chừng 50-70 pounds, dài không đầy 6 feet được xốc lên vai tội nhân để đem lên đồi Golgotha cách đó ½ dặm. Pilate đích thân viết bằng than vào bảng ghi tội danh đóng vào thánh giá “Jesus Nazareth: Vua Do-thái”. Caiaphas đòi đổi bảng khác nhưng Pilate không cho. Viên “exactor mortis” (đội trưởng) e tử tội chết trước khi đến pháp trường nên nhờ một tín đồ hành hương người Jews gốc Phi châu tên Simon ở Cyrene, Libya vác thay. Mark viết rằng người này là “cha của Alexandre và Rufus”- các tên gọi phổ thông thời tiền sử TCG -mà Paul đã gặp gỡ (Romans 16:13). Đến nơi, Jésus bị đè xuống và đóng đinh vào thánh giá khiến ngài rên la vì đau đớn. Bọn lính không định đóng một kệ đỡ dưới mông (để chịu sức nặng của tội nhân khi dựng thánh giá lên cao); cũng không đóng miếng đỡ dưới bàn chân tội nhân vì dự định cho tội nhân chết mau hơn trong ngày Sabbath thay vì để tội nhân chết lần mòn qua ngày khác như các trường hợp trước đó. Tại pháp trường có Mary, mẹ ngài và bà Mary Magdelene. Trong khi chờ tội nhân chết, bọn lính uống rượu chua. Khi nghe Jésus rên “tôi khát nước” thì một lính lấy giẻ thấm rượu đưa lên cho ngài nhấm. Nhấm xong, Jésus nói “mọi sự đã xong” rồi bất tỉnh và tắt thở ở tuổi 36. Viên “exactor mortis” dùng giáo đâm vào xác ngài ngay tim để máu trào ra; một lối chứng tử thời đó. Kinh Thánh không đề cập đến tên người đội trưởng này nhưng có sử liệu ghi là Longinus, người đã hối cải và nhập đạo.

Chiếc giáo gọi là “holy lance” rất linh thiêng. Nghe nói Adolf Hitler đã cầm nó. Sau thế chiến II, Tướng Mỹ George Patton đã lấy chiếc giáo này trả nó về cho dinh Hofburg ở Vienna, Áo quốc. Hiện nó là bảo vật của viện bảo tàng hoàng gia Áo. Các xứ Armenia, Antioch và Poland cũng tuyên bố có chiếc giáo này (?).

Và vì là dịp Sabbath, thay vì để xác tử tội chết rữa hay cho cầm thú rỉa thịt như mọi khi, lính Roma nhổ đinh khiêng xác ngài xuống; định đem chôn trong nghĩa địa dành cho phạm nhân hình sự; nhưng họ đã cho Joseph ở Arimathea và Nicodemus người Pharisee nhận xác đem chôn trong nghĩa địa tư của gia đình Joseph. Theo luật Do-thái, xác được xem xét 3 ngày sau khi chôn và cửa mồ được mở vào chủ nhật.

Caiaphas nhắc Pilate cho lính gác cửa mồ vì Jésus đã bảo sẽ sống lại sau 3 ngày; và cũng để canh chừng đám đệ tử ngài có thể đến trộm xác để chứng minh điều ấy. Ba ngày sau, tối hôm chủ nhật 9/4 năm 30-AD, bà Magdalene và một bà tên Mary (khác với Mary, mẹ ngài- một tên thông dụng thời ấy) đến viếng mộ và viếng cả cây thánh giá. Bà định tìm người nhờ lăn phiến đá cửa mộ nhưng lạ thay; đã thấy nó nằm hẳn sang một bên tự bao giờ! Xác Jésus cũng biến mất; chỉ còn vải liệm. Kinh Thánh viết rằng Jésus đã xuất hiện 12 lần trong 40 ngày sau khi sống lại; trước một người hoặc trước đám đông có lần lên đến 500 người tại một ngọn núi ở Galilée. Một phần tư thế kỷ sau đó, Paul có nhắc sự kiện này trong thư viết gởi Corinthans.

