Hôm nay,  

Những Người Thầy: Chuyện Thật Với Mong Ước Gặp Lại Những Người Ơn Cũ

18/11/201200:00:00(Xem: 10580)
Hôm nay đọc bài “Thầy Tôi” trên Báo, làm cho tôi chạnh nhớ lại mình cũng có một vị Thầy không phải dạy ở nhà trường, vì tôi chưa bao giờ được cắp sách đến trường tại VN hồi tuổi ấu thơ.

Tôi vốn sinh ra trong gia đình nghèo ở Quảng Trị, năm lên 8 tuổi tôi đã rời xa gia đình vào Huế ở giúp việc (gọi là ở đợ) cho gia đình ông Đỗ Trí, Trung úy Trưởng Ty An ninh ở Thành Nội Huế cho đến năm 1962.

Trong nhà có một cậu Gia sư tên là Phú, đến ở trọ dạy kèm để chờ ngày thi Tú tài. Châu là cô bé 11 tuổi con gái đầu lòng của ông bà Trí, nhỏ thua tôi ba tuổi.

Một bữa nọ, Châu không thuộc bài, tôi bồng đứa em nhỏ của Châu ngồi chơi trước thềm, tôi trả bài dùm cho Châu, cậu Phú nhìn ra thấy tôi và hỏi rằng “Hoa ơi, làm sao em thuộc bài?”- Thì em nghe Cậu giảng đêm hôm qua mà, thế là từ dạo ấy cậu Phú thương tình âm thầm đưa bài vở của Châu học cho tôi sao chép.

Để đáp lại công ơn cậu Phú, tôi giặt áo dùm, đôi lúc thấy bữa ăn còn lại ít quá, tôi nhường lại phần ăn của mình cho cậu ấy.

Ngày tháng trôi qua tôi không nhớ rõ là bao? Nhưng một ngày buồn lại đến!

Cậu nói là cậu đi nhập ngũ, chúc Hoa dùng chút vốn liếng chữ nghĩa ấy mà tiến lên với đời nhé. Cậu còn dặn là hãy đọc truyện nhiều là em biết chữ thôi! Rất tiếc ngày ấy tôi không xin địa chỉ Cậu, và hỏi quê quán Cậu ở đâu? Cậu dáng người cao, da ngâm, hơi rỗ một tí. Cậu ơi, hiện giờ Cậu ở đâu? Có còn sống không? hay đã bỏ mình ngoài chiến trận như bao Anh hùng khác? Cậu là bậc Thầy rất vĩ đại của em, Cậu có biết không?

Em mang theo hình bóng Cậu suốt cả cuộc đời mình. Khi Cậu đi rồi em cũng thôi ở nhà ông Trí, về quê học may. Năm 1966 quê em lại chiến tranh khói lửa. Ba em lúc ấy ở Tiểu Đoàn 22 Pháo Binh, nên gia đình em vào Tam Kỳ.


Ở đó, em gặp được người Thầy thứ hai là Chị Lý Thị Bích Thuỷ, quán may em ở gần trường đánh máy chữ. Không có hàng may, em thường đứng trước trường nhìn vào mà ước mơ... mình cũng được như họ.

Vài ngày như thế trôi qua, một hôm em đang mơ màng thì một bàn tay đặt nhẹ trên vai em, “Ê bồ, sao ngày nào cũng đứng nhìn vậy? Em mắc cở bỏ chạy, thì Chị Thuỷ níu lại hỏi cho rõ chuyện. Tủi thân, em oà khóc... Từ đó Thuỷ làm bạn, và trả tiền cho em đi học. Vài tháng sau em được Thuỷ xin cho đi làm Thơ Ký đánh máy cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại Chu Lai. Trước khi đi làm, Thuỷ dạy cho em, thuộc hết vần ABC và đếm từ One đến One hundred.

Năm 1968, Chị Thuỷ và Huyền (tức là Hoa, tên em hồi đó) mất liên lạc! Năm 2000 Huyền có vào Chu Lai và tìm được Chị Toàn, Chị cho địa chỉ Thuỷ ở Fort Lauderdale. Về lại Mỹ, Huyền hết sức vất vả mà cũng không tìm được! Với tâm nguyện của Huyền, ước mong một phép lạ, cho Huyền gặp được hai người Thầy mà Huyền đã mang theo hình bóng từ 40-50 năm nay.

Mỗi lần đi đâu đông người Việt, Huyền không quên hỏi tên của hai vị, nếu không gặp được hai vị trong những ngày còn lại cuối cuộc đời, Huyền vẫn mãi mang theo hình bóng hai vị Thầy khả ái đến kiếp hậu lai. Hiện tại, nếu còn thở Huyền vẫn còn hy vọng...

Ngoài ra, nhắn tin: Em Đỗ Thị Minh Châu, bây giờ em và gia đình ở đâu? Chị không biết tên của Mẹ em, chỉ biết tên và cấp bậc của Ba em mà thôi! Châu rất đẹp, ông bà Trí cũng rất đẹp và rất phúc hậu, người di cư 1954, đọc được câu chuyện nầy Ai có biết tin, xin cho Huyền tin để được liên lạc.

Tự truyện này cũng là lời nhắn tin rất tha thiết, mong được hồi âm.
Trương Thị Thu Huyền ( tức Hoa) -- 724.667.2345 (cell)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.