Sáu thế kỷ sau, hình tượng “thánh giá” mới trở thành biểu tượng của đức tin Thiên Chúa Giáo. Sau một thời gian trốn tránh, các môn đệ đã ra mặt đi truyền đạo khắp nơi. Năm 44-AD, cháu vua Herod là Herod Arrippa cai trị Judea lúc đó ra lệnh chém đầu James, vị thánh tử đạo đầu tiên. Herod cũng bắt giam Peter rồi thả không rõ nguyên do. Peter sau đi Rome truyền đạo rồi bị đóng đinh ngược đầu xuống đất khoảng năm 64-67-AD; chôn ở nơi nay là Vatican. Andrew truyền đạo ở Nga, Ukraine và Hy-lạp; bị đóng đinh ở Petra, Hy-lạp. Thomas bị đâm chết gần Madras, Ấn-độ. Bartholomeo truyền đạo ở Ai-cập, Arabia và Iran; bị chết chém ở Ấn-độ. Simon bị cưa đứt người làm hai ở Persia. Philip truyền đạo ở Turkey; bị giết rồi treo ngược ở Hierapolis. Matthew có lẽ bị giết ở Ethiopia. Các môn đệ khác có lẽ cũng cùng chung số phận ở các nơi khác. John bị người Roma bắt đày ra đảo Patmos ở Hy-lạp. Tại đó, ông viết Kinh Thánh đoạn chót của Tân Ước rồi mất vào năm 100-AD ở Ephasus, Turkey ở tuổi 94; môn đệ duy nhất không tử đạo.

Theo Matthew, Judas Iscariot tự tử chết (treo cổ trên cành cây) nhưng cũng có sử liệu ghi ông ta dùng cương ngựa tự bẻ cổ chết. Mary Magdelene có lẽ ở trong số đàn bà mà (đoạn Acts 1:14) đề cập; được ơn Chúa Thánh Linh tại Pentecost. Mary, mẹ của ngài không được đề cập về chung sự cho đến ngày 1/11/1950 hồi thế kỷ XX, khi GHCG tuyên cáo “Mẹ hồn xác lên trời”. ĐGH Pius XII ra sắc chỉ viết “Đức Mary đã hoàn tất sứ mệnh đầu đời; đã cả hồn lẫn xác lên trời vẻ vang”.

Về phần nhà cầm quyền thời đó, 6 năm sau vụ án, Pilate lại phải xử một vụ án tương tự mà bị cáo phạm tội truyền đạo là người Samarit ở vùng núi Gerizim. Pilate hồi đó cho lính đàn áp gây nhiều chết chóc nên bị triệu hồi về Roma. Sau khi vua Tiberius 77 tuổi chết, Pilate bị buộc tự sát. Có sử liệu ghi ông nhảy sông Rhone gần Vienne tự tử. Nay vẫn còn đài kỷ niệm có tên gọi là “Mộ Pilate”. Sử liệu khác ghi ông chết trong hồ nước gần Lausanna ở Thụy-sĩ; nay có tên “Mount Pilatus”. Có tin đồn ông và vợ Claudia sau nhập đạo rồi bị giết (?). Có thể vì thế mà hai GHCG Coptic và Ethiopia đã phong thánh tử đạo cho ông! Caligula 24 tuổi lên ngôi; làm vua 4 năm rồi bị ám sát chết. Claudius và Nero lần lượt nối ngôi sau đó. Bốn trăm năm sau, năm 476-AD, đế quốc Roma bị đánh bại bởi người Germanic nhưng dân Rome lại bỏ tà thần mà theo đạo Chúa. GHCG được Edict de Milan công nhận ở đây năm 313-AD. Theo thống kê 2013 của Gallup Poll, hiện nay có 2.2 tỷ người trên thế giới (77% tại Hoa Kỳ) là tín đồ theo chủ thuyết của giáo chủ Jésus: “Tình yêu thương, niềm hy vọng và sự thật”.

Caiaphas lắm kẻ thù nên bị mất chức. Không rõ cái chết của ông ta nhưng hồi 1990 có người tìm thấy chum chứa cốt ông ta ở Jerusalem. Chum cốt này hiện được trưng bày ở viện bảo tàng Israel. Herod Antipas bị Caligula đày đi Gaul; sau đoàn tụ với vợ Herodius ở Lugdunum; nay là Lyon, Pháp quốc. Dân Jews sau lại nổi lên chống Roma hồi năm 66-AD. Năm 70-AD, bốn đạo quân Roma đóng ở núi Olives đã chận không cho khoảng từ 600,000-1,000,000 tín đồ hành hương rời Jerusalem; giết vô số rồi bắt làm nô lệ số người sống sót. Đền thánh bị tiêu hủy vĩnh viễn cho đến nay. Vụ nổi dậy năm 132-AD có tên “Bar Kochba” khiến vua Hadrian phải trục xuất dân Jews đi Ai-cập, Bắc Phi và châu Âu; trong số đó có 600,000 bị giết. Năm 1948, quân Jordan đuổi giết dân Jews mới trở về cố quốc từ các nơi đó. Ngày 10/6/1967 trong trận chiến “Sáu Ngày”, quân Israel của Moshe Dayan đã chiếm lại được Jerusalem sau hơn 2,000 năm bị mất!

Quả đây là một tài liệu lịch sử mới nhất (xuất bản năm 2013); được cập nhật hóa để trở thành một quyển cẩm nang Triết học, Sử học và cẩm nang Kinh Thánh quý báu; giúp mọi người, nhất là độc giả Việt ngữ không phân biệt tín ngưỡng “ôn cố tri tân”: Đoạn “Tại dinh Annas hôm thứ sáu 7/4 năm 30-AD, Jésus bị tra tấn nhưng vẫn khẳng khái hỏi Annas “nếu tôi nói sai, hãy cho biết sai điều gì; mà nếu tôi nói sự thật thì sao lại đánh tôi?”, “tôi nói công khai không bí mật sao lại hỏi tôi. Hãy hỏi những người đã nghe tôi nói”. Cuộc khảo cung này bất hợp pháp vì diễn ra ban đêm, tại nhà riêng và không luật sư bênh vực; cả việc điệu Jésus đến hội đồng Sanhedrin xét xử cũng bất hợp pháp theo luật Do-thái” (trang 226) nghe quen quen tựa lời của một tội nhân khác; tuy tầm vóc nhỏ bé hơn và xứ sở xa xôi hơn, nhưng tội danh nào có khác chi: Nhạc sĩ Việt Khang Võ Minh Trí trong bài “Anh Là Ai?“. Tội nhân Việt Khang hỏi “Xin hỏi anh là ai; sao bắt tôi; tôi làm điều gì sai? Xin hỏi anh là ai; sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?....”. Từ đó mà biết chân tướng các “Annas, Caiaphas thời đại” -gian hùng, hiểm ác và láu cá gấp nhiều lần- ấy là ai. Hội đồng đảng ủy “Sanhedrin” ấy ở đâu. Cuộc khảo cung diễn ra nơi nào; ban ngày hay ban đêm, nơi công cộng hay trong bốn bức tường kín, có luật sư thật bênh vực không? Thống đốc “Pilate” nào; ngồi trong Đại Sứ Quán nào dính máu chùi tay? Điều đáng nhớ là Annas, Caiaphas và Pilate đã chết hẳn; đế quốc Roma đã sụp đổ vĩnh viễn nhưng Jésus đã sống lại cùng với triết thuyết nhân ái của ngài!

HÀ BẮC

(lược dịch “Killing Jesus, A History” của Bill O’Reilly & Martin Dugard; Henry Holt & Company LCC, Publisher since 1866, New York 2013)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